“Nguyên tắc đầu tư là hiệu quả!”
Hỏi chuyện bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
Hỏi chuyện bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Quản lý vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước hiện nay có khác gì so với trước đây, thưa bà?
Trước đây, chức năng quản lý hành chính và quản lý vốn Nhà nước chưa được tách biệt. Các cơ quan Nhà nước vừa đóng vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước và vừa là cơ quan quản lý vốn.
SCIC ra đời là bước cải cách trong quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước, tách bạch chức năng quản lý vốn Nhà nước và chức năng kinh doanh vốn.
Với việc đổi mới này, các bộ ngành và địa phương sẽ có điều kiện tập trung vào việc quản lý Nhà nước đồng thời vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được giao cho một tổ chức tài chính chuyên nghiệp quản lý và kinh doanh cũng sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.
SCIC là doanh nghiệp đặc biệt của Chính phủ có vai trò đại diện quyền sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, với tư cách là một cổ đông. SCIC sẽ được quản lý và hoạt động theo mô hình quản trị tiên tiến nhằm xóa bỏ thủ tục rườm rà, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền chủ sở hữu vốn, tối đa hóa giá trị đầu tư tại doanh nghiệp và linh hoạt trong đầu tư vốn nhằm nâng cao hiệu quả vốn của Nhà nước...
Vậy tiêu chí hiệu quả của đồng vốn được xác định như thế nào?
Hiệu quả theo thông lệ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Là một tổ chức tài chính của Nhà nước, đối với SCIC, hiệu quả là việc vốn Nhà nước đầu tư phải tạo ra giá trị gia tăng, lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thông thường, hiệu quả thể hiện thông qua các chỉ số tài chính như ROA, ROE, các rủi ro thách thức hiện tại và tương lai... Tuy nhiên, SCIC không những nhằm mục tiêu hiệu quả trong ngắn hạn mà sẽ tập trung vốn vào các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, tạo giá trị tăng trưởng bền vững và hiệu quả dài hạn.
SCIC sẽ thực hiện đầu tư vào những dự án mới, có hiệu quả, tạo giá trị mới đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Nguyên tắc đầu tư của SCIC là hiệu quả, không phân biệt ngành nghề hay thành phần kinh tế, thông qua các hình thức đầu tư như công ty cổ phần, liên danh liên kết, các quĩ đầu tư, công ty quản lý quĩ để thu hút các nhà đầu tư khác cùng tham gia.
Các tài sản SCIC đầu tư quản lý có khả năng được chứng khoán hóa trên thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó Nhà nước có thể phát triển qui mô vốn đầu tư lâu dài.
Bà có cho rằng quá trình cổ phần hóa của các ngân hàng, các tổng công ty lớn hiện nay là quá khó và quá chậm không? Nếu đúng như vậy thì SCIC có vai trò như thế nào trong việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp đặc biệt này?
SCIC sẽ tham gia tích cực vào quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổng công ty theo sự phân công của Chính phủ.
Với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước mà Chính phủ vừa yêu cầu thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007 là Vietcombank, MHB, BIDV và Incombank, SCIC sẽ phối hợp để tham gia phương án bán cổ phần, xây dựng điều lệ, tổ chức tiếp nhận vốn Nhà nước và cử người đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng khi cổ phần hóa và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh, cung cầu mất cân đối nhưng sự mất cân đối đó là không thực. Vai trò tạo lập và ổn định thị trường chứng khoán của SCIC - một cổ đông nắm giữ lượng hàng hóa lớn nhất thị trường, trong lúc này được thể hiện như thế nào?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của thị trường chứng khoán theo qui định của Luật Chứng khoán. Các nhà đầu tư có tổ chức, các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán... là những thành viên rất quan trọng để đóng góp vào sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại và tương lai, SCIC đang là cổ đông nắm giữ hàng hóa (cổ phiếu) lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi cũng nhận thức rõ về vai trò quan trọng của mình trong việc tạo lập và ổn định thị trường chứng khoán, thị trường tài chính.
Vì vậy, việc đầu tư hay thoái đầu tư của SCIC đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn đầu tư của SCIC (đặc biệt là các doanh nghiệp có khối lượng cổ phiếu giao dịch lớn tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hiện nay FPT, Vinamilk, Bảo Minh...) cần phải chú trọng đến sự hài hòa 3 lợi ích: tạo ra giá trị tối đa cho vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, không gây biến động thị trường chứng khoán, góp phần ổn định thị trường tài chính và không ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp.
Để làm tốt được vai trò, sứ mệnh quan trọng và khó khăn này, sắp tới SCIC sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào việc đánh giá, phân loại doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp đầu tư hoặc thoái đầu tư phù hợp.
SCIC cũng sẽ theo dõi, phân tích diễn biến thường xuyên của thị trường chứng khoán để có lộ trình, kế hoạch cụ thể đối với việc bán cổ phần của các doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm. SCIC đã xây dựng website riêng và sẽ tăng cường cập nhật thông tin cần thiết lên website để các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận với các doanh nghiệp.
Với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, có hiệu quả của Chính phủ, SCIC sẽ một mặt giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp tục tái cơ cấu lại phần vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo hướng giảm số lượng đầu tư dàn trải tại các doanh nghiệp, tập trung vốn đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa chiến lược quốc gia (kể cả đầu tư mới), tạo động lực cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, quyết định đầu tư hoặc thoái đầu tư của SCIC phải tính đến việc đảm bảo bảo toàn và tăng trưởng vốn Nhà nước với qui mô vốn do SCIC sở hữu ngày càng lớn.
Quản lý vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước hiện nay có khác gì so với trước đây, thưa bà?
Trước đây, chức năng quản lý hành chính và quản lý vốn Nhà nước chưa được tách biệt. Các cơ quan Nhà nước vừa đóng vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước và vừa là cơ quan quản lý vốn.
SCIC ra đời là bước cải cách trong quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước, tách bạch chức năng quản lý vốn Nhà nước và chức năng kinh doanh vốn.
Với việc đổi mới này, các bộ ngành và địa phương sẽ có điều kiện tập trung vào việc quản lý Nhà nước đồng thời vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được giao cho một tổ chức tài chính chuyên nghiệp quản lý và kinh doanh cũng sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.
SCIC là doanh nghiệp đặc biệt của Chính phủ có vai trò đại diện quyền sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, với tư cách là một cổ đông. SCIC sẽ được quản lý và hoạt động theo mô hình quản trị tiên tiến nhằm xóa bỏ thủ tục rườm rà, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền chủ sở hữu vốn, tối đa hóa giá trị đầu tư tại doanh nghiệp và linh hoạt trong đầu tư vốn nhằm nâng cao hiệu quả vốn của Nhà nước...
Vậy tiêu chí hiệu quả của đồng vốn được xác định như thế nào?
Hiệu quả theo thông lệ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Là một tổ chức tài chính của Nhà nước, đối với SCIC, hiệu quả là việc vốn Nhà nước đầu tư phải tạo ra giá trị gia tăng, lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thông thường, hiệu quả thể hiện thông qua các chỉ số tài chính như ROA, ROE, các rủi ro thách thức hiện tại và tương lai... Tuy nhiên, SCIC không những nhằm mục tiêu hiệu quả trong ngắn hạn mà sẽ tập trung vốn vào các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, tạo giá trị tăng trưởng bền vững và hiệu quả dài hạn.
SCIC sẽ thực hiện đầu tư vào những dự án mới, có hiệu quả, tạo giá trị mới đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Nguyên tắc đầu tư của SCIC là hiệu quả, không phân biệt ngành nghề hay thành phần kinh tế, thông qua các hình thức đầu tư như công ty cổ phần, liên danh liên kết, các quĩ đầu tư, công ty quản lý quĩ để thu hút các nhà đầu tư khác cùng tham gia.
Các tài sản SCIC đầu tư quản lý có khả năng được chứng khoán hóa trên thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó Nhà nước có thể phát triển qui mô vốn đầu tư lâu dài.
Bà có cho rằng quá trình cổ phần hóa của các ngân hàng, các tổng công ty lớn hiện nay là quá khó và quá chậm không? Nếu đúng như vậy thì SCIC có vai trò như thế nào trong việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp đặc biệt này?
SCIC sẽ tham gia tích cực vào quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổng công ty theo sự phân công của Chính phủ.
Với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước mà Chính phủ vừa yêu cầu thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007 là Vietcombank, MHB, BIDV và Incombank, SCIC sẽ phối hợp để tham gia phương án bán cổ phần, xây dựng điều lệ, tổ chức tiếp nhận vốn Nhà nước và cử người đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng khi cổ phần hóa và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh, cung cầu mất cân đối nhưng sự mất cân đối đó là không thực. Vai trò tạo lập và ổn định thị trường chứng khoán của SCIC - một cổ đông nắm giữ lượng hàng hóa lớn nhất thị trường, trong lúc này được thể hiện như thế nào?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của thị trường chứng khoán theo qui định của Luật Chứng khoán. Các nhà đầu tư có tổ chức, các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán... là những thành viên rất quan trọng để đóng góp vào sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại và tương lai, SCIC đang là cổ đông nắm giữ hàng hóa (cổ phiếu) lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi cũng nhận thức rõ về vai trò quan trọng của mình trong việc tạo lập và ổn định thị trường chứng khoán, thị trường tài chính.
Vì vậy, việc đầu tư hay thoái đầu tư của SCIC đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn đầu tư của SCIC (đặc biệt là các doanh nghiệp có khối lượng cổ phiếu giao dịch lớn tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hiện nay FPT, Vinamilk, Bảo Minh...) cần phải chú trọng đến sự hài hòa 3 lợi ích: tạo ra giá trị tối đa cho vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, không gây biến động thị trường chứng khoán, góp phần ổn định thị trường tài chính và không ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp.
Để làm tốt được vai trò, sứ mệnh quan trọng và khó khăn này, sắp tới SCIC sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào việc đánh giá, phân loại doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp đầu tư hoặc thoái đầu tư phù hợp.
SCIC cũng sẽ theo dõi, phân tích diễn biến thường xuyên của thị trường chứng khoán để có lộ trình, kế hoạch cụ thể đối với việc bán cổ phần của các doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm. SCIC đã xây dựng website riêng và sẽ tăng cường cập nhật thông tin cần thiết lên website để các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận với các doanh nghiệp.
Với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, có hiệu quả của Chính phủ, SCIC sẽ một mặt giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp tục tái cơ cấu lại phần vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo hướng giảm số lượng đầu tư dàn trải tại các doanh nghiệp, tập trung vốn đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa chiến lược quốc gia (kể cả đầu tư mới), tạo động lực cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, quyết định đầu tư hoặc thoái đầu tư của SCIC phải tính đến việc đảm bảo bảo toàn và tăng trưởng vốn Nhà nước với qui mô vốn do SCIC sở hữu ngày càng lớn.