Nhật Bản xây đường sắt cao tốc 17 tỷ USD ở Ấn Độ
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng phát triển nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc ở châu Á
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ dự lễ khởi công tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ trong tuần này - một động thái thắt chặt quan hệ giữa Tokyo và New Delhi chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ kết thúc một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm với Trung Quốc ở khu vực biên giới.
Theo tin từ Reuters, việc ông Abe tham dự lễ khởi công diễn ra tại bang quê nhà của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng cho thấy thế đi đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực đường sắt cao tốc - một lĩnh vực mà Trung Quốc đã nỗ lực để thiết lập một thế lực nhưng chưa gặt hái thành công đáng kể.
Từ khi lên cầm quyền, ông Modi đã đưa dự án tuyến đường sắt cao tốc dài 500 km nối giữa trung tâm tài chính Mumbai và thành phố công nghiệp Ahmedabad ở bang miền Tây Gujarat - quê hương ông - thành trung tâm trong nỗ lực nhằm chứng tỏ Ấn Độ có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Ông Abe và Modi sẽ cùng khởi công tuyến đường sắt này vào ngày thứ Năm, Bộ Đường sắt Ấn Độ nói trong một tuyên bố. Chuyến thăm Ấn Độ kéo dài hai ngày của nhà lãnh đạo Nhật sẽ bắt đầu vào ngày thứ Tư.
“Công nghệ này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng và làm thay đổi bộ mặt ngành giao thông Ấn Độ”, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Piyush Goyal phát biểu, hoan nghênh triển vọng tăng trường mà công nghệ tàu “viên đạn” (shinkansen) của Nhật Bản mang lại.
Tại Tokyo, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với các nhà báo: “Chúng tôi muốn hỗ trợ chương trình “Made in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) ở mức nhiều nhất có thể”. Đây là chính sách chủ chốt của Thủ tướng Modi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
“Và để làm được điều đó, chúng tôi muốn làm những việc vượt xa hơn cả tuyến Mumbai-Ahmedabad và đem lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô”, vị quan chức nói.
Tuần này, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc nói trên trước tháng 8/2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Nhật Bản sẽ cung cấp 81% số vốn 1,08 nghìn tỷ Rupee, tương đương gần 17 tỷ USD, cho dự án này. Khoản vay có thời hạn 50 năm, lãi suất 0,1% mỗi năm.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng phát triển kể từ khi ông Modi và ông Abe xích lại gần nhau để tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc ở châu Á. Tháng 6 năm nay, đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra ở biên giới giữa hai nước, và kéo dài cho tới tận cách đây ít hôm.
Mấy năm gần đây, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ đã tăng mạnh ở nhiều lĩnh vực từ ôtô cho tới cơ sở hạ tầng, đưa Nhật trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở Ấn.
Hiện hai nước còn đang thúc đẩy một kế hoạch trong đó Ấn Độ mua máy bay đổ bộ của Nhật Bản, loại US-2 của tập đoàn ShinMaywa Industries. Đây sẽ là một trong những thương vụ bán vũ khí đầu tiên của Nhật kể từ khi nước này chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí tự áp đặt.
Tokyo hy vọng bằng cách đi trước các đối thủ về xuất khẩu công nghệ đường sắt như Trung Quốc và Đức, các công ty Nhật sẽ giành ưu thế tại Ấn Độ, một trong những thị trường hứa hẹn nhất thế giới về thiết bị đường sắt cao tốc.
Vào năm 2015, Trung Quốc giành một hợp đồng về đánh giá khả thi một tuyến đường sắt cao tốc giữa New Delhi và Mumbai, một phần của mạng lưới đường sắt cao tốc dài hơn 10.000 km mà Ấn Độ muốn xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án này vẫn hầu như chưa có tiến triển gì.
Những người phản đối đường sắt cao tốc ở Ấn Độ nói rằng tiền đầu tư cho đường sắt cao tốc sẽ được dùng hiệu quả hơn nếu được dùng để hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc doanh chậm chạp và nguy hiểm của nước này. Ấn Độ hiện là quốc gia sở hữu hệ thống đường sắt lớn thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, một chương trình cải tổ an toàn đường sắt trị giá 15 tỷ USD của Ấn Độ đã bị trì hoãn nhiều lần do một công ty thép quốc doanh của nước này không thể đáp ứng nhu cầu thanh ray mới.
Theo tin từ Reuters, việc ông Abe tham dự lễ khởi công diễn ra tại bang quê nhà của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng cho thấy thế đi đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực đường sắt cao tốc - một lĩnh vực mà Trung Quốc đã nỗ lực để thiết lập một thế lực nhưng chưa gặt hái thành công đáng kể.
Từ khi lên cầm quyền, ông Modi đã đưa dự án tuyến đường sắt cao tốc dài 500 km nối giữa trung tâm tài chính Mumbai và thành phố công nghiệp Ahmedabad ở bang miền Tây Gujarat - quê hương ông - thành trung tâm trong nỗ lực nhằm chứng tỏ Ấn Độ có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Ông Abe và Modi sẽ cùng khởi công tuyến đường sắt này vào ngày thứ Năm, Bộ Đường sắt Ấn Độ nói trong một tuyên bố. Chuyến thăm Ấn Độ kéo dài hai ngày của nhà lãnh đạo Nhật sẽ bắt đầu vào ngày thứ Tư.
“Công nghệ này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng và làm thay đổi bộ mặt ngành giao thông Ấn Độ”, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Piyush Goyal phát biểu, hoan nghênh triển vọng tăng trường mà công nghệ tàu “viên đạn” (shinkansen) của Nhật Bản mang lại.
Tại Tokyo, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với các nhà báo: “Chúng tôi muốn hỗ trợ chương trình “Made in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) ở mức nhiều nhất có thể”. Đây là chính sách chủ chốt của Thủ tướng Modi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
“Và để làm được điều đó, chúng tôi muốn làm những việc vượt xa hơn cả tuyến Mumbai-Ahmedabad và đem lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô”, vị quan chức nói.
Tuần này, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc nói trên trước tháng 8/2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Nhật Bản sẽ cung cấp 81% số vốn 1,08 nghìn tỷ Rupee, tương đương gần 17 tỷ USD, cho dự án này. Khoản vay có thời hạn 50 năm, lãi suất 0,1% mỗi năm.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng phát triển kể từ khi ông Modi và ông Abe xích lại gần nhau để tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc ở châu Á. Tháng 6 năm nay, đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra ở biên giới giữa hai nước, và kéo dài cho tới tận cách đây ít hôm.
Mấy năm gần đây, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ đã tăng mạnh ở nhiều lĩnh vực từ ôtô cho tới cơ sở hạ tầng, đưa Nhật trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở Ấn.
Hiện hai nước còn đang thúc đẩy một kế hoạch trong đó Ấn Độ mua máy bay đổ bộ của Nhật Bản, loại US-2 của tập đoàn ShinMaywa Industries. Đây sẽ là một trong những thương vụ bán vũ khí đầu tiên của Nhật kể từ khi nước này chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí tự áp đặt.
Tokyo hy vọng bằng cách đi trước các đối thủ về xuất khẩu công nghệ đường sắt như Trung Quốc và Đức, các công ty Nhật sẽ giành ưu thế tại Ấn Độ, một trong những thị trường hứa hẹn nhất thế giới về thiết bị đường sắt cao tốc.
Vào năm 2015, Trung Quốc giành một hợp đồng về đánh giá khả thi một tuyến đường sắt cao tốc giữa New Delhi và Mumbai, một phần của mạng lưới đường sắt cao tốc dài hơn 10.000 km mà Ấn Độ muốn xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án này vẫn hầu như chưa có tiến triển gì.
Những người phản đối đường sắt cao tốc ở Ấn Độ nói rằng tiền đầu tư cho đường sắt cao tốc sẽ được dùng hiệu quả hơn nếu được dùng để hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc doanh chậm chạp và nguy hiểm của nước này. Ấn Độ hiện là quốc gia sở hữu hệ thống đường sắt lớn thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, một chương trình cải tổ an toàn đường sắt trị giá 15 tỷ USD của Ấn Độ đã bị trì hoãn nhiều lần do một công ty thép quốc doanh của nước này không thể đáp ứng nhu cầu thanh ray mới.