Nhật Bản chứng kiến vụ phá sản 5 tỷ USD
Đây là vụ phá sản lớn nhất từng xảy ra trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại đất nước mặt trời mọc.
Công ty cho vay tiêu dùng Takefuji của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên cơ quan chức năng của nước này. Số nợ mà Takefuju mang theo khi “chìm xuồng” là 433,6 tỷ Yên, tương đương 5,1 tỷ USD.
Hãng tin BBC cho biết, đây là vụ phá sản lớn nhất từng xảy ra trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại đất nước mặt trời mọc.
Những rắc rối mà Takefuji gặp phải bắt nguồn từ năm 2006 khi tòa án Nhật kết luận rằng, công ty này cùng với nhiều công ty cho vay tiêu dùng khác đã áp dụng mức lãi suất cao bất hợp pháp và phải trả lại số tiền lãi vượt trội đó cho khách hàng. Takefuji không có đủ tiền mặt để trả lại cho khách và buộc phải đi tới quyết định phá sản.
Nhiều khả năng, sau khi đơn phá sản của công ty này được trình lên, nhiều công ty cho vay tiêu dùng khác tại Nhật như Rivals Aiful, Promise hay Acom sẽ phải đối mặt với một làn sóng đòi lại tiền gia tăng từ phía khách hàng.
Ước tính, lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Nhật sẽ phải bồi hoàn số tiền 4,4 nghìn tỷ Yên cho khách hàng, buộc các công ty trong ngành này phải đi tới những lựa chọn như cắt giảm nhân viên, đóng cửa chi nhánh, hoặc thậm chí là phá sản như Takefuji.
Lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Nhật càng thêm phần điêu đứng sau khi các nhà chức trách nước này áp dụng những quy định mới về giới hạn quy mô khoản vay bắt đầu từ tháng 6. Quy định này không cho phép cho vay quá 1/3 thu nhập hàng năm của khách hàng.
Bên cạnh đó, mức lãi suất tối đa mà các công ty cho vay được phép áp dụng cũng giảm xuống 20% từ mức trên 29%/năm trước kia.
Thành lập năm 1966, Takefuju là một trong 4 công ty cho vay tiêu dùng lớn nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, BBC cho biết, công ty này lại không có quan hệ chặt chẽ với bất kỳ một ngân hàng lớn nào tại Nhật. Do vậy, khi bị khách hàng đòi bồi hoàn một số tiền lớn, Takefuji đương nhiên bị rơi vào tình trạng kẹt thanh khoản.
Theo hãng tin Bloomberg, ở thời điểm ngày 30/6 vừa qua, Takefuji chỉ có trong tay 20,1 tỷ Yên tiền mặt và tiền gửi, giảm quá nửa so với mức 40,4 tỷ Yên vào cuối quý 1. Lợi nhuận ròng quý 2 của công ty này giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, còn 6,3 tỷ Yên.
Trước khi đơn xin bảo hộ phá sản của Takefuji được nộp lên tòa án, giá cổ phiếu của công ty đã đóng cửa với mức giảm 32% tại thị trường Tokyo. Hiện Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đang xem xét liệu có tiếp tục để cổ phiếu này trong danh sách các cổ phiếu được niêm yết.
Sau khi hoàn tất quá trình phá sản, Takefuji có thể không bị giải thể mà sẽ cơ cấu lại công ty.
Hãng tin BBC cho biết, đây là vụ phá sản lớn nhất từng xảy ra trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại đất nước mặt trời mọc.
Những rắc rối mà Takefuji gặp phải bắt nguồn từ năm 2006 khi tòa án Nhật kết luận rằng, công ty này cùng với nhiều công ty cho vay tiêu dùng khác đã áp dụng mức lãi suất cao bất hợp pháp và phải trả lại số tiền lãi vượt trội đó cho khách hàng. Takefuji không có đủ tiền mặt để trả lại cho khách và buộc phải đi tới quyết định phá sản.
Nhiều khả năng, sau khi đơn phá sản của công ty này được trình lên, nhiều công ty cho vay tiêu dùng khác tại Nhật như Rivals Aiful, Promise hay Acom sẽ phải đối mặt với một làn sóng đòi lại tiền gia tăng từ phía khách hàng.
Ước tính, lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Nhật sẽ phải bồi hoàn số tiền 4,4 nghìn tỷ Yên cho khách hàng, buộc các công ty trong ngành này phải đi tới những lựa chọn như cắt giảm nhân viên, đóng cửa chi nhánh, hoặc thậm chí là phá sản như Takefuji.
Lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Nhật càng thêm phần điêu đứng sau khi các nhà chức trách nước này áp dụng những quy định mới về giới hạn quy mô khoản vay bắt đầu từ tháng 6. Quy định này không cho phép cho vay quá 1/3 thu nhập hàng năm của khách hàng.
Bên cạnh đó, mức lãi suất tối đa mà các công ty cho vay được phép áp dụng cũng giảm xuống 20% từ mức trên 29%/năm trước kia.
Thành lập năm 1966, Takefuju là một trong 4 công ty cho vay tiêu dùng lớn nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, BBC cho biết, công ty này lại không có quan hệ chặt chẽ với bất kỳ một ngân hàng lớn nào tại Nhật. Do vậy, khi bị khách hàng đòi bồi hoàn một số tiền lớn, Takefuji đương nhiên bị rơi vào tình trạng kẹt thanh khoản.
Theo hãng tin Bloomberg, ở thời điểm ngày 30/6 vừa qua, Takefuji chỉ có trong tay 20,1 tỷ Yên tiền mặt và tiền gửi, giảm quá nửa so với mức 40,4 tỷ Yên vào cuối quý 1. Lợi nhuận ròng quý 2 của công ty này giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, còn 6,3 tỷ Yên.
Trước khi đơn xin bảo hộ phá sản của Takefuji được nộp lên tòa án, giá cổ phiếu của công ty đã đóng cửa với mức giảm 32% tại thị trường Tokyo. Hiện Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đang xem xét liệu có tiếp tục để cổ phiếu này trong danh sách các cổ phiếu được niêm yết.
Sau khi hoàn tất quá trình phá sản, Takefuji có thể không bị giải thể mà sẽ cơ cấu lại công ty.