Nhà băng hàng đầu nước Anh lập kỷ lục thua lỗ
RBS báo lỗ hơn 34 tỷ USD, một con số thua lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp Anh
Ngân hàng hàng đầu nước Anh Royal Bank of Scotland (RBS) ngày 26/2 báo lỗ 24,1 tỷ Bảng, tương đương 34,2 tỷ USD, một con số thua lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp nước này. Để vượt khó, RBS cũng vừa công bố một loạt kế hoạch mới.
RBS cho hay, khoản thua lỗ kỷ lục mà ngân hàng này gánh chịu năm 2008 bao gồm 16,2 tỷ Bảng thâm hụt tài sản xuất phát từ hoạt động mua lại, trong đó có vụ mua lại cổ phần trong ngân hàng ABN Amro của Hà Lan vào năm 2007, cộng với 7,9 tỷ Bảng thua lỗ trong hoạt động.
Theo kế hoạch mới, RBS sẽ chuyển 325 tỷ Bảng tài sản "độc hại" vào Chương trình Bảo vệ tài sản (APS) của Chính phủ. Chương trình này mới được Chính phủ Anh công bố nhằm bảo lãnh cho hơn 500 - 600 tỷ Bảng tài sản của các ngân hàng để thúc đẩy hoạt động tín dụng trong bối cảnh kinh tế Anh chìm sâu vào suy thoái.
Trong chương trình bảo hiểm nói trên, RBS sẽ chịu trách nhiệm đối với 19,5 tỷ Bảng thua lỗ đầu tiên đối với số tài sản trên, 90% số lỗ tiếp theo do Chính phủ Anh chịu, và 10% số lỗ còn lại do RBS chịu. Để tham gia chương trình, RBS phải trả Chính phủ 6,5 tỷ Bảng phí bảo hiểm, tương đương 2% giá trị tài sản được bảo hiểm, thông qua phát hành thêm cổ phiếu.
Ngoài kế hoạch trên, RBS cũng công bố kế hoạch huy động thêm 13 tỷ Bảng tiền vốn từ Chính phủ thông qua việc phát hành cổ phiếu và một chương trình cắt giảm 2,5 tỷ Bảng chi phí, trong đó có thể bao gồm hoạt động sa thải nhân viên số lượng lớn.
Bên cạnh đó, RBS sẽ thiết lập một bộ phận riêng rẽ để “chứa” các loại tài sản không thuộc lĩnh vực trọng tâm của tập đoàn. Bộ phận này sẽ chiếm 20% tổng tài sản của RBS, tức vào khoảng 240 tỷ Bảng. Ở bộ phận ngân hàng đầu tư của mình, RBS cũng sẽ rút bớt 45% số vốn đang được sử dụng.
“Chúng tôi đưa ra những quyết định lớn và có chủ đích, cần thiết để cơ cấu lại tập đoàn. Chúng tôi đang tìm hướng đi để tăng cường sức mạnh của RBS, giúp tập đoàn có thể đứng vững một cách độc lập. Để đạt được điều đó, chúng tôi cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cổ đông”, CEO Stephen Hester của RBS tuyên bố.
Trong khi nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ thời gian qua hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề tiền thưởng, RBS cũng đang chịu sự phê bình của dư luận trong chuyện lương hưu cho lãnh đạo. Một cựu CEO của RBS là Fred Goodwin đã được hưởng mức lương 650.000 Bảng mỗi năm trong khi ông này mới có 50 tuổi.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling đã tuyên bố, các luật sư của Chính phủ sẽ xem xét tìm cách buộc cựu CEO này phải hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số lương hưu trên. “Không thể chấp nhận mức lương thái quá này khi mà RBS thua lỗ nhiều tới vậy”, ông Darling nói.
Các ngân hàng lớn trên thế giới thời gian này tiếp tục chịu những áp lực lớn. Cũng trong ngày 26/2, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ tuyên bố thay CEO Marcel Rohner bằng một nhân vật từng nằm trong top lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Credit Suisse, ông Oswald Grübel.
UBS lỗ đậm 17 tỷ USD trong năm 2008 và đang vướng vào vụ kiện tụng của các nhà chức trách Mỹ, trong đó ngân hàng này bị cáo buộc giúp các khách hàng giàu có của Mỹ trốn thuế đối với số tiền hàng chục tỷ USD.
Các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Bank of America và Citigroup thì vừa thoát khỏi những tin đồn về nguy cơ “quốc hữu hóa”, nhưng bắt đầu phải trải qua cuộc kiểm tra năng lực tài chính của Chính phủ.
(Theo Reuters, BBC)
Theo kế hoạch mới, RBS sẽ chuyển 325 tỷ Bảng tài sản "độc hại" vào Chương trình Bảo vệ tài sản (APS) của Chính phủ. Chương trình này mới được Chính phủ Anh công bố nhằm bảo lãnh cho hơn 500 - 600 tỷ Bảng tài sản của các ngân hàng để thúc đẩy hoạt động tín dụng trong bối cảnh kinh tế Anh chìm sâu vào suy thoái.
Trong chương trình bảo hiểm nói trên, RBS sẽ chịu trách nhiệm đối với 19,5 tỷ Bảng thua lỗ đầu tiên đối với số tài sản trên, 90% số lỗ tiếp theo do Chính phủ Anh chịu, và 10% số lỗ còn lại do RBS chịu. Để tham gia chương trình, RBS phải trả Chính phủ 6,5 tỷ Bảng phí bảo hiểm, tương đương 2% giá trị tài sản được bảo hiểm, thông qua phát hành thêm cổ phiếu.
Ngoài kế hoạch trên, RBS cũng công bố kế hoạch huy động thêm 13 tỷ Bảng tiền vốn từ Chính phủ thông qua việc phát hành cổ phiếu và một chương trình cắt giảm 2,5 tỷ Bảng chi phí, trong đó có thể bao gồm hoạt động sa thải nhân viên số lượng lớn.
Bên cạnh đó, RBS sẽ thiết lập một bộ phận riêng rẽ để “chứa” các loại tài sản không thuộc lĩnh vực trọng tâm của tập đoàn. Bộ phận này sẽ chiếm 20% tổng tài sản của RBS, tức vào khoảng 240 tỷ Bảng. Ở bộ phận ngân hàng đầu tư của mình, RBS cũng sẽ rút bớt 45% số vốn đang được sử dụng.
“Chúng tôi đưa ra những quyết định lớn và có chủ đích, cần thiết để cơ cấu lại tập đoàn. Chúng tôi đang tìm hướng đi để tăng cường sức mạnh của RBS, giúp tập đoàn có thể đứng vững một cách độc lập. Để đạt được điều đó, chúng tôi cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cổ đông”, CEO Stephen Hester của RBS tuyên bố.
Trong khi nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ thời gian qua hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ về vấn đề tiền thưởng, RBS cũng đang chịu sự phê bình của dư luận trong chuyện lương hưu cho lãnh đạo. Một cựu CEO của RBS là Fred Goodwin đã được hưởng mức lương 650.000 Bảng mỗi năm trong khi ông này mới có 50 tuổi.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling đã tuyên bố, các luật sư của Chính phủ sẽ xem xét tìm cách buộc cựu CEO này phải hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số lương hưu trên. “Không thể chấp nhận mức lương thái quá này khi mà RBS thua lỗ nhiều tới vậy”, ông Darling nói.
Các ngân hàng lớn trên thế giới thời gian này tiếp tục chịu những áp lực lớn. Cũng trong ngày 26/2, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ tuyên bố thay CEO Marcel Rohner bằng một nhân vật từng nằm trong top lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Credit Suisse, ông Oswald Grübel.
UBS lỗ đậm 17 tỷ USD trong năm 2008 và đang vướng vào vụ kiện tụng của các nhà chức trách Mỹ, trong đó ngân hàng này bị cáo buộc giúp các khách hàng giàu có của Mỹ trốn thuế đối với số tiền hàng chục tỷ USD.
Các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Bank of America và Citigroup thì vừa thoát khỏi những tin đồn về nguy cơ “quốc hữu hóa”, nhưng bắt đầu phải trải qua cuộc kiểm tra năng lực tài chính của Chính phủ.
(Theo Reuters, BBC)