07:46 10/05/2023

Nhân sự trong lĩnh vực công nghệ không còn giàu như trước đây

Lợi nhuận của các công ty công nghệ bốc hơi trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn đã khiến các lao động trong lĩnh vực này phải chật vật với vấn đề tài chính…

Nhân sự trong lĩnh vực công nghệ không còn giàu như trước đây
Nhân sự trong lĩnh vực công nghệ không còn giàu như trước đây

Tháng 12/2021, cổ phiếu của công ty mẹ Google là Alphabet đạt mức cao kỷ lục. Thành công của công ty trị giá 2 nghìn tỷ USD cũng là thành công của Tommy York, người đàn ông lớn lên ở San Francisco và chỉ đạt được mục tiêu mua một ngôi nhà ở thành phố đắt đỏ này cho đến khi ông trở thành kỹ sư tại Google. 

Tuy nhiên, sau đó, trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu bắt đầu suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất. Cổ phiếu của các công ty công nghệ sụp đổ. GOOG (Mã cổ phiếu của Google) lao thẳng xuống kết thúc năm 2022 bằng việc giảm 39% và Tommy buộc phải trở thành nạn nhân của làn sóng sa thải. 

CÁC VỊ TRÍ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TỪNG ĐƯỢC CA NGỢI LÀ TẤM VÉ DẪN ĐẾN SỰ GIÀU CÓ 

Nhìn chung, cổ phiếu thường chiếm một phần lớn trong khoản lương hậu hĩnh của nhân viên trong các công ty công nghệ.

Tuy nhiên, khi thị trường lao dốc trong năm ngoái, hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng bị đóng băng, hàng trăm nghìn nhân sự trong lĩnh vực công nghệ đã mất việc. Và đương nhiên, tài sản của cả thị trường lao động công nghệ đã giảm mạnh trong năm ngoái. Mặc dù một số cổ phiếu công nghệ đã phục hồi trong năm nay, nhưng chúng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của năm 2021.

Tháng 1 năm nay, vài ngày sau khi kết thúc thời gian nghỉ tang của mẹ mình, York, 33 tuổi, đã bị cho nghỉ việc cùng với hàng nghìn nhân viên khác của Google. Theo đó, anh đã nhận được khoảng 46.000 USD từ khoản trợ cấp cổ phiếu. Cũng chính lúc đó, anh nhận ra rằng một khi thị trường công nghệ ảm đạm, mức lương trong công việc tiếp theo cũng sẽ chẳng khấm khá.  

Tommy York, ở nhà tại San Francisco   
Tommy York, ở nhà tại San Francisco   

Được biết, nhân viên bị cho thôi việc tại các công ty công nghệ giao dịch công khai thường được bồi thường bằng cổ phiếu hạn chế (RSU). Số tiền này không có định mức cố định mà sẽ dựa trên tình hình giá cổ phiếu của công ty tại thời điểm bàn giao. Chẳng hạn, nếu khoản trợ cấp theo cổ phiếu của Meta vào cuối năm 2021 trị giá 50.000 USD, hiện nay giá trị này đã thấp hơn một phần ba so với con số trước đó. Không chỉ Google, cổ phiếu của Amazon sụt giảm cũng đã làm giảm 15% - 50% khoản bồi thường cho nhân viên trong năm 2023. 

Cổ phiếu của công ty thường chiếm một phần khá lớn trong tổng tài sản của nhân viên công nghệ. Tuy nhiên, những nhân viên bị sa thải với trợ cấp cổ phiếu thường sẽ bị chi trả thành nhiều lần. Chính vì vậy, nhiều người từ chối bán cổ phiếu dù cho có nghỉ việc và họ sẵn sàng đánh cược rằng giá sẽ tiếp tục tăng. 

Brandon Welch, một cố vấn tài chính ở San Diego, cho biết: “Trước kia, khi cổ phiếu công nghệ liên tục tăng giá, bồi thường vốn chủ sở hữu là một điều tuyệt vời. Nhưng rồi cơn bão năm 2022, đã khiến nó thành nỗi đau của các nhân viên”. 

KHÁC VỚI TRƯỚC KIA, CÁC LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ĐỀU ĐANG THẮT CHẶT CHI TIÊU 

Kỹ sư phần mềm Samantha Voigt, bên ngoài ngôi nhà của cô ở San Francisco, cho biết các cuộc trò chuyện với bạn bè đã chuyển sang chủ đề sa thải nhân viên  
Kỹ sư phần mềm Samantha Voigt, bên ngoài ngôi nhà của cô ở San Francisco, cho biết các cuộc trò chuyện với bạn bè đã chuyển sang chủ đề sa thải nhân viên  

Samantha Voigt, 27 tuổi, đã nhận công việc kỹ sư phần mềm tại Square, hiện được gọi là Block, vào năm 2017 sau khi tốt nghiệp đại học. Cổ phiếu của công ty đã tăng gấp 9 lần trong thời gian cô làm việc ở đó, mang lại cho Voigt nguồn tài chính dư dả mà cô chưa bao giờ mong đợi có được sớm như vậy trong sự nghiệp của mình. Voigt đã trả hết khoản vay sinh viên và mua một chiếc ô tô. Cô dễ dàng chi trả mọi thứ mà bản thân muốn. Và khi cảm thấy kiệt sức, cô đã nghỉ làm. 

Công việc mới của Voigt là tại một công ty khởi nghiệp và cô được trả lương cao hơn, tuy nhiên các khoản thanh toán cho nhân viên bị sa thải tại công ty này thì lại không chắc chắn.

Voigt nói: “Tôi từng có thể tiêu bất cứ thứ gì. Nhưng thực sự, bây giờ tôi phải suy nghĩ về cách chi tiêu của mình rất nhiều”. Voigt đã bắt đầu phải sử dụng các ứng dụng để theo dõi chi tiêu và đang thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống, chẳng hạn như tự tắm cho chú chó của mình thay vì đưa đến spa. Những chủ đề tán gẫu trước kia của cô với bạn nay đã chuyển thành việc công ty của họ đang sa thải nhân viên.

Những khó khăn chung trong thị trường công nghệ đã đặt các công ty khởi nghiệp vào một tình thế đặc biệt khó khăn, làm giảm giá trị doanh nghiệp và trì hoãn vô thời hạn các đợt IPO của họ. 

Ryan Stevens, 39 tuổi, làm việc tại một trung tâm chăm sóc khách hàng của Verizon ở Tennessee trước khi chuyển sang lĩnh vực công nghệ (vận hành sản phẩm tại Google, Meta và trang hỏi đáp Quora) vào năm 2009, khi bị thu hút bởi các đặc quyền tại nơi làm việc và mức lương cao hơn. 

Bước vào thị trường khá muộn, cổ phiếu mà ông Stevens thu thập ít hơn so với những gì mà các đồng nghiệp kỹ sư phần mềm của ông đã kiếm được, tuy vậy ông vẫn hy vọng chúng sẽ giúp ông mua một ngôi nhà khi lập gia đình. Meta đã cấp cho ông khoản trợ cấp trị giá 80.000 USD trong vòng 4 năm khi ông bắt đầu làm việc tại công ty vào tháng 8/2021. Đến tháng 11/2022, Meta đã sa thải ông cùng với hàng nghìn người khác. Sau khi rút một số cổ phiếu ra tiền mặt để trang trải chi phí, ông Stevens chỉ còn lại số cổ phiếu trị giá khoảng 10.000 USD.