Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ra sản phẩm sớm hơn dự kiến
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được vận hành thương mại vào ngày 21/2 tới, thay vì ngày 25/2 như dự kiến trước đó
Theo thông báo mới nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được chính thức khởi động và đưa vào vận hành thương mại vào ngày 21/2/2009, sớm hơn 4 ngày so với dự kiến trước đó là 25/2.
Petro Vietnam cho biết, tính đến ngày 1/2/2009, tổng tiến độ của dự án đã đạt 98%, công tác chạy thử đạt trên 60%. Một số hạng mục như đê chắn sóng, cảng xuất sản phẩm, nhà máy điện cùng một số phân xưởng công nghệ... đã và đang đi vào hoạt động.
Theo ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam, hiện các thỏa thuận và hợp đồng nguyên tắc với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ liên quan khác đã được ký kết, sẵn sàng cho việc khởi động nhà máy đúng theo kế hoạch.
Cũng theo ông Thăng, tính đến thời điểm này, Ban quản lý dự án phối hợp với các nhà thầu đã nhập về 52.500 tấn dầu diesel, 80.000 tấn dầu thô Bạch Hổ để phục vụ chạy thử; nhập 800 tấn khí hóa lỏng LPG bằng đường bộ vào các bể chứa và đã tiến hành đốt ngọn đuốc của nhà máy.
Ông Thăng cũng cho biết, tổng số nhân sự tham gia chạy thử nhà máy là 900 người, trong đó có 419 kỹ sư và 481 công nhân kỹ thuật, trực ca làm việc liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần.
Ngay trong Tết Nguyên đán vừa qua, lãnh đạo Petro Vietnam cũng toàn thể cán bộ, công nhân của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã không nghỉ Tết, nhằm đảm bảo tiến độ của dự án.
Với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ chế biến ra các sản phẩm chính như dầu diesel ôtô, xăng A90/92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, các loại khí PP, LPG..., đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong nước.
Dự kiến doanh số hằng năm của nhà máy vào khoảng trên 55.000 tỷ đồng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/1997, theo hình thức Việt Nam tự đầu tư, với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, bao gồm cả chi phí tài chính. Petro Vietnam được Chính phủ giao làm chủ đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á những năm 1997-1998, nên tiến độ của dự án đã chậm lại và Chính phủ cũng đã quyết định chọn đối tác nước ngoài để đầu tư thực hiện dự án theo hình thức liên doanh.
Petro Vietnam cho biết, tính đến ngày 1/2/2009, tổng tiến độ của dự án đã đạt 98%, công tác chạy thử đạt trên 60%. Một số hạng mục như đê chắn sóng, cảng xuất sản phẩm, nhà máy điện cùng một số phân xưởng công nghệ... đã và đang đi vào hoạt động.
Theo ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam, hiện các thỏa thuận và hợp đồng nguyên tắc với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ liên quan khác đã được ký kết, sẵn sàng cho việc khởi động nhà máy đúng theo kế hoạch.
Cũng theo ông Thăng, tính đến thời điểm này, Ban quản lý dự án phối hợp với các nhà thầu đã nhập về 52.500 tấn dầu diesel, 80.000 tấn dầu thô Bạch Hổ để phục vụ chạy thử; nhập 800 tấn khí hóa lỏng LPG bằng đường bộ vào các bể chứa và đã tiến hành đốt ngọn đuốc của nhà máy.
Ông Thăng cũng cho biết, tổng số nhân sự tham gia chạy thử nhà máy là 900 người, trong đó có 419 kỹ sư và 481 công nhân kỹ thuật, trực ca làm việc liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần.
Ngay trong Tết Nguyên đán vừa qua, lãnh đạo Petro Vietnam cũng toàn thể cán bộ, công nhân của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã không nghỉ Tết, nhằm đảm bảo tiến độ của dự án.
Với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ chế biến ra các sản phẩm chính như dầu diesel ôtô, xăng A90/92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, các loại khí PP, LPG..., đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong nước.
Dự kiến doanh số hằng năm của nhà máy vào khoảng trên 55.000 tỷ đồng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/1997, theo hình thức Việt Nam tự đầu tư, với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, bao gồm cả chi phí tài chính. Petro Vietnam được Chính phủ giao làm chủ đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á những năm 1997-1998, nên tiến độ của dự án đã chậm lại và Chính phủ cũng đã quyết định chọn đối tác nước ngoài để đầu tư thực hiện dự án theo hình thức liên doanh.