Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lâm vào cảnh tồn kho
Tính đến đầu tháng 10/2010, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tồn kho 750 nghìn tấn xăng, dầu các loại và 2 triệu m3 khí
Tính đến đầu tháng 10/2010, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tồn kho 750 nghìn tấn xăng, dầu các loại và 2 triệu m3 khí.
Con số trên được Bộ Công Thương công bố tại cuộc họp giao ban vào đầu tuần này. Đây có thể xem là một nghịch lý đối với công tác quản lý, điều hành thị trường xăng dầu, bởi ngay cả khi Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất vận hành 100% công suất thì cũng chỉ mới đáp ứng được 33% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước.
Đó là chưa kể đến thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu vẫn nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về là chủ yếu.
Về nguyên nhân của tình trạng này, tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú nói do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu những tháng cuối năm giảm, trong khi lượng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện đã tăng khoảng 20% so với kế hoạch (năm ngoái thấp hơn kế hoạch) nên đã tác động tới thị trường. Cộng với việc các công ty đầu mối đáp ứng tốt việc phân phối hàng từ nguồn nhập khẩu nên dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “có vấn đề”.
Trong khi đó, bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, do kế hoạch cung cấp xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không ổn định, cộng với chỉ đạo của Chính phủ là phải bình ổn giá nên sản lượng nhập khẩu phải cân đối lớn, thường lên tới 50% nên buộc doanh nghiệp này phải cân đối sớm từ đầu năm.
Bà Huyền cũng cho hay, vừa qua lãnh đạo Petro Vietnam và Petrolimex đã có cuộc gặp trao đổi nhằm tìm giải pháp tiêu thụ, để không phải giảm công suất nhà máy.
Theo lãnh đạo Petrolimex, nếu huy động hết thì sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30%, 70% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Do đó, Petrolimex kiến nghị các bên phải cân đối mục tiêu, bởi mỗi khi đã ký hợp đồng nhập khẩu mà hủy thì đơn vị này sẽ phải chịu thiệt hại khá lớn.
Để khắc phục bất cập trên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chỉ đạo, các đầu mối phải rút kinh nghiệm, các bên nên ký hợp đồng từ đầu năm để tránh tình trạng kế hoạch dồn về cuối năm.
Cũng theo Thứ trưởng Tú, hiện có 9/11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tham gia tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, song sản lượng tiêu thụ chỉ từ 30 - 40%, trong đó Petrolimex tiêu thụ mới chỉ 19%.
Bên cạnh vấn đề tồn kho, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, chất lượng một số sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất còn “có vấn đề”. Cụ thể, dầu mazut có một số chỉ tiêu chưa đạt, dầu Zet A1 chưa làm thủ tục đăng ký để tiêu thụ nội địa.
Thứ trưởng Tú cũng khẳng định, việc Petro Vietnam giao cho PV Oil làm đầu mối tiêu thụ chính là không công bằng, không mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp khác, do PV Oil có “hoa hồng” tốt hơn, nên các đầu mối khác không mặn mà với việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ trực tiếp giao cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tiêu thụ và chủ động xuất khẩu, còn Petrolimex phải tăng gấp đôi mức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Liên quan đến 2 triệu m3 khí tồn kho, Thứ trưởng Tú cho biết, hiện đã có 6 đơn vị đăng ký giảm nhập khẩu khoảng 600 nghìn m3 khí. Với chỉ đạo đó, Bộ Công Thương hy vọng từ nay đến cuối năm tình hình sẽ được cải thiện.
Con số trên được Bộ Công Thương công bố tại cuộc họp giao ban vào đầu tuần này. Đây có thể xem là một nghịch lý đối với công tác quản lý, điều hành thị trường xăng dầu, bởi ngay cả khi Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất vận hành 100% công suất thì cũng chỉ mới đáp ứng được 33% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước.
Đó là chưa kể đến thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu vẫn nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về là chủ yếu.
Về nguyên nhân của tình trạng này, tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú nói do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu những tháng cuối năm giảm, trong khi lượng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện đã tăng khoảng 20% so với kế hoạch (năm ngoái thấp hơn kế hoạch) nên đã tác động tới thị trường. Cộng với việc các công ty đầu mối đáp ứng tốt việc phân phối hàng từ nguồn nhập khẩu nên dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất “có vấn đề”.
Trong khi đó, bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, do kế hoạch cung cấp xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không ổn định, cộng với chỉ đạo của Chính phủ là phải bình ổn giá nên sản lượng nhập khẩu phải cân đối lớn, thường lên tới 50% nên buộc doanh nghiệp này phải cân đối sớm từ đầu năm.
Bà Huyền cũng cho hay, vừa qua lãnh đạo Petro Vietnam và Petrolimex đã có cuộc gặp trao đổi nhằm tìm giải pháp tiêu thụ, để không phải giảm công suất nhà máy.
Theo lãnh đạo Petrolimex, nếu huy động hết thì sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30%, 70% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Do đó, Petrolimex kiến nghị các bên phải cân đối mục tiêu, bởi mỗi khi đã ký hợp đồng nhập khẩu mà hủy thì đơn vị này sẽ phải chịu thiệt hại khá lớn.
Để khắc phục bất cập trên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chỉ đạo, các đầu mối phải rút kinh nghiệm, các bên nên ký hợp đồng từ đầu năm để tránh tình trạng kế hoạch dồn về cuối năm.
Cũng theo Thứ trưởng Tú, hiện có 9/11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tham gia tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, song sản lượng tiêu thụ chỉ từ 30 - 40%, trong đó Petrolimex tiêu thụ mới chỉ 19%.
Bên cạnh vấn đề tồn kho, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, chất lượng một số sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất còn “có vấn đề”. Cụ thể, dầu mazut có một số chỉ tiêu chưa đạt, dầu Zet A1 chưa làm thủ tục đăng ký để tiêu thụ nội địa.
Thứ trưởng Tú cũng khẳng định, việc Petro Vietnam giao cho PV Oil làm đầu mối tiêu thụ chính là không công bằng, không mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp khác, do PV Oil có “hoa hồng” tốt hơn, nên các đầu mối khác không mặn mà với việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ trực tiếp giao cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tiêu thụ và chủ động xuất khẩu, còn Petrolimex phải tăng gấp đôi mức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Liên quan đến 2 triệu m3 khí tồn kho, Thứ trưởng Tú cho biết, hiện đã có 6 đơn vị đăng ký giảm nhập khẩu khoảng 600 nghìn m3 khí. Với chỉ đạo đó, Bộ Công Thương hy vọng từ nay đến cuối năm tình hình sẽ được cải thiện.