Nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái gia tăng
Ngày 23/9, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan một lần nữa cho rằng có xấp xỉ 50% nguy cơ kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái
Ngày 23/9, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Alan Greenspan, một lần nữa cho rằng có xấp xỉ 50% nguy cơ kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, việc đồng USD sụt giá đang tạo ra những thuận lợi và khó khăn nghiêm trọng cho buôn bán giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, ông trùm tài chính này cảnh báo, kinh tế nước này "đang hướng tới một thời kỳ phát triển chậm lại. Chiều hướng này có dẫn tới một thời kỳ suy thoái hay không là tùy thuộc vào những yếu tố mà ở thời điểm hiện nay không thể tiên liệu được”.
Sức ép về giá nhà đất
Nhưng, điều khẳng định được là nước Mỹ đang phải hứng chịu sức ép lớn về giá nhà đất. Trong năm 2007 giá các ngôi nhà xây sẵn ở Mỹ dự kiến giảm khoảng 1,7% và 2,2% đối với những ngôi nhà mới xây. Giá nhà càng sụt giảm thì càng hạn chế sự chi tiêu của người tiêu dùng, một động lực thúc đẩy chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.
Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 17/9, ông Greenspan, cho biết nguy cơ xảy ra suy thoái trong nền kinh tế Mỹ đang tăng lên và cảnh báo lạm phát có xu hướng tăng lên. Hồi đầu năm nay ông Greenspan từng dự đoán khả năng kinh tế Mỹ xảy ra suy thoái là hơn 30%, và cách đây ít hôm, ông tăng mức dự báo kinh tế Mỹ suy thoái lên, song vẫn duy trì ở mức dưới 50%.
Theo ông Greenspan, nếu giá nhà giảm nhẹ đồng thời ngành xây dựng ngừng xây mới sẽ giúp giải quyết "số nhà tồn đọng" và đưa nền kinh tế vào "tình trạng tốt". Ông khẳng định "nếu để mọi việc trở nên muộn mằn, nó sẽ phá hỏng mức cân đối trong thị trường địa ốc, thậm chí tác động tới mức chi tiêu của người tiêu dùng".
Trong bài trả lời phỏng vấn, hôm 23/9, ông Greenspan chỉ trích đảng Dân chủ, trong đó có nữ Thượng nghị sỹ Hillary Clinton, ứng cử viên tiềm tàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, về chiều hướng từ bỏ chính sách thúc đẩy toàn cầu hóa và cắt giảm thâm hụt ngân sách của cựu Tổng thống Bill Clinton, người được ông Greenspan mô tả là Tổng thống có các chính sách kinh tế và tài chính hiệu quả nhất trong số các chính quyền gần đây ở Mỹ.
Thời gian qua, ông Bernanke, người thay thế ông Greenspan trên cương vị Chủ tịch FED từ ngày 1/2/2006, đã phải hứng chịu chỉ trích từ nhiều tập đoàn tài chính phố Wall do đã phản ứng chậm chạp khi tình hình thị trường tín dụng địa ốc trở nên căng thẳng trong tháng 8.
Nhiều nhà phân tích đã cáo buộc quyết định của FED hạ mức tỷ lệ lãi suất dưới 1% trong thập kỷ qua và giữ tỷ lệ này trong giai đoạn giá địa ốc tăng vọt vừa qua đã đẩy nền kinh tế Mỹ vào nguy cơ suy thoái.
Hai mặt của việc USD giảm giá
Để kích thích nền kinh tế đang khó khăn, FED tuần trước đã hạ lãi suất chủ chốt từ 5,25% xuống 4,75% và FED báo hiệu rằng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Động thái trên của FED kéo theo sự sụt giá mạnh của đồng USD so với đồng Euro, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nghiêm trọng cho buôn bán giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Ngày 21/9 vừa qua, lần đầu tiên đồng Euro đã lên giá mức kỷ lục với tỷ lệ 1 Euro tương đương 1,41 USD. Theo đó, các nhà xuất khẩu châu Âu đã phải chịu áp lực khá mạnh, khi đồng tiền của họ tăng giá, gây bất lợi cho xuất khẩu; hàng hoá của họ sẽ trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng ở nước ngoài. Bộ trưởng Kinh tế Đức tuần trước đã cảnh báo: “Nếu đồng USD tiếp tục giảm giá, thì nó sẽ phủ bóng đen lên triển vọng xuất khẩu của chúng ta”.
Mới đây, một lãnh đạo cao cấp của Airbus, hãng sản xuất máy bay lớn nhất châu Âu, cảnh báo hãng này có thể sẽ phải cắt giảm nhân công nếu đồng Euro tiếp tục duy trì mức giá cao so với đồng USD. Ngoài ra, Airbus sẽ phải nhập khẩu thêm hàng hoá, linh kiện từ khu vực sử dụng đồng USD để giảm bớt chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc đồng USD sụt giá cũng mang lại những lợi ích cho châu Âu, khi đồng tiền này tăng sức hấp dẫn. Đáng chú ý là giá nhập khẩu dầu mỏ của châu Âu sẽ rẻ hơn, vì giao dịch dầu thô được tính bằng USD.
Đồng Euro mạnh còn tạo điều kiện cho các tập đoàn châu Âu mua tài sản ở nước ngoài với giá rẻ hơn. Đồng thời, một số ngành sản xuất lệ thuộc vào nhập khẩu và người tiêu dùng châu Âu sẽ được lợi, mua các mặt hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn.
Đối với Mỹ, việc đồng USD yếu cũng tạo lợi thế cho xuất khẩu. Nhưng, các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Điều đó góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, nhưng lại làm tăng sức ép lạm phát.
Trong khi đó, việc đồng USD sụt giá đang tạo ra những thuận lợi và khó khăn nghiêm trọng cho buôn bán giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, ông trùm tài chính này cảnh báo, kinh tế nước này "đang hướng tới một thời kỳ phát triển chậm lại. Chiều hướng này có dẫn tới một thời kỳ suy thoái hay không là tùy thuộc vào những yếu tố mà ở thời điểm hiện nay không thể tiên liệu được”.
Sức ép về giá nhà đất
Nhưng, điều khẳng định được là nước Mỹ đang phải hứng chịu sức ép lớn về giá nhà đất. Trong năm 2007 giá các ngôi nhà xây sẵn ở Mỹ dự kiến giảm khoảng 1,7% và 2,2% đối với những ngôi nhà mới xây. Giá nhà càng sụt giảm thì càng hạn chế sự chi tiêu của người tiêu dùng, một động lực thúc đẩy chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.
Trước đó, phát biểu với báo giới ngày 17/9, ông Greenspan, cho biết nguy cơ xảy ra suy thoái trong nền kinh tế Mỹ đang tăng lên và cảnh báo lạm phát có xu hướng tăng lên. Hồi đầu năm nay ông Greenspan từng dự đoán khả năng kinh tế Mỹ xảy ra suy thoái là hơn 30%, và cách đây ít hôm, ông tăng mức dự báo kinh tế Mỹ suy thoái lên, song vẫn duy trì ở mức dưới 50%.
Theo ông Greenspan, nếu giá nhà giảm nhẹ đồng thời ngành xây dựng ngừng xây mới sẽ giúp giải quyết "số nhà tồn đọng" và đưa nền kinh tế vào "tình trạng tốt". Ông khẳng định "nếu để mọi việc trở nên muộn mằn, nó sẽ phá hỏng mức cân đối trong thị trường địa ốc, thậm chí tác động tới mức chi tiêu của người tiêu dùng".
Trong bài trả lời phỏng vấn, hôm 23/9, ông Greenspan chỉ trích đảng Dân chủ, trong đó có nữ Thượng nghị sỹ Hillary Clinton, ứng cử viên tiềm tàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, về chiều hướng từ bỏ chính sách thúc đẩy toàn cầu hóa và cắt giảm thâm hụt ngân sách của cựu Tổng thống Bill Clinton, người được ông Greenspan mô tả là Tổng thống có các chính sách kinh tế và tài chính hiệu quả nhất trong số các chính quyền gần đây ở Mỹ.
Thời gian qua, ông Bernanke, người thay thế ông Greenspan trên cương vị Chủ tịch FED từ ngày 1/2/2006, đã phải hứng chịu chỉ trích từ nhiều tập đoàn tài chính phố Wall do đã phản ứng chậm chạp khi tình hình thị trường tín dụng địa ốc trở nên căng thẳng trong tháng 8.
Nhiều nhà phân tích đã cáo buộc quyết định của FED hạ mức tỷ lệ lãi suất dưới 1% trong thập kỷ qua và giữ tỷ lệ này trong giai đoạn giá địa ốc tăng vọt vừa qua đã đẩy nền kinh tế Mỹ vào nguy cơ suy thoái.
Hai mặt của việc USD giảm giá
Để kích thích nền kinh tế đang khó khăn, FED tuần trước đã hạ lãi suất chủ chốt từ 5,25% xuống 4,75% và FED báo hiệu rằng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Động thái trên của FED kéo theo sự sụt giá mạnh của đồng USD so với đồng Euro, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nghiêm trọng cho buôn bán giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Ngày 21/9 vừa qua, lần đầu tiên đồng Euro đã lên giá mức kỷ lục với tỷ lệ 1 Euro tương đương 1,41 USD. Theo đó, các nhà xuất khẩu châu Âu đã phải chịu áp lực khá mạnh, khi đồng tiền của họ tăng giá, gây bất lợi cho xuất khẩu; hàng hoá của họ sẽ trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng ở nước ngoài. Bộ trưởng Kinh tế Đức tuần trước đã cảnh báo: “Nếu đồng USD tiếp tục giảm giá, thì nó sẽ phủ bóng đen lên triển vọng xuất khẩu của chúng ta”.
Mới đây, một lãnh đạo cao cấp của Airbus, hãng sản xuất máy bay lớn nhất châu Âu, cảnh báo hãng này có thể sẽ phải cắt giảm nhân công nếu đồng Euro tiếp tục duy trì mức giá cao so với đồng USD. Ngoài ra, Airbus sẽ phải nhập khẩu thêm hàng hoá, linh kiện từ khu vực sử dụng đồng USD để giảm bớt chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc đồng USD sụt giá cũng mang lại những lợi ích cho châu Âu, khi đồng tiền này tăng sức hấp dẫn. Đáng chú ý là giá nhập khẩu dầu mỏ của châu Âu sẽ rẻ hơn, vì giao dịch dầu thô được tính bằng USD.
Đồng Euro mạnh còn tạo điều kiện cho các tập đoàn châu Âu mua tài sản ở nước ngoài với giá rẻ hơn. Đồng thời, một số ngành sản xuất lệ thuộc vào nhập khẩu và người tiêu dùng châu Âu sẽ được lợi, mua các mặt hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn.
Đối với Mỹ, việc đồng USD yếu cũng tạo lợi thế cho xuất khẩu. Nhưng, các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Điều đó góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, nhưng lại làm tăng sức ép lạm phát.