Nhập siêu năm nay vượt 12 tỷ USD
Mức nhập siêu năm nay của Việt Nam thấp hơn nhiều con số của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra
Nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, báo cáo tình hình xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết như vậy.
Con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Bên phía nhập khẩu, các con số tương ứng là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%.
Như vậy, nhập siêu năm nay bằng khoảng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 khoảng 28,5%).
Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD).
Số liệu cho thấy, hoạt động xuất khẩu có chiều hướng tăng trong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn đem về từ tái xuất vàng (2,287 tỷ USD), tuy nhiên sau đó, xuất khẩu lại sụt giảm khoảng 20% trong tháng 4, để rồi tăng dần đến cuối năm, đan xen bằng những tháng giảm kim ngạch.
Phía nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục 7 tháng đầu năm, sau đó giảm khoảng 8% trong tháng 8, tiếp tục tăng trong 3 tháng sau đó, trước khi điều chỉnh nhẹ trong tháng cuối cùng của năm.
Đáng chú ý, trong 3 tháng gần đây cán cân thương mại đã có sự đổi chiều ngoại mục. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trước đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11/2009.
Nhìn vào từng mặt hàng xuất nhập khẩu, tình hình không có biến động lớn.
Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, so với thực hiện năm 2008, chỉ có dầu thô giảm về lượng (âm 2,4%) do đã dành hơn 2 triệu tấn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các mặt hàng còn lại đều tăng. Tuy nhiên, do giá giảm mạnh nên kim ngạch đa số các mặt hàng đều giảm so với năm 2008 (chỉ có 8 mặt hàng tăng).
Tương tự, trong 27 mặt hàng nhập khẩu, đa số tăng về lượng (chỉ có 3 mặt hàng giảm), nhưng số mặt hàng tăng về giá trị cũng không nhiều (9 mặt hàng).
Liên quan đến hoạt động nhập khẩu vàng trong hai tháng gần đây, theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 11/2009 đạt trên 337 triệu USD và được tính chung vào nhóm hàng hóa khác, không có thống kê riêng.
Theo ước tính của VnEconomy, lượng vàng nhập khẩu tương ứng khoảng 9-10 tấn. Cũng nguồn tin này cho hay, kim ngạch nhập khẩu vàng trong tháng 12/2009 không đáng kể.
Như vậy, kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này.
* Năm 2009, xuất khẩu dầu thô giảm 2,4% về lượng nhưng giảm đến 40% về giá trị; hạt tiêu tăng 51,3% về lượng và tăng 14,3% về giá trị; than đá tăng 29,9% và giảm 4,5%; chè tăng 27,3% và tăng 21,3%; cà phê tăng 10,2% và giảm 19%; gạo tăng 25,4% và giảm 8%…
Trong khi đó, nhập khẩu xăng dầu đã giảm 3,5% về lượng và giảm tới 43,8% về giá trị; phân bón tăng 41,9% về lượng và giảm 8,4% về giá trị; sắt thép tăng 13,8% và giảm 22,9%; khí đốt hóa lỏng tăng 11,5% và giảm 24,9%...
Con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Bên phía nhập khẩu, các con số tương ứng là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%.
Như vậy, nhập siêu năm nay bằng khoảng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 khoảng 28,5%).
Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD).
Số liệu cho thấy, hoạt động xuất khẩu có chiều hướng tăng trong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn đem về từ tái xuất vàng (2,287 tỷ USD), tuy nhiên sau đó, xuất khẩu lại sụt giảm khoảng 20% trong tháng 4, để rồi tăng dần đến cuối năm, đan xen bằng những tháng giảm kim ngạch.
Phía nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục 7 tháng đầu năm, sau đó giảm khoảng 8% trong tháng 8, tiếp tục tăng trong 3 tháng sau đó, trước khi điều chỉnh nhẹ trong tháng cuối cùng của năm.
Đáng chú ý, trong 3 tháng gần đây cán cân thương mại đã có sự đổi chiều ngoại mục. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trước đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11/2009.
Biểu đồ xuất, nhập khẩu và chênh lệch xuất khẩu so với nhập khẩu qua các tháng năm 2009 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nhìn vào từng mặt hàng xuất nhập khẩu, tình hình không có biến động lớn.
Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, so với thực hiện năm 2008, chỉ có dầu thô giảm về lượng (âm 2,4%) do đã dành hơn 2 triệu tấn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các mặt hàng còn lại đều tăng. Tuy nhiên, do giá giảm mạnh nên kim ngạch đa số các mặt hàng đều giảm so với năm 2008 (chỉ có 8 mặt hàng tăng).
Tương tự, trong 27 mặt hàng nhập khẩu, đa số tăng về lượng (chỉ có 3 mặt hàng giảm), nhưng số mặt hàng tăng về giá trị cũng không nhiều (9 mặt hàng).
Liên quan đến hoạt động nhập khẩu vàng trong hai tháng gần đây, theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 11/2009 đạt trên 337 triệu USD và được tính chung vào nhóm hàng hóa khác, không có thống kê riêng.
Theo ước tính của VnEconomy, lượng vàng nhập khẩu tương ứng khoảng 9-10 tấn. Cũng nguồn tin này cho hay, kim ngạch nhập khẩu vàng trong tháng 12/2009 không đáng kể.
Như vậy, kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này.
* Năm 2009, xuất khẩu dầu thô giảm 2,4% về lượng nhưng giảm đến 40% về giá trị; hạt tiêu tăng 51,3% về lượng và tăng 14,3% về giá trị; than đá tăng 29,9% và giảm 4,5%; chè tăng 27,3% và tăng 21,3%; cà phê tăng 10,2% và giảm 19%; gạo tăng 25,4% và giảm 8%…
Trong khi đó, nhập khẩu xăng dầu đã giảm 3,5% về lượng và giảm tới 43,8% về giá trị; phân bón tăng 41,9% về lượng và giảm 8,4% về giá trị; sắt thép tăng 13,8% và giảm 22,9%; khí đốt hóa lỏng tăng 11,5% và giảm 24,9%...