Bank of America, nơi niềm tin đang cạn kiệt?
Tin đồn Chính phủ Mỹ định nắm quyền kiểm soát Bank of America (BoA) đã làm thị trường chứng khoán Mỹ xáo động
Tin đồn Chính phủ Mỹ định nắm quyền kiểm soát Bank of America (BoA) đã làm thị trường chứng khoán Mỹ xáo động.
Dù khả năng "quốc hữu hóa" BoA vừa được Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phủ nhận, song điều gì đang xảy ra với ngân hàng lớn hàng đầu thế giới này?
Ngược dòng lịch sử
Bank of America - có trụ sở tại bang North Carolina, Mỹ - là ngân hàng lớn nhất thế giới nếu tính theo tổng tài sản (trên 2,7 ngàn tỷ USD), và lớn thứ hai thế giới nếu tính theo số dư tiền gửi.
Tại thời điểm ngày 20/2/2009, ngân hàng có mức vốn hóa thị trường đạt 24 tỷ USD. Hiện tại BoA có trên 171 ngàn nhân viên, có quan hệ với khách hàng trên hơn 150 quốc gia trên thế giới và 99% các công ty trong nhóm U.S Fortune 500 (các công ty giàu nhất nước Mỹ) là khách hàng của ngân hàng này.
BoA cũng nằm trong nhóm các công ty tính chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones và là thành viên của FDIC (Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang).
Khởi đầu của BoA bắt nguồn từ Ngân hàng Bank of Italy - thành lập bởi Amadeo Giannini tại San Francisco vào năm 1904. Vào cuối những năm 1920, Giannini đã tiếp cận Orra Monnette, Chủ tịch của Bank of America, Los Angeles và năm 1929 đã hoàn tất việc sáp nhập hai ngân hàng, lấy tên chung là Bank of America.
Năm 1958, ngân hàng phát hành thẻ BankAmericard, là tiền thân của thẻ thanh toán VISA sau này. Năm 1967, tập đoàn BankAmerica được thành lập để quản lý Bank of America và các chi nhánh của nó theo đạo luật Bank Holding Company Act of 1967.
Bank of America bắt đầu mở rộng ra ngoài bang California vào năm 1983 với việc mua lại tập đoàn Seafirst có trụ sở tại bang Washington và ngân hàng Seattle-First National Bank thuộc sở hữu tập đoàn này.
Tập đoàn BankAmerica đã gặp thua lỗ lớn vào các năm 1986, 1987 do các khoản nợ xấu tại các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ Latin khiến tập đoàn phải sa thải giám đốc điều hành (CEO) Sam Armacost và lần đầu tiên đứng trước mua cơ bị tấn công mua lại.
Sau đó, BoA phải bán bớt một số bộ phận cho Chrysler, Mr.Schwab và Deutsche Bank.
Các thương vụ mua bán, sáp nhập
Năm 1994, BankAmerica mua lại Continental Illinois National Bank and Trust Co. of Chicago. Thương vụ này đã khiến BankAmerica trở thành tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tiền gửi.
Tuy nhiên sau đó, vị trí thứ nhất này đã bị chiếm bởi tập đoàn NationsBank để rồi tiếp tục bị First Union Corp qua mặt, chỉ còn giữ vị trí thứ 3 vào năm 1998. Năm 1998, BankAmerica bị NationsBank mua lại, và chuyển trụ sở chính tới Charlotte, North Carolina.
Vụ sáp nhập giữa NationsBank và BankAmerica có nguồn gốc từ thương vụ đổ vỡ của ngân hàng này với D. E. Shaw & Co, một quỹ phòng hộ lớn vào năm 1997. Vào năm đó, Bank America cho quỹ này vay 1,4 tỷ USD để quỹ này thực hiện một số các nghiệp vụ kinh doanh cho ngân hàng. Song D.E. Shaw đã gặp thua lỗ lớn sau vụ khủng hoảng trái phiếu tại Nga vào năm 1998 để rồi vào tháng 10 năm đó, BankAmerica bị NationsBank mua lại.
Vào thời điểm đó, đây là vụ mua bán ngân hàng lớn nhất trong lịch sử. Về mặt kỹ thuật, đây là việc tập đoàn BankAmerica bị mua lại bởi NationsBank, tuy nhiên thương vụ này được thực hiện dưới hình thức sáp nhập và sau đó NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America.
Ngân hàng mới này có tổng tài sản 570 tỷ USD, với 4.200 chi nhánh tại 22 bang của nước Mỹ. Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3,3 tỷ USD, mua ABN Amro khu vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD đều trong năm 2007, nâng tổng tài sản của BoA lên 1,7 ngàn tỷ USD.
Tháng 9/2008, BoA tuyên bố ý định mua lại toàn bộ tập đoàn Merril Lynch với tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD, biến BoA thành tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Thương vụ này đã hoàn thành vào ngày 5/12/2008.
Những sai lầm và khả năng "quốc hữu hóa"?
Trong lịch sử hoạt động của mình, BoA đã thực hiện một số các thương vụ gây tranh cãi.
Rất nhiều chính sách của ngân hàng như phí hạn mức thấu chi, nghiệp vụ telemarketing, chính sách thẻ tín dụng… đã bị chỉ trích mạnh mẽ.
Trong đó, nổi lên việc Chủ tịch kiêm CEO Ken Lewis quyết định mua lại Merrill Lynch, trong khi có nguồn tin cho rằng ông ta đã biết trước khoản lỗ của tập đoàn này.
Để rồi sau đó, Merril Lynch đã báo cáo khoản lỗ quý 4/2008 lên tới 21,5 tỷ USD, khiến Chính phủ Mỹ phải cân nhắc đến khả năng "giải cứu" cho chính BoA vào đầu năm 2009.
Hôm 20/2/2009, Nhà Trắng đã lên tiếng trấn an dư luận khi có tin đồn về khả năng BoA và Citigroup sẽ bị Chính phủ mua lại.
Thực sự thì tại các nước phương Tây, người ta khá e ngại với thuật ngữ “quốc hữu hóa” (nationalised). Tuy nhiên, đã có nhiều tiền lệ trong quá khứ, khi chính phủ các nước thực hiện hành động này khá hiệu quả.
Thụy Điển đã từng mua lại các ngân hàng trong khủng hoảng tài chính và tái cơ cấu, tạo lợi nhuận sau đó lại tư nhân hóa chúng. Pháp cũng đã từng mua lại các ngân hàng sau đó lại bán lại cho các nhà đầu tư và hiện nay dường như đang thực hiện một làn sóng “quốc hữu hóa” tiếp theo.
Ngay tại Mỹ, chính phủ cũng đã tiếp quản hàng trăm định chế tài chính trong cuộc khủng hoảng cho vay hai thập kỷ trước đây, sau đó bán thanh lý các tài sản xấu, một chính sách đã được đánh giá là khá thành công.
Trở lại với BoA, giá cổ phiếu ngân hàng này đã giảm từ 43,46 USD/cổ phiếu trong thời điểm cao nhất xuống còn xấp xỉ 4 USD/cổ phiếu trong vòng một năm qua. Điều này làm hàng triệu cổ đông hết sức thất vọng.
Hôm 10/2/2009, sau khi cổ phiếu của BoA trải qua một tuần trượt dốc không phanh, CEO của BoA, Ken Lewis đã gửi thư nội bộ cho các nhân viên, trong đó khẳng định những tin đồn về khả năng Chính phủ muốn kiểm soát BoA là “vô căn cứ”, rằng BoA “không cần thêm sự hỗ trợ của Chính phủ”, khẳng định quyết tâm vượt qua khủng hoảng với tư cách là “một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính dẫn đầu thế giới”.
Ông khẳng định bản thân ông và đội ngũ điều hành của ngân hàng vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của BoA và hy vọng hành động này nói lên niềm tin vững chắc của ông vào tương lai của tập đoàn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng những gì BoA đang thực hiện là quá chậm chạp, chẳng hạn so với việc Citigroup đang tích cực phân loại và tìm cách xử lý các khoản nợ xấu. Thậm chí có ý kiến đòi ông Ken Lewis phải từ chức.
Một số ý kiến cho rằng Chính phủ Mỹ nên hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính và ngăn chặn các ngân hàng bán thanh lý các tài sản cầm cố, hơn là việc giành quyền kiểm soát các ngân hàng này, hành động được đánh giá sẽ tốn kém hàng ngàn tỷ USD.
Trong số các ý kiến nói “không” với sự can thiệp của chính phủ, có ý kiến ủng hộ việc tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài nước Mỹ nhằm vực dậy BoA. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi mà hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề và chưa có dấu hiệu khủng hoảng đã chạm đáy, khả năng này tỏ ra khá xa vời.
Dù khả năng "quốc hữu hóa" BoA vừa được Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phủ nhận, song điều gì đang xảy ra với ngân hàng lớn hàng đầu thế giới này?
Ngược dòng lịch sử
Bank of America - có trụ sở tại bang North Carolina, Mỹ - là ngân hàng lớn nhất thế giới nếu tính theo tổng tài sản (trên 2,7 ngàn tỷ USD), và lớn thứ hai thế giới nếu tính theo số dư tiền gửi.
Tại thời điểm ngày 20/2/2009, ngân hàng có mức vốn hóa thị trường đạt 24 tỷ USD. Hiện tại BoA có trên 171 ngàn nhân viên, có quan hệ với khách hàng trên hơn 150 quốc gia trên thế giới và 99% các công ty trong nhóm U.S Fortune 500 (các công ty giàu nhất nước Mỹ) là khách hàng của ngân hàng này.
BoA cũng nằm trong nhóm các công ty tính chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones và là thành viên của FDIC (Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang).
Khởi đầu của BoA bắt nguồn từ Ngân hàng Bank of Italy - thành lập bởi Amadeo Giannini tại San Francisco vào năm 1904. Vào cuối những năm 1920, Giannini đã tiếp cận Orra Monnette, Chủ tịch của Bank of America, Los Angeles và năm 1929 đã hoàn tất việc sáp nhập hai ngân hàng, lấy tên chung là Bank of America.
Năm 1958, ngân hàng phát hành thẻ BankAmericard, là tiền thân của thẻ thanh toán VISA sau này. Năm 1967, tập đoàn BankAmerica được thành lập để quản lý Bank of America và các chi nhánh của nó theo đạo luật Bank Holding Company Act of 1967.
Bank of America bắt đầu mở rộng ra ngoài bang California vào năm 1983 với việc mua lại tập đoàn Seafirst có trụ sở tại bang Washington và ngân hàng Seattle-First National Bank thuộc sở hữu tập đoàn này.
Tập đoàn BankAmerica đã gặp thua lỗ lớn vào các năm 1986, 1987 do các khoản nợ xấu tại các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ Latin khiến tập đoàn phải sa thải giám đốc điều hành (CEO) Sam Armacost và lần đầu tiên đứng trước mua cơ bị tấn công mua lại.
Sau đó, BoA phải bán bớt một số bộ phận cho Chrysler, Mr.Schwab và Deutsche Bank.
Các thương vụ mua bán, sáp nhập
Năm 1994, BankAmerica mua lại Continental Illinois National Bank and Trust Co. of Chicago. Thương vụ này đã khiến BankAmerica trở thành tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tiền gửi.
Tuy nhiên sau đó, vị trí thứ nhất này đã bị chiếm bởi tập đoàn NationsBank để rồi tiếp tục bị First Union Corp qua mặt, chỉ còn giữ vị trí thứ 3 vào năm 1998. Năm 1998, BankAmerica bị NationsBank mua lại, và chuyển trụ sở chính tới Charlotte, North Carolina.
Vụ sáp nhập giữa NationsBank và BankAmerica có nguồn gốc từ thương vụ đổ vỡ của ngân hàng này với D. E. Shaw & Co, một quỹ phòng hộ lớn vào năm 1997. Vào năm đó, Bank America cho quỹ này vay 1,4 tỷ USD để quỹ này thực hiện một số các nghiệp vụ kinh doanh cho ngân hàng. Song D.E. Shaw đã gặp thua lỗ lớn sau vụ khủng hoảng trái phiếu tại Nga vào năm 1998 để rồi vào tháng 10 năm đó, BankAmerica bị NationsBank mua lại.
Vào thời điểm đó, đây là vụ mua bán ngân hàng lớn nhất trong lịch sử. Về mặt kỹ thuật, đây là việc tập đoàn BankAmerica bị mua lại bởi NationsBank, tuy nhiên thương vụ này được thực hiện dưới hình thức sáp nhập và sau đó NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America.
Ngân hàng mới này có tổng tài sản 570 tỷ USD, với 4.200 chi nhánh tại 22 bang của nước Mỹ. Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3,3 tỷ USD, mua ABN Amro khu vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD đều trong năm 2007, nâng tổng tài sản của BoA lên 1,7 ngàn tỷ USD.
Tháng 9/2008, BoA tuyên bố ý định mua lại toàn bộ tập đoàn Merril Lynch với tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD, biến BoA thành tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Thương vụ này đã hoàn thành vào ngày 5/12/2008.
Những sai lầm và khả năng "quốc hữu hóa"?
Trong lịch sử hoạt động của mình, BoA đã thực hiện một số các thương vụ gây tranh cãi.
Rất nhiều chính sách của ngân hàng như phí hạn mức thấu chi, nghiệp vụ telemarketing, chính sách thẻ tín dụng… đã bị chỉ trích mạnh mẽ.
Trong đó, nổi lên việc Chủ tịch kiêm CEO Ken Lewis quyết định mua lại Merrill Lynch, trong khi có nguồn tin cho rằng ông ta đã biết trước khoản lỗ của tập đoàn này.
Để rồi sau đó, Merril Lynch đã báo cáo khoản lỗ quý 4/2008 lên tới 21,5 tỷ USD, khiến Chính phủ Mỹ phải cân nhắc đến khả năng "giải cứu" cho chính BoA vào đầu năm 2009.
Hôm 20/2/2009, Nhà Trắng đã lên tiếng trấn an dư luận khi có tin đồn về khả năng BoA và Citigroup sẽ bị Chính phủ mua lại.
Thực sự thì tại các nước phương Tây, người ta khá e ngại với thuật ngữ “quốc hữu hóa” (nationalised). Tuy nhiên, đã có nhiều tiền lệ trong quá khứ, khi chính phủ các nước thực hiện hành động này khá hiệu quả.
Thụy Điển đã từng mua lại các ngân hàng trong khủng hoảng tài chính và tái cơ cấu, tạo lợi nhuận sau đó lại tư nhân hóa chúng. Pháp cũng đã từng mua lại các ngân hàng sau đó lại bán lại cho các nhà đầu tư và hiện nay dường như đang thực hiện một làn sóng “quốc hữu hóa” tiếp theo.
Ngay tại Mỹ, chính phủ cũng đã tiếp quản hàng trăm định chế tài chính trong cuộc khủng hoảng cho vay hai thập kỷ trước đây, sau đó bán thanh lý các tài sản xấu, một chính sách đã được đánh giá là khá thành công.
Trở lại với BoA, giá cổ phiếu ngân hàng này đã giảm từ 43,46 USD/cổ phiếu trong thời điểm cao nhất xuống còn xấp xỉ 4 USD/cổ phiếu trong vòng một năm qua. Điều này làm hàng triệu cổ đông hết sức thất vọng.
Hôm 10/2/2009, sau khi cổ phiếu của BoA trải qua một tuần trượt dốc không phanh, CEO của BoA, Ken Lewis đã gửi thư nội bộ cho các nhân viên, trong đó khẳng định những tin đồn về khả năng Chính phủ muốn kiểm soát BoA là “vô căn cứ”, rằng BoA “không cần thêm sự hỗ trợ của Chính phủ”, khẳng định quyết tâm vượt qua khủng hoảng với tư cách là “một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính dẫn đầu thế giới”.
Ông khẳng định bản thân ông và đội ngũ điều hành của ngân hàng vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của BoA và hy vọng hành động này nói lên niềm tin vững chắc của ông vào tương lai của tập đoàn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng những gì BoA đang thực hiện là quá chậm chạp, chẳng hạn so với việc Citigroup đang tích cực phân loại và tìm cách xử lý các khoản nợ xấu. Thậm chí có ý kiến đòi ông Ken Lewis phải từ chức.
Một số ý kiến cho rằng Chính phủ Mỹ nên hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính và ngăn chặn các ngân hàng bán thanh lý các tài sản cầm cố, hơn là việc giành quyền kiểm soát các ngân hàng này, hành động được đánh giá sẽ tốn kém hàng ngàn tỷ USD.
Trong số các ý kiến nói “không” với sự can thiệp của chính phủ, có ý kiến ủng hộ việc tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài nước Mỹ nhằm vực dậy BoA. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi mà hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề và chưa có dấu hiệu khủng hoảng đã chạm đáy, khả năng này tỏ ra khá xa vời.