Nguy cơ thêm vụ mía “đắng”
Bước vào vụ thu hoạch chưa lâu mà mọi khó khăn đang vây bủa người trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long
Bước vào vụ thu hoạch chưa lâu mà mọi khó khăn đang vây bủa người trồng mía ở ĐBSCL. Trong khi đường tồn kho tại các nhà máy ở mức cao thì nông dân trồng mía phải chịu thêm nhiều áp lực, chi phí đầu tư sản xuất lớn nhưng giá mua mía lại thấp cộng thêm nước lũ thượng nguồn đang đổ về.
Suốt nhiều ngày qua khu vực ĐBSCL chìm trong mưa to, gió lớn. Theo dự báo, lũ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang lên nhanh và sẽ cao hơn 2012.
Sản xuất càng nhiều...
Mấy năm qua, sản xuất của ngành mía đường trong nước năm sau cao hơn năm trước, trong khi đầu ra chưa ổn định đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp lẫn nông dân trồng mía.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự kiến, niên vụ mía đường 2013-2014, cả nước sẽ sản xuất được 1,6 triệu tấn đường. Tồn kho đầu vụ là 372.580 tấn, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 73.500 tấn. Tổng nguồn cung đường trong năm sẽ là 2,046 triệu tấn. Ước tiêu thụ khoảng 1,4 -1,5 triệu tấn, sau khi cân đối cung cầu sẽ còn thừa 500.000-600.000 tấn, chưa kể đường nhập lậu trên thị trường.
ĐBSCL đã vào vụ ép mới hơn tháng nay nhưng giá mía vẫn không cải thiện so với cuối vụ trước. Tại tỉnh Hậu Giang, thương lái mua mía tại rẫy của nông dân huyện Phụng Hiệp từ 700-840 đồng/kg (tùy theo giống). Với giá này bà con khó có lãi vì theo tính toán, riêng chi phí thuê nhân công ở các công đoạn thu hoạch như: đốn, vác, cân mía... đang ở mức từ 140.000-180.000 đồng/tấn, cộng tiền giống, phân, thuốc trừ sâu, chưa tính tiền thuê nhân công chăm sóc, chi phí đầu tư đã bằng, thậm chí còn cao hơn giá mua mía của thương lái.
Cùng với áp lực nước lũ và để có đất trống sạ lại vụ lúa tiếp nên không ít hộ “cắn răng” bán mía giá thấp, cho dù lợi nhuận không đáng kể. Bà con cho biết, vụ mía năm nay giống như “đem tiền cũ đổi tiền mới!”.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, hiện nay thương lái thu mua bình quân từ 80-90ha mía/ngày, với tiến độ này khả năng phải đến đầu tháng 12/2013 mới tiêu thụ hết diện tích mía của huyện. Như vậy, có khoảng 1.500ha ở những vùng thấp, trũng sẽ bị nước lũ đe dọa và gây thiệt hại.
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, năm nay được dự báo có lũ lớn nên các địa phương có diện tích trồng mía ở những vùng thấp, trũng cần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Mía đường Việt Nam có kế hoạch chỉ đạo các nhà máy đường đẩy nhanh tiến độ thu mua và kêu gọi các nhà máy đường ngoài tỉnh chi viện khi có lũ lớn về nhằm giảm thiệt hại cho bà con.
Áp lực đầu ra càng lớn
Theo VSSA, tính đến 27/9/2013, cả nước ép được 185.592 tấn mía, sản xuất được 12.606 tấn đường. Tồn kho đến 27/9/2013 tại các nhà máy đường là 187.687 tấn, tại các công ty thương mại thuộc hiệp hội là 9.111 tấn.
Tồn kho đường chủ yếu là đường tinh luyện (144.044 tấn), hiện giá đường kính trắng (RS) và đường tinh luyện (RE) chênh lệch không nhiều. Giá mía chuẩn 10 CCS tại ruộng (sau khi chất xuống phương tiện) tại vùng mía Phụng Hiệp là 850 đồng/kg. Mức tăng/giảm mỗi 0,1 CCS là 7 đồng/kg.
Năm nay, những khó khăn của ngành mía đường vẫn như các vụ trước, đó là đường nhập lậu tràn lan, gian lận thương mại không ngăn chặn được. Tiêu thụ kém, tồn kho cao, giá đường thấp, không giữ được giá mía cho nông dân.
Đường tinh luyện RE tiêu thụ chậm trong khi vụ ép mới 2013/2014 đã bắt đầu. Giá đường RE tiêu thụ hiện nay rất thấp 14.500 đồng-15.000 đồng/kg sẽ khiến giá đường RS vụ mới 2013/2014 cũng bị hạ thấp. Đây là điều đáng lo ngại, có thể sẽ tác động mạnh đến giá mía và doanh nghiệp không giữ được giá mua cao như vụ vừa qua.
Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ đường, đặc biệt là đường tinh luyện, ngày 28/9/2013, VSSA đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cho xuất khẩu đường RE.
Theo đó, đề nghị Bộ quan tâm và có ý kiến để Bộ Công Thương giải quyết sớm việc cấp phép xuất khẩu đường RE tồn kho lớn của niên vụ 2012/2013 trong khi vụ mùa 2013/2014 đã bắt đầu.
Đối với vụ mía 2013/2014, giải pháp trước mắt là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch không hạn chế chủng loại, số lượng sẽ căn cứ vào dự báo lượng đường dư thừa. Bên cạnh đó là chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Tại địa phương, thời gian qua lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Phụng Hiệp đã có nhiều cuộc họp với VSSA, các nhà máy đường trong tỉnh để tìm giải pháp tháo gỡ trước mắt. Tuy nhiên, tình hình thu hoạch mía của người dân chưa cải thiện, trong khi nước lũ đang lên, nguy cơ người trồng mía trắng tay do mía chết vì lũ có khả năng tiếp diễn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Suốt nhiều ngày qua khu vực ĐBSCL chìm trong mưa to, gió lớn. Theo dự báo, lũ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang lên nhanh và sẽ cao hơn 2012.
Sản xuất càng nhiều...
Mấy năm qua, sản xuất của ngành mía đường trong nước năm sau cao hơn năm trước, trong khi đầu ra chưa ổn định đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp lẫn nông dân trồng mía.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự kiến, niên vụ mía đường 2013-2014, cả nước sẽ sản xuất được 1,6 triệu tấn đường. Tồn kho đầu vụ là 372.580 tấn, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 73.500 tấn. Tổng nguồn cung đường trong năm sẽ là 2,046 triệu tấn. Ước tiêu thụ khoảng 1,4 -1,5 triệu tấn, sau khi cân đối cung cầu sẽ còn thừa 500.000-600.000 tấn, chưa kể đường nhập lậu trên thị trường.
ĐBSCL đã vào vụ ép mới hơn tháng nay nhưng giá mía vẫn không cải thiện so với cuối vụ trước. Tại tỉnh Hậu Giang, thương lái mua mía tại rẫy của nông dân huyện Phụng Hiệp từ 700-840 đồng/kg (tùy theo giống). Với giá này bà con khó có lãi vì theo tính toán, riêng chi phí thuê nhân công ở các công đoạn thu hoạch như: đốn, vác, cân mía... đang ở mức từ 140.000-180.000 đồng/tấn, cộng tiền giống, phân, thuốc trừ sâu, chưa tính tiền thuê nhân công chăm sóc, chi phí đầu tư đã bằng, thậm chí còn cao hơn giá mua mía của thương lái.
Cùng với áp lực nước lũ và để có đất trống sạ lại vụ lúa tiếp nên không ít hộ “cắn răng” bán mía giá thấp, cho dù lợi nhuận không đáng kể. Bà con cho biết, vụ mía năm nay giống như “đem tiền cũ đổi tiền mới!”.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, hiện nay thương lái thu mua bình quân từ 80-90ha mía/ngày, với tiến độ này khả năng phải đến đầu tháng 12/2013 mới tiêu thụ hết diện tích mía của huyện. Như vậy, có khoảng 1.500ha ở những vùng thấp, trũng sẽ bị nước lũ đe dọa và gây thiệt hại.
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, năm nay được dự báo có lũ lớn nên các địa phương có diện tích trồng mía ở những vùng thấp, trũng cần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Mía đường Việt Nam có kế hoạch chỉ đạo các nhà máy đường đẩy nhanh tiến độ thu mua và kêu gọi các nhà máy đường ngoài tỉnh chi viện khi có lũ lớn về nhằm giảm thiệt hại cho bà con.
Áp lực đầu ra càng lớn
Theo VSSA, tính đến 27/9/2013, cả nước ép được 185.592 tấn mía, sản xuất được 12.606 tấn đường. Tồn kho đến 27/9/2013 tại các nhà máy đường là 187.687 tấn, tại các công ty thương mại thuộc hiệp hội là 9.111 tấn.
Tồn kho đường chủ yếu là đường tinh luyện (144.044 tấn), hiện giá đường kính trắng (RS) và đường tinh luyện (RE) chênh lệch không nhiều. Giá mía chuẩn 10 CCS tại ruộng (sau khi chất xuống phương tiện) tại vùng mía Phụng Hiệp là 850 đồng/kg. Mức tăng/giảm mỗi 0,1 CCS là 7 đồng/kg.
Năm nay, những khó khăn của ngành mía đường vẫn như các vụ trước, đó là đường nhập lậu tràn lan, gian lận thương mại không ngăn chặn được. Tiêu thụ kém, tồn kho cao, giá đường thấp, không giữ được giá mía cho nông dân.
Đường tinh luyện RE tiêu thụ chậm trong khi vụ ép mới 2013/2014 đã bắt đầu. Giá đường RE tiêu thụ hiện nay rất thấp 14.500 đồng-15.000 đồng/kg sẽ khiến giá đường RS vụ mới 2013/2014 cũng bị hạ thấp. Đây là điều đáng lo ngại, có thể sẽ tác động mạnh đến giá mía và doanh nghiệp không giữ được giá mua cao như vụ vừa qua.
Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ đường, đặc biệt là đường tinh luyện, ngày 28/9/2013, VSSA đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cho xuất khẩu đường RE.
Theo đó, đề nghị Bộ quan tâm và có ý kiến để Bộ Công Thương giải quyết sớm việc cấp phép xuất khẩu đường RE tồn kho lớn của niên vụ 2012/2013 trong khi vụ mùa 2013/2014 đã bắt đầu.
Đối với vụ mía 2013/2014, giải pháp trước mắt là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch không hạn chế chủng loại, số lượng sẽ căn cứ vào dự báo lượng đường dư thừa. Bên cạnh đó là chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Tại địa phương, thời gian qua lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Phụng Hiệp đã có nhiều cuộc họp với VSSA, các nhà máy đường trong tỉnh để tìm giải pháp tháo gỡ trước mắt. Tuy nhiên, tình hình thu hoạch mía của người dân chưa cải thiện, trong khi nước lũ đang lên, nguy cơ người trồng mía trắng tay do mía chết vì lũ có khả năng tiếp diễn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)