Nhà báo nổi tiếng của Trung Quốc bị bắt giữ
Vụ bắt giữ trên diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng
Một nhà báo nổi tiếng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã bị cơ quan chức năng của nước này bắt giữ. Nguyên nhân của vụ việc chưa được công bố nhưng có một số tin đồn cho rằng, vụ bắt giữ này có liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng mà Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện.
Theo tờ Wall Street Journal, nhà báo Rui Chenggang, một người dẫn chương trình được ưa thích của các chương trình tin tức tài chính trên CCTV đã bị các công tố viên bắt giữ hôm thứ Sáu tuần trước. Thông tin này được tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải trên tài khoản mạng Twitter. Cùng bị bắt giữ với ông Rui còn có một phó giám đốc phụ trách chương trình tin tức tài chính của CCTV, ông Li Yong.
Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân của vụ bắt giữ. Chưa có ai lên tiếng về vụ việc này. CCTV cũng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Vụ bắt giữ trên diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Chiến dịch này được cho là đã chạm tới CCTV-2, kênh tin tức tài chính của CCTV.
Tháng trước, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố, nhà chức trách đang tiến hành điều tra các cáo buộc tham nhũng nhằm vào hai người khác làm việc tại CCTV, một trong số đó là sếp của nhà báo Rui - ông Guo Chenxi, Tổng giám đốc CCTV-2.
Theo báo chí Trung Quốc, ông Rui đã có lịch dẫn chương trình tin tức kinh tế tối thứ Sáu tuần trước, nhưng sau đó đã bị dẫn giải đi mà không có bất kỳ một thông báo nào.
Nhà báo Rui nổi tiếng với các cuộc phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội nghị toàn cầu bằng vốn tiếng Anh trôi chảy. Ông cũng là người huy động dư luận Trung Quốc vào năm 2007 nhằm đánh bật cửa hiệu cà phê Starbucks ra khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, với lý do sự hiện diện của cửa hiệu này “xói mòn văn hóa Trung Quốc”.
Ông Rui cũng làm dấy lên một cuộc tranh cãi khi vào năm 2010, tại một cuộc họp báo quốc tế tổ chức ở Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt câu hỏi liệu có nhà báo nào của nước chủ nhà Hàn Quốc muốn đặt câu hỏi. Nhà báo Rui đứng lên đặt câu hỏi, nhưng nói ông là một người Trung Quốc. “Tôi nghĩ, tôi có thể đại diện cho toàn bộ châu Á”, ông Rui nói khi đó.
Gần đây hơn, vào năm 2011, nhà báo Rui đã “hỏi khó” Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke tại một cuộc gặp trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Đại Liên. Câu hỏi của ông Rui dành cho Đại sứ Locke khi đó là: “Tôi nghe nói ông bay đến đây bằng vé hạng bình dân. Điều đó có nhắc nhở ông về việc Mỹ nợ tiền Trung Quốc?”
Ngoài chương trình tin tức tài chính, ông Rui có hơn 10,3 triệu người theo dõi (follower) trên mạng xã hội Weibo. Nhà báo này có tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên, ông đã có lần tự nhận mình là một “công dân toàn cầu” vì ông lái xe Jaguar và cựu Ngoại trường Mỹ Henry Kissinger có ảnh hưởng tới ông.
Theo tờ Wall Street Journal, nhà báo Rui Chenggang, một người dẫn chương trình được ưa thích của các chương trình tin tức tài chính trên CCTV đã bị các công tố viên bắt giữ hôm thứ Sáu tuần trước. Thông tin này được tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải trên tài khoản mạng Twitter. Cùng bị bắt giữ với ông Rui còn có một phó giám đốc phụ trách chương trình tin tức tài chính của CCTV, ông Li Yong.
Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân của vụ bắt giữ. Chưa có ai lên tiếng về vụ việc này. CCTV cũng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Vụ bắt giữ trên diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Chiến dịch này được cho là đã chạm tới CCTV-2, kênh tin tức tài chính của CCTV.
Tháng trước, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố, nhà chức trách đang tiến hành điều tra các cáo buộc tham nhũng nhằm vào hai người khác làm việc tại CCTV, một trong số đó là sếp của nhà báo Rui - ông Guo Chenxi, Tổng giám đốc CCTV-2.
Theo báo chí Trung Quốc, ông Rui đã có lịch dẫn chương trình tin tức kinh tế tối thứ Sáu tuần trước, nhưng sau đó đã bị dẫn giải đi mà không có bất kỳ một thông báo nào.
Nhà báo Rui nổi tiếng với các cuộc phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội nghị toàn cầu bằng vốn tiếng Anh trôi chảy. Ông cũng là người huy động dư luận Trung Quốc vào năm 2007 nhằm đánh bật cửa hiệu cà phê Starbucks ra khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, với lý do sự hiện diện của cửa hiệu này “xói mòn văn hóa Trung Quốc”.
Ông Rui cũng làm dấy lên một cuộc tranh cãi khi vào năm 2010, tại một cuộc họp báo quốc tế tổ chức ở Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt câu hỏi liệu có nhà báo nào của nước chủ nhà Hàn Quốc muốn đặt câu hỏi. Nhà báo Rui đứng lên đặt câu hỏi, nhưng nói ông là một người Trung Quốc. “Tôi nghĩ, tôi có thể đại diện cho toàn bộ châu Á”, ông Rui nói khi đó.
Gần đây hơn, vào năm 2011, nhà báo Rui đã “hỏi khó” Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke tại một cuộc gặp trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Đại Liên. Câu hỏi của ông Rui dành cho Đại sứ Locke khi đó là: “Tôi nghe nói ông bay đến đây bằng vé hạng bình dân. Điều đó có nhắc nhở ông về việc Mỹ nợ tiền Trung Quốc?”
Ngoài chương trình tin tức tài chính, ông Rui có hơn 10,3 triệu người theo dõi (follower) trên mạng xã hội Weibo. Nhà báo này có tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên, ông đã có lần tự nhận mình là một “công dân toàn cầu” vì ông lái xe Jaguar và cựu Ngoại trường Mỹ Henry Kissinger có ảnh hưởng tới ông.