Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Cuối tháng 12 mới có thể bàn giao”
Việc nâng tổng vốn đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhà máy
Việc nâng tổng vốn đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhà máy.
Đó là khẳng định của ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) khi trao đổi với VnEconomy xung quanh sự cố của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa qua cũng như quyết định của Thủ tướng về việc bổ sung hơn 550 triệu USD cho nhà máy.
Ông Thực cho biết, giữa tháng 8 vừa qua, Thủ tướng quyết định tăng thêm gần 553 triệu USD vào tổng dự toán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm phù hợp với tình hình biến động của giá cả cũng như tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 100% công suất của dự án.
Với quyết định này, tổng mức đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được tăng từ 2,501 tỷ USD lên 3,054 tỷ USD, trong đó chi phí cho các hợp đồng EPC gần 2,481 tỷ USD; chi phí cho các hạng mục, công trình ngoài các hợp đồng EPC gần 215,6 triệu USD; chi phí tài chính gần 90 triệu USD; vốn lưu động 200 triệu USD và chi phí dự phòng hơn 67,4 triệu USD (bao gồm chi phí hỗ trợ các hộ dân đã di chuyển, nhường đất cho dự án).
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, với việc Chính phủ quyết định bổ sung 550 triệu USD vào tổng dự toán của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ làm cho giá xăng dầu của Nhà máy tăng lên?
Tôi khẳng định, giá thành của bất kỳ một sản phẩm nào cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ chi phí đầu tư, nhiên liệu, vận hành, trượt giá…Do đó, nếu chi phí đầu tư tăng lên thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhà máy đó. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào thì phải có tính toán cụ thể.
Song cũng có thể, khi chúng ta tăng tổng đầu tư lên mà công nghệ được hoàn thiện hơn thì chi phí cho vận hành, bảo dưỡng sẽ ít đi.
Nếu giá bán các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng lên và chỉ do các doanh nghiệp trong ngành phân phối thì xăng dầu của Petro Vietnam có còn ý nghĩa trong việc bình ổn giá, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đang có các nguồn xăng dầu từ Dinh Cố, Dung Quất.
Riêng Nhà máy Lọc dầu Dinh Cố thì trong quý 3 đã cung cấp cho thị trường 60 nghìn tấn, gồm LPG, xăng, dầu hỏa, FO…
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dù đang chạy thử những đã cho cung cấp cho thị trường 372 nghìn tấn và thu về 4.200 tỷ. Trong thời gian tới, khi vận hành chính thức thì các sản phẩm Nhà máy sẽ tăng lên và ổn định hơn nên chắc chắn vẫn sẽ góp phần bình ổn giá thành trên cả nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu Nhà máy đang chạy thử thì có nhiều trục trặc, khối lượng sản phẩm cũng không được như mong muốn nên chỉ đáp ứng đủ cho các đơn vị trong ngành với sự chỉ đạo trực tiếp của tập đoàn.
Chính vì điều đó nên nếu bán cho các đơn vị ngoài tập đoàn sẽ rất khó khăn về xử lý tài chính. Chẳng hạn như khi nhà máy gặp sự cố vừa qua thì tàu của các Công ty Vận tải Dầu khí, PV Oil… đã phải đậu chờ ở ngoài hàng tuần, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tài chính. Do đó, chỉ có công ty trong ngành thì mới điều hành và có sự hỗ trợ nhất định.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có quy định, việc bán cho các đơn vị trong ngành chỉ thực hiện hết năm nay. Còn sau khi nhà máy vận hành chính thức, chúng tôi cũng đã báo cáo Bộ Công Thương quyết định việc phân phối sản phẩm.
Tăng vốn do có nhiều phát sinh
Việc Chính phủ quyết định bổ sung 500 triệu USD vào tổng dự toán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có phải do chậm tiến độ làm cho dự án “đội vốn”, thưa ông?
Không phải do chậm tiến độ mà do quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy có những phát sinh nhất định. Sau khi xem xét, chúng tôi cho là hợp lý nên đã báo cáo Chính phủ về việc xin tăng vốn.
Vậy, hạng mục nào của Nhà máy có tỷ lệ phát sinh vốn nhiều nhất?
Việc phát sinh xảy ra ở rất nhiều hạng mục khác nhau. Sau khi rà soát kỹ thì Ban chỉ đạo nhà nước về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cùng chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án…đã họp bàn và đưa ra danh mục phát sinh cần bổ sung vốn của Nhà máy để trình Thủ tướng.
Sau khi thẩm tra, thấy hợp lý thì Chính phủ mới chấp thuận bổ sung 550 triệu USD cho tổng dự toán của Nhà máy.
Thưa ông, một số ý kiến cho rằng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chưa vận hành chính thức nhưng đã gặp sự cố. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng thiết bị của nhà máy “có vấn đề”?
Tôi khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó. Phê duyệt nhà thầu, thiết bị cho Nhà máy đã có hẳn Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm trưởng ban với sự tham vấn của hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước.
Ngày 17/2 vừa qua, Nhà máy đã chính thức cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Tính từ đó đến nay, Nhà máy vẫn trong thời gian vận hành thử. Tuy nhiên, vào ngày 14/8 vừa qua, do sự cố hỏng van ở phân xưởng cracking xúc tác (RFCC) nên nhà máy đã phải tạm ngừng vận hành theo đề nghị của nhà thầu chính.
Đây là một sự cố nằm ngoài mong muốn của phía nhà thầu lẫn chủ đầu tư. Sau khi phát hiện ra lỗi, nhà thầu Technip đã khẩn trương khắc phục và đưa nhà máy vận hành trở lại vào ngày 1/10 vừa qua.
Mục đích của việc chạy thử là để chúng tôi kiểm tra, rà roát lại chất lượng thiết bị, yêu cầu kỹ thuật của Nhà máy so với bản hợp đồng đã ký. Trong quá trình chạy thử chúng tôi cũng phát hiện một số sự cố khác chứ không chỉ riêng là sự cố ở van. Đó hoàn toàn là chuyện bình thường của một dự án đang trong quá trình vận hành thử.
Tháng 12 sẽ bàn giao Nhà máy
Vậy, sự cố hỏng van của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là do lỗi kỹ thuật hay do chất lượng của thiết bị không đảm bảo, thưa ông?
Phân xưởng RFCC sau gần hai tháng khởi động đã đạt đến 85% công suất vào 14/8. Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm đó đã xuất hiện rò rỉ nhỏ tại thân van (plug valve PV-1501) xuyên qua lớp thép dày 20mm. Ngay sau đó, dù đã được hàn đắp để giữ cho phân xưởng tiếp tục vận hành, nhưng không thành công.
Tới ngày 16/8, các vị trí rò rỉ trên thân van đã bị phá to hơn và không có khả năng sửa chữa tại chỗ. Ngày 18/8, nhà thầu đã cho dừng toàn nhà máy để xử lý sự cố.
Ngay sau đó, nhà thầu chính Technip đã gửi thư mời các chuyên gia của các bên liên quan như: Nhà cung cấp van Remosa (Italia), nhà cung cấp bản quyền công nghệ cho phân xưởng RFCC Axens (Mỹ), nhà thầu chuyên nghiệp tháo lắp van Nippon Express (Nhật Bản)… đến hiện trường nhà máy để bắt đầu xử lý sự cố trên.
Kết quả kiểm tra cho thấy, đa số các thành phần bên trong như: thân van, ống dẫn hướng, lõi van và các vòng roăng.. đều bị hỏng do mài mòn, cần được sửa chữa hoặc thay mới. Theo nhà thầu chính, nguyên là do chất xúc tác chui vào đáy van.
Chúng tôi khẳng định, trách nhiệm thuộc nhà thầu Technip vì hiện Nhà máy vẫn trong quá trình chạy thử, phía nhà thầu chưa bàn giao nhà máy. Ngay cả khi bàn giao nhà máy thì nhà thầu cũng có trách nhiệm bảo hành nhà máy trong thời gian 2 năm.
Đến bao giờ thì nhà thầu sẽ bàn giao Nhà máy cho Petro Vietnam, thưa ông?
Lẽ ra, thời hạn bàn giao nhà máy đã được ấn định vào ngày 25/10 sắp tới. Tuy nhiên, do sự cố hỏng van vừa qua nên nhà thầu đã báo cáo lùi thời hạn bàn giao nhà máy vào cuối tháng 12 này. Từ nay đến trước khi bàn giao thì chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ Nhà máy tránh sự cố như vừa qua, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch.
Đó là khẳng định của ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) khi trao đổi với VnEconomy xung quanh sự cố của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa qua cũng như quyết định của Thủ tướng về việc bổ sung hơn 550 triệu USD cho nhà máy.
Ông Thực cho biết, giữa tháng 8 vừa qua, Thủ tướng quyết định tăng thêm gần 553 triệu USD vào tổng dự toán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm phù hợp với tình hình biến động của giá cả cũng như tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 100% công suất của dự án.
Với quyết định này, tổng mức đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được tăng từ 2,501 tỷ USD lên 3,054 tỷ USD, trong đó chi phí cho các hợp đồng EPC gần 2,481 tỷ USD; chi phí cho các hạng mục, công trình ngoài các hợp đồng EPC gần 215,6 triệu USD; chi phí tài chính gần 90 triệu USD; vốn lưu động 200 triệu USD và chi phí dự phòng hơn 67,4 triệu USD (bao gồm chi phí hỗ trợ các hộ dân đã di chuyển, nhường đất cho dự án).
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, với việc Chính phủ quyết định bổ sung 550 triệu USD vào tổng dự toán của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ làm cho giá xăng dầu của Nhà máy tăng lên?
Tôi khẳng định, giá thành của bất kỳ một sản phẩm nào cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ chi phí đầu tư, nhiên liệu, vận hành, trượt giá…Do đó, nếu chi phí đầu tư tăng lên thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhà máy đó. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào thì phải có tính toán cụ thể.
Song cũng có thể, khi chúng ta tăng tổng đầu tư lên mà công nghệ được hoàn thiện hơn thì chi phí cho vận hành, bảo dưỡng sẽ ít đi.
Nếu giá bán các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng lên và chỉ do các doanh nghiệp trong ngành phân phối thì xăng dầu của Petro Vietnam có còn ý nghĩa trong việc bình ổn giá, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đang có các nguồn xăng dầu từ Dinh Cố, Dung Quất.
Riêng Nhà máy Lọc dầu Dinh Cố thì trong quý 3 đã cung cấp cho thị trường 60 nghìn tấn, gồm LPG, xăng, dầu hỏa, FO…
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dù đang chạy thử những đã cho cung cấp cho thị trường 372 nghìn tấn và thu về 4.200 tỷ. Trong thời gian tới, khi vận hành chính thức thì các sản phẩm Nhà máy sẽ tăng lên và ổn định hơn nên chắc chắn vẫn sẽ góp phần bình ổn giá thành trên cả nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu Nhà máy đang chạy thử thì có nhiều trục trặc, khối lượng sản phẩm cũng không được như mong muốn nên chỉ đáp ứng đủ cho các đơn vị trong ngành với sự chỉ đạo trực tiếp của tập đoàn.
Chính vì điều đó nên nếu bán cho các đơn vị ngoài tập đoàn sẽ rất khó khăn về xử lý tài chính. Chẳng hạn như khi nhà máy gặp sự cố vừa qua thì tàu của các Công ty Vận tải Dầu khí, PV Oil… đã phải đậu chờ ở ngoài hàng tuần, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tài chính. Do đó, chỉ có công ty trong ngành thì mới điều hành và có sự hỗ trợ nhất định.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có quy định, việc bán cho các đơn vị trong ngành chỉ thực hiện hết năm nay. Còn sau khi nhà máy vận hành chính thức, chúng tôi cũng đã báo cáo Bộ Công Thương quyết định việc phân phối sản phẩm.
Tăng vốn do có nhiều phát sinh
Việc Chính phủ quyết định bổ sung 500 triệu USD vào tổng dự toán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có phải do chậm tiến độ làm cho dự án “đội vốn”, thưa ông?
Không phải do chậm tiến độ mà do quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy có những phát sinh nhất định. Sau khi xem xét, chúng tôi cho là hợp lý nên đã báo cáo Chính phủ về việc xin tăng vốn.
Vậy, hạng mục nào của Nhà máy có tỷ lệ phát sinh vốn nhiều nhất?
Việc phát sinh xảy ra ở rất nhiều hạng mục khác nhau. Sau khi rà soát kỹ thì Ban chỉ đạo nhà nước về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cùng chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án…đã họp bàn và đưa ra danh mục phát sinh cần bổ sung vốn của Nhà máy để trình Thủ tướng.
Sau khi thẩm tra, thấy hợp lý thì Chính phủ mới chấp thuận bổ sung 550 triệu USD cho tổng dự toán của Nhà máy.
Thưa ông, một số ý kiến cho rằng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chưa vận hành chính thức nhưng đã gặp sự cố. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng thiết bị của nhà máy “có vấn đề”?
Tôi khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó. Phê duyệt nhà thầu, thiết bị cho Nhà máy đã có hẳn Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm trưởng ban với sự tham vấn của hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước.
Ngày 17/2 vừa qua, Nhà máy đã chính thức cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Tính từ đó đến nay, Nhà máy vẫn trong thời gian vận hành thử. Tuy nhiên, vào ngày 14/8 vừa qua, do sự cố hỏng van ở phân xưởng cracking xúc tác (RFCC) nên nhà máy đã phải tạm ngừng vận hành theo đề nghị của nhà thầu chính.
Đây là một sự cố nằm ngoài mong muốn của phía nhà thầu lẫn chủ đầu tư. Sau khi phát hiện ra lỗi, nhà thầu Technip đã khẩn trương khắc phục và đưa nhà máy vận hành trở lại vào ngày 1/10 vừa qua.
Mục đích của việc chạy thử là để chúng tôi kiểm tra, rà roát lại chất lượng thiết bị, yêu cầu kỹ thuật của Nhà máy so với bản hợp đồng đã ký. Trong quá trình chạy thử chúng tôi cũng phát hiện một số sự cố khác chứ không chỉ riêng là sự cố ở van. Đó hoàn toàn là chuyện bình thường của một dự án đang trong quá trình vận hành thử.
Tháng 12 sẽ bàn giao Nhà máy
Vậy, sự cố hỏng van của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là do lỗi kỹ thuật hay do chất lượng của thiết bị không đảm bảo, thưa ông?
Phân xưởng RFCC sau gần hai tháng khởi động đã đạt đến 85% công suất vào 14/8. Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm đó đã xuất hiện rò rỉ nhỏ tại thân van (plug valve PV-1501) xuyên qua lớp thép dày 20mm. Ngay sau đó, dù đã được hàn đắp để giữ cho phân xưởng tiếp tục vận hành, nhưng không thành công.
Tới ngày 16/8, các vị trí rò rỉ trên thân van đã bị phá to hơn và không có khả năng sửa chữa tại chỗ. Ngày 18/8, nhà thầu đã cho dừng toàn nhà máy để xử lý sự cố.
Ngay sau đó, nhà thầu chính Technip đã gửi thư mời các chuyên gia của các bên liên quan như: Nhà cung cấp van Remosa (Italia), nhà cung cấp bản quyền công nghệ cho phân xưởng RFCC Axens (Mỹ), nhà thầu chuyên nghiệp tháo lắp van Nippon Express (Nhật Bản)… đến hiện trường nhà máy để bắt đầu xử lý sự cố trên.
Kết quả kiểm tra cho thấy, đa số các thành phần bên trong như: thân van, ống dẫn hướng, lõi van và các vòng roăng.. đều bị hỏng do mài mòn, cần được sửa chữa hoặc thay mới. Theo nhà thầu chính, nguyên là do chất xúc tác chui vào đáy van.
Chúng tôi khẳng định, trách nhiệm thuộc nhà thầu Technip vì hiện Nhà máy vẫn trong quá trình chạy thử, phía nhà thầu chưa bàn giao nhà máy. Ngay cả khi bàn giao nhà máy thì nhà thầu cũng có trách nhiệm bảo hành nhà máy trong thời gian 2 năm.
Đến bao giờ thì nhà thầu sẽ bàn giao Nhà máy cho Petro Vietnam, thưa ông?
Lẽ ra, thời hạn bàn giao nhà máy đã được ấn định vào ngày 25/10 sắp tới. Tuy nhiên, do sự cố hỏng van vừa qua nên nhà thầu đã báo cáo lùi thời hạn bàn giao nhà máy vào cuối tháng 12 này. Từ nay đến trước khi bàn giao thì chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ Nhà máy tránh sự cố như vừa qua, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch.