Tái cơ cấu tài chính, cứu doanh nghiệp mía đường
5 trong tổng số 36 doanh nghiệp mía đường đang hoạt động trên cả nước hiện nay có tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ nặng nề
5 trong tổng số 36 doanh nghiệp mía đường đang hoạt động trên cả nước hiện nay có tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ nặng nề, không đủ điều kiện cổ phần hóa có nguy cơ phải giải thể, phá sản.
2 trong số đó được "giải cứu" trước vào ngày 17/9, khi Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính ký hợp đồng với Agribank về việc mua lại hai khoản nợ tồn đọng có tổng trị giá 77 tỷ đồng của hai Công ty mía đường Sơn La và Kon Tum.
Thông qua việc mua nợ, DATC sẽ xử lý tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn của các doanh nghiệp mía đường và kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược góp vốn hợp tác kinh doanh giúp họ tháo gỡ khó khăn, đủ điều kiện chuyển đổi sở hữu theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành mía đường Việt Nam đã từng bước tổ chức lại sản xuất và xử lý những tồn đọng về tài chính, đến nay về cơ bản các doanh nghiệp mía đường đã hoàn thành việc chuyển đổi cổ phần hóa.
Hiện nay, ngoài 3 nhà máy đã ngừng hoạt động, cả nước còn 36 nhà máy đường; trong đó 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, 25 nhà máy đã cổ phần hóa, và 5 nhà máy không đủ điều kiện cổ phần hóa là Sơn La, Kon Tum, Trà Vinh, Sóc Trăng và Thới Bình đang được tiếp tục xử lý để chuyển đổi.Cũng từ Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, tổng số tiền Ngân sách nhà nước đã xử lý để tháo gỡ khó khăn tài chính cho các nhà máy đường trong 3 năm ước khoảng 1.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Công văn 5821/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ thì Thủ tướng đã chỉ đạo, nếu sau thời điểm năm 2006 mới hoàn thành chuyển đổi sở hữu thì không được xử lý khó khăn tài chính theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg nữa. Vì vậy, nguồn ngân sách để xử lý cho ngành mía đường là không còn.
Theo ước tính, để giải quyết triệt để tình hình tài chính cho các doanh nghiệp mía đường nêu trên và đưa chúng hoạt động hiệu quả trở lại thì tổng số tiền cần thiết có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước mắt, khó khăn cơ bản lớn nhất cần được tháo gỡ ngay của những doanh nghiệp này chính là các khoản nợ tồn đọng từ các NHTM nhà nước; trong đó tập trung chủ yếu là Agribank Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Tại VDB, thời điểm 31/12/2006 tổng dư nợ vốn tín dụng Nhà nước của các dự án do các doanh nghiệp đường làm chủ đầu tư (bao gồm cả dư nợ của các dự án vay vốn ODA đã quy đổi ra VND) là 1.156 tỷ đồng; trong đó số nợ quá hạn là 173 tỷ đồng (15% dư nợ); lãi đến hạn trả chưa trả khoảng 130 tỷ đồng (chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp mía đường của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Trị An...).
Tại Agribank, tính đến ngày 31/3/2007, tổng dư nợ của 24 công ty mía đường là 2.462 tỷ đồng, trong đó số nợ các doanh nghiệp không có khả năng trả lên tới 1.180 tỷ đồng...
Giải pháp xử lý của DATC là thông qua mua bán nợ, gắn liền với xử lý lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu để tái cơ cấu nguồn vốn và kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn hợp tác để chuyển đổi sở hữu cho các doanh nghiệp đường là một giải pháp mang tính khả thi cao. Mặt khác, hoạt động mua bán nợ này cũng góp phần hỗ trợ các ngân hàng thương mại quốc doanh xử lý nhanh tình trạng nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cổ phần hóa.
Ông Phạm Phan Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản trị DATC cho biết, Công ty Mía đường Sơn La và Kon Tum là hai doanh nghiệp đầu tiên được chọn thí điểm trong chương trình tổng thể xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp cho các nhà máy đường của DATC.
Lý do trước hết vì đây là hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến nông sản thuộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Sự tồn tại của hai công ty này có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, xã hội của các địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn công nhân lao động và hộ nông dân là bà con các dân tộc vùng cao.
Về phía chủ nợ, Giám đốc Agribank Sơn La, ông Hồ Văn Hòe cho rằng, với trường hợp của Công ty mía đường Sơn La, nếu không bán nợ cho DATC thì ngân hàng sẽ cần tới 15-20 năm thì mới có hy vọng thu lại hết nợ. Vì vậy Agribank chọn giải pháp hy sinh thiệt hại trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài là bán nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, dần cân đối tín dụng, làm lành mạnh tài chính, để chuẩn bị cổ phần hóa theo lộ trình.
Sau khi xử lý nợ cho 2 công ty mía đường Sơn La và Kon Tum, DATC sẽ tiếp tục tiếp tục xử lý nợ cho 4 doanh nghiệp mía đường mà phía Agribank đã đề nghị gồm: Công ty Cổ phần Mía đường Trị An; Công ty Mía đường Quảng Nam; Công ty Mía đường Kiên Giang và Nhà máy Đường Thới Bình.
Ngoài Agribank, DATC cũng tiếp tục đàm phán mua nợ từ các tổ chức tín dụng khác nhằm xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, tái cơ cấu và đẩy mạnh doanh nghiệp phát triển.
2 trong số đó được "giải cứu" trước vào ngày 17/9, khi Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính ký hợp đồng với Agribank về việc mua lại hai khoản nợ tồn đọng có tổng trị giá 77 tỷ đồng của hai Công ty mía đường Sơn La và Kon Tum.
Thông qua việc mua nợ, DATC sẽ xử lý tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn của các doanh nghiệp mía đường và kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược góp vốn hợp tác kinh doanh giúp họ tháo gỡ khó khăn, đủ điều kiện chuyển đổi sở hữu theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành mía đường Việt Nam đã từng bước tổ chức lại sản xuất và xử lý những tồn đọng về tài chính, đến nay về cơ bản các doanh nghiệp mía đường đã hoàn thành việc chuyển đổi cổ phần hóa.
Hiện nay, ngoài 3 nhà máy đã ngừng hoạt động, cả nước còn 36 nhà máy đường; trong đó 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, 25 nhà máy đã cổ phần hóa, và 5 nhà máy không đủ điều kiện cổ phần hóa là Sơn La, Kon Tum, Trà Vinh, Sóc Trăng và Thới Bình đang được tiếp tục xử lý để chuyển đổi.Cũng từ Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, tổng số tiền Ngân sách nhà nước đã xử lý để tháo gỡ khó khăn tài chính cho các nhà máy đường trong 3 năm ước khoảng 1.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Công văn 5821/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ thì Thủ tướng đã chỉ đạo, nếu sau thời điểm năm 2006 mới hoàn thành chuyển đổi sở hữu thì không được xử lý khó khăn tài chính theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg nữa. Vì vậy, nguồn ngân sách để xử lý cho ngành mía đường là không còn.
Theo ước tính, để giải quyết triệt để tình hình tài chính cho các doanh nghiệp mía đường nêu trên và đưa chúng hoạt động hiệu quả trở lại thì tổng số tiền cần thiết có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước mắt, khó khăn cơ bản lớn nhất cần được tháo gỡ ngay của những doanh nghiệp này chính là các khoản nợ tồn đọng từ các NHTM nhà nước; trong đó tập trung chủ yếu là Agribank Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Tại VDB, thời điểm 31/12/2006 tổng dư nợ vốn tín dụng Nhà nước của các dự án do các doanh nghiệp đường làm chủ đầu tư (bao gồm cả dư nợ của các dự án vay vốn ODA đã quy đổi ra VND) là 1.156 tỷ đồng; trong đó số nợ quá hạn là 173 tỷ đồng (15% dư nợ); lãi đến hạn trả chưa trả khoảng 130 tỷ đồng (chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp mía đường của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Trị An...).
Tại Agribank, tính đến ngày 31/3/2007, tổng dư nợ của 24 công ty mía đường là 2.462 tỷ đồng, trong đó số nợ các doanh nghiệp không có khả năng trả lên tới 1.180 tỷ đồng...
Giải pháp xử lý của DATC là thông qua mua bán nợ, gắn liền với xử lý lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu để tái cơ cấu nguồn vốn và kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn hợp tác để chuyển đổi sở hữu cho các doanh nghiệp đường là một giải pháp mang tính khả thi cao. Mặt khác, hoạt động mua bán nợ này cũng góp phần hỗ trợ các ngân hàng thương mại quốc doanh xử lý nhanh tình trạng nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cổ phần hóa.
Ông Phạm Phan Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản trị DATC cho biết, Công ty Mía đường Sơn La và Kon Tum là hai doanh nghiệp đầu tiên được chọn thí điểm trong chương trình tổng thể xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp cho các nhà máy đường của DATC.
Lý do trước hết vì đây là hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến nông sản thuộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Sự tồn tại của hai công ty này có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, xã hội của các địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn công nhân lao động và hộ nông dân là bà con các dân tộc vùng cao.
Về phía chủ nợ, Giám đốc Agribank Sơn La, ông Hồ Văn Hòe cho rằng, với trường hợp của Công ty mía đường Sơn La, nếu không bán nợ cho DATC thì ngân hàng sẽ cần tới 15-20 năm thì mới có hy vọng thu lại hết nợ. Vì vậy Agribank chọn giải pháp hy sinh thiệt hại trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài là bán nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, dần cân đối tín dụng, làm lành mạnh tài chính, để chuẩn bị cổ phần hóa theo lộ trình.
Sau khi xử lý nợ cho 2 công ty mía đường Sơn La và Kon Tum, DATC sẽ tiếp tục tiếp tục xử lý nợ cho 4 doanh nghiệp mía đường mà phía Agribank đã đề nghị gồm: Công ty Cổ phần Mía đường Trị An; Công ty Mía đường Quảng Nam; Công ty Mía đường Kiên Giang và Nhà máy Đường Thới Bình.
Ngoài Agribank, DATC cũng tiếp tục đàm phán mua nợ từ các tổ chức tín dụng khác nhằm xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, tái cơ cấu và đẩy mạnh doanh nghiệp phát triển.