Nguyên liệu mía đường ngày càng khan hiếm
Hơn một nửa số nhà máy đường trên cả nước phải kết thúc sản xuất sớm trước niên vụ do thiếu nguyên liệu
Từ cuối tháng 3/2009 đến nay, liên tục 6 nhà máy đường ở đồng bằng sông Cửu Long “tăng tốc” thu mua nguyên liệu, đã đẩy giá mía lên kỷ lục mới 620-670 đồng/kg (mía chữ đường 10 CCS) thu mua tại nhà máy.
Thậm chí, có nhà máy đường tư nhân trong khu vực còn nâng giá thu mua mía xô lên 730 đồng/kg.
TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, từ giữa tháng 3 trở lại đây, đã có hơn 20 trong tổng số 40 nhà máy đường trên cả nước phải kết thúc sản xuất trước thời hạn niên vụ, nguyên nhân do hết nguyên liệu. Thông thường, niên vụ sản xuất mía thường kết thúc vào đầu tháng 5, nhưng năm nay vụ sản xuất mía sẽ kết thúc sớm hơn khoảng nửa tháng.
Giá mía nguyên liệu cao kỷ lục
Niên vụ 2007-2008, giá thu mua mía nguyên liệu của các nhà máy chỉ khoảng 350-400 đồng/kg. Niên vụ 2008-2009, Hiệp hội Mía đường khuyến cáo các nhà máy phải thu mua mía cho nông dân với giá thấp nhất 470-500 đồng/kg.
Đến thời điểm hiện tại, vùng mía nguyên liệu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang vào cuối vụ thu hoạch, giá mía nguyên liệu liên tục tăng cao chưa từng thấy, gấp gần hai lần so với niên vụ trước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tới 10 nhà máy đường công suất lớn (từ 1.000-2.500 tấn/ngày) và nhiều nhà máy đang tiếp tục đầu tư nâng công suất. Trong khi đó sản lượng mía toàn vùng chỉ còn chưa tới nửa triệu tấn. Bởi vậy, để có đủ nguyên liệu, các nhà máy đã cạnh tranh nhau trong khâu thu mua, đẩy giá mía lên cao.
Hiện tại, sản lượng mía chỉ còn tập trung nhiều tại một số địa phương: tỉnh Trà Vinh còn 1.000 ha, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) còn khoảng 3.000 ha và một phần diện tích mía còn lại ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường, cả nước với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất ép 12,3 triệu tấn mía, kế hoạch sản lượng đường niên vụ 2008-2009 là 1,275 triệu tấn. Thực tế, sản lượng mía năm nay chỉ đạt chưa tới 10 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với vụ trước.
Bởi do thiếu mía nguyên liệu, dự kiến sản lượng đường công nghiệp đạt 951.000 tấn, giảm 198.000 tấn so với kế hoạch. Từ nay đến giữa tháng 4/2009, các nhà máy đường sẽ kết thúc niên vụ sản xuất.
Vào tháng 7/2008, các nhà nghiên cứu thị trường đường thế giới đã dự báo tổng sản lượng đường niên vụ 2008/2009 toàn cầu vào khoảng 167 triệu tấn. Nhưng đến nay, tổng sản lượng đường chỉ đạt 160,9 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn. Theo một số dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt 3,8 triệu tấn đường trong niên vụ 2008/2009.
Giá bán xuất xưởng của các nhà máy đường trong nước đã tăng lên 1.500-1.800 đồng so với cùng thời điểm này năm 2008, hiện phổ biến ở mức 9.000 đồng/kg. Tuy giá mía nguyên liệu cao, nhưng nhờ mía cuối vụ chữ đường cao, bình quân đạt 10-12 CCS, nên các nhà máy đường đều có lãi.
Nông dân vẫn bị ép giá
So với vụ trước, giá mía đã tăng gần gấp đôi, trong khi giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp khác lại xuống, như vậy đời sống nông dân trồng mía đã “dễ thở” hơn.
Theo tính toán, năng suất bình quân 55-60 tấn mía/ha, với giá bán 600 đồng/kg, người trồng mía sau khi trừ chi phí sẽ có lãi khoảng 15-20 triệu đồng/ha. Thế nhưng hầu hết nông dân trồng mía đều than phiền rằng họ đã bán hết mía cho thương lái theo giá đặt cọc trước đó nên phần lãi do bán giá cao đã rơi vào túi thương lái.
Tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, các “bầu sô” nhân công chặt mía đã cấu kết với thương lái ép nông dân bán mía với giá thấp hơn giá thu mua của các nhà máy đường từ 30% trở lên. Nếu ai không chịu bán mía cho thương lái thì nhân công chặt mía không đến ruộng, mía bị bỏ khô.
Ngày 2/4, Hiệp hội Mía đường nhận được kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, cho biết, các địa phương này đang thiếu nhân công thu hoạch mía. Hiện bà con nông dân tăng giá đốn mía lên 100.000đồng/ngày đối với nam, 80.000đồng/ngày đối với nữ, nhưng vẫn không có người làm. Sau khi mua mía giá rẻ, thương lái tổ chức thu hoạch mang đến các nhà máy sản xuất đường bán với giá mà nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân.
Nông dân và các nhà máy đường chưa bắt tay bền chặt. Tới nay hầu hết các nhà máy đường vẫn chưa có phương án đầu tư thoả đáng xây dựng vùng trồng mía nguyên liệu. Mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân vẫn thường xuyên xảy ra “sự cố”: nhà máy cho rằng nông dân vi phạm hợp đồng, nông dân “kêu” nhà máy đánh chữ đường thấp... Thường xuyên xảy ra hiện tượng nhà máy không mua hết mía cho nông dân, rồi lại dẫn đến tranh mua khi sản xuất vào giai đoạn cao điểm, khiến ngành mía - đường vẫn còn “xoay tít” trong vòng luẩn quẩn.
Thậm chí, có nhà máy đường tư nhân trong khu vực còn nâng giá thu mua mía xô lên 730 đồng/kg.
TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, từ giữa tháng 3 trở lại đây, đã có hơn 20 trong tổng số 40 nhà máy đường trên cả nước phải kết thúc sản xuất trước thời hạn niên vụ, nguyên nhân do hết nguyên liệu. Thông thường, niên vụ sản xuất mía thường kết thúc vào đầu tháng 5, nhưng năm nay vụ sản xuất mía sẽ kết thúc sớm hơn khoảng nửa tháng.
Giá mía nguyên liệu cao kỷ lục
Niên vụ 2007-2008, giá thu mua mía nguyên liệu của các nhà máy chỉ khoảng 350-400 đồng/kg. Niên vụ 2008-2009, Hiệp hội Mía đường khuyến cáo các nhà máy phải thu mua mía cho nông dân với giá thấp nhất 470-500 đồng/kg.
Đến thời điểm hiện tại, vùng mía nguyên liệu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang vào cuối vụ thu hoạch, giá mía nguyên liệu liên tục tăng cao chưa từng thấy, gấp gần hai lần so với niên vụ trước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tới 10 nhà máy đường công suất lớn (từ 1.000-2.500 tấn/ngày) và nhiều nhà máy đang tiếp tục đầu tư nâng công suất. Trong khi đó sản lượng mía toàn vùng chỉ còn chưa tới nửa triệu tấn. Bởi vậy, để có đủ nguyên liệu, các nhà máy đã cạnh tranh nhau trong khâu thu mua, đẩy giá mía lên cao.
Hiện tại, sản lượng mía chỉ còn tập trung nhiều tại một số địa phương: tỉnh Trà Vinh còn 1.000 ha, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) còn khoảng 3.000 ha và một phần diện tích mía còn lại ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường, cả nước với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất ép 12,3 triệu tấn mía, kế hoạch sản lượng đường niên vụ 2008-2009 là 1,275 triệu tấn. Thực tế, sản lượng mía năm nay chỉ đạt chưa tới 10 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với vụ trước.
Bởi do thiếu mía nguyên liệu, dự kiến sản lượng đường công nghiệp đạt 951.000 tấn, giảm 198.000 tấn so với kế hoạch. Từ nay đến giữa tháng 4/2009, các nhà máy đường sẽ kết thúc niên vụ sản xuất.
Vào tháng 7/2008, các nhà nghiên cứu thị trường đường thế giới đã dự báo tổng sản lượng đường niên vụ 2008/2009 toàn cầu vào khoảng 167 triệu tấn. Nhưng đến nay, tổng sản lượng đường chỉ đạt 160,9 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn. Theo một số dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt 3,8 triệu tấn đường trong niên vụ 2008/2009.
Giá bán xuất xưởng của các nhà máy đường trong nước đã tăng lên 1.500-1.800 đồng so với cùng thời điểm này năm 2008, hiện phổ biến ở mức 9.000 đồng/kg. Tuy giá mía nguyên liệu cao, nhưng nhờ mía cuối vụ chữ đường cao, bình quân đạt 10-12 CCS, nên các nhà máy đường đều có lãi.
Nông dân vẫn bị ép giá
So với vụ trước, giá mía đã tăng gần gấp đôi, trong khi giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp khác lại xuống, như vậy đời sống nông dân trồng mía đã “dễ thở” hơn.
Theo tính toán, năng suất bình quân 55-60 tấn mía/ha, với giá bán 600 đồng/kg, người trồng mía sau khi trừ chi phí sẽ có lãi khoảng 15-20 triệu đồng/ha. Thế nhưng hầu hết nông dân trồng mía đều than phiền rằng họ đã bán hết mía cho thương lái theo giá đặt cọc trước đó nên phần lãi do bán giá cao đã rơi vào túi thương lái.
Tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, các “bầu sô” nhân công chặt mía đã cấu kết với thương lái ép nông dân bán mía với giá thấp hơn giá thu mua của các nhà máy đường từ 30% trở lên. Nếu ai không chịu bán mía cho thương lái thì nhân công chặt mía không đến ruộng, mía bị bỏ khô.
Ngày 2/4, Hiệp hội Mía đường nhận được kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, cho biết, các địa phương này đang thiếu nhân công thu hoạch mía. Hiện bà con nông dân tăng giá đốn mía lên 100.000đồng/ngày đối với nam, 80.000đồng/ngày đối với nữ, nhưng vẫn không có người làm. Sau khi mua mía giá rẻ, thương lái tổ chức thu hoạch mang đến các nhà máy sản xuất đường bán với giá mà nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân.
Nông dân và các nhà máy đường chưa bắt tay bền chặt. Tới nay hầu hết các nhà máy đường vẫn chưa có phương án đầu tư thoả đáng xây dựng vùng trồng mía nguyên liệu. Mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân vẫn thường xuyên xảy ra “sự cố”: nhà máy cho rằng nông dân vi phạm hợp đồng, nông dân “kêu” nhà máy đánh chữ đường thấp... Thường xuyên xảy ra hiện tượng nhà máy không mua hết mía cho nông dân, rồi lại dẫn đến tranh mua khi sản xuất vào giai đoạn cao điểm, khiến ngành mía - đường vẫn còn “xoay tít” trong vòng luẩn quẩn.