Nhật ký nghị trường: Làm nhân sự
Một vị ủy viên chuyên trách cơ quan của Quốc hội nói, ông ủng hộ báo chí giám sát hoạt động của đại biểu
Ngày 23/5, Quốc hội bắt đầu vất vả hơn, khi bắt đầu làm nhân sự. Sau 7h30, hành lang Bộ Quốc phòng bắt đầu nhộn nhịp. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc ôm theo tập tài liệu dày vào hàng ghế dành cho khách mời.
Các vị đại biểu chuyên trách và đoàn Hà Nội đến hội trường bằng xe riêng nên thường sớm hơn các đoàn được đưa đón tập trung.
Và câu chuyện bên chén trà sớm không chỉ là dư âm của một ngày thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách ở tổ hôm qua.
Điểm lại rành mạch các chi tiết ở "nhật ký nghị trường" của VnEconomy hai ngày 21 và 22/5, một vị ủy viên chuyên trách cơ quan của Quốc hội nói, ông ủng hộ báo chí giám sát hoạt động của đại biểu. Bởi, trong lúc tâm tư cử tri ở lĩnh vực nào cũng chất chứa nỗi lo, mà đại biểu lại thảo luận lấy lệ thì quả là đáng trách.
Một vị phó đoàn cũng góp chuyện, dù báo chí không chỉ đích danh, song các vị cũng lưu ý nhắc nhau, vì báo chí chính là cầu nối của đại biểu với cử tri, giúp cử tri giám sát hoạt động của chính các vị do mình bầu ra.
Nhưng không phải nội dung nào báo chí cũng có thể “giúp” cử tri giám sát.
Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 5, từ chiều 22/5 đã khá vất vả khi phải thay đổi đến ba lần thông cáo về các nội dung báo chí không được dự và được dự, liên quan đến công tác nhân sự.
Chỉnh đi chỉnh lại, rốt cuộc các phiên thảo luận ở đoàn về nhân sự và phần báo cáo tại hội trường về nội dung này báo chí miễn nghe, còn phần bỏ phiếu và công bố kết quả từ dự định họp kín đã ra công khai.
Mặc dù không liên quan đến nhiều người, nhưng vì phải đúng quy trình nên thời gian được bố trí cũng khá là dích dắc.
Đầu giờ sáng 23/5, hội trường Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra phiên họp toàn thể, nghe trình dự án Luật Cư trú và dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Các công việc về nhân sự được tiến hành sau nội dung này.
Trước khi Thủ tướng trình đọc tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "mong các vị đại biểu thông cảm". Vì trời nắng, nơi ở thì phân tán mà sáng phải lên hội trường, sau đó lại về đoàn để thảo luận, chiều lại lên nghe báo cáo kết quả thảo luận và tiến hành bỏ phiếu.
"Bao giờ có nhà Quốc hội mới thì mới có thể tiến hành thảo luận tại chỗ, còn hiện tại chưa đủ điều kiện", Chủ tịch giãi bày.
Ông cũng cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trao đổi với Bộ trưởng Vương Đình Huệ về việc có phát biểu tại hội trường Quốc hội hay không. Ông Huệ nói không cần phát biểu và sẽ chấp hành nghiêm túc các quyết định của Quốc hội.
Các đoàn đại biểu về họp riêng. Cũng cần mở ngoặc nói thêm, thường với các dự án luật, các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách hoặc các vấn đề quan trọng khác, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ, mỗi tổ gồm một số đoàn sao cho tổng số đại biểu khoảng từ trên 20 đến 30 người. Riêng về công tác nhân sự các phiên thảo luận diễn ra ở phạm vi hẹp hơn, tại từng đoàn.
Do các bước làm nhân sự không thể tiến hành liên tục, nên trong cả ba ngày từ thứ Năm đến thứ Bảy tuần này đều có các nội dung khác, được bố trí xen kẽ để tận dụng thời gian.
"Cơ bản đến sáng thứ Bảy sẽ hoàn thành, số người không nhiều nhưng quy trình phải đảm bảo", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
16h30 chiều 23/5, bản thông cáo báo chí số 3 cho biết, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ.
Và trong chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe Thủ tướng đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Không có yếu tố bất ngờ, bởi thông tin về người kế nhiệm Bộ trưởng Huệ đã không còn nằm trong vòng bí mật.
Một đồng nghiệp của người viết nhận định, ghế Bộ trưởng khi được chuyển giao cho ông Đinh Tiến Dũng được dự kiến sẽ là một quyết định nhận được nhiều sự ủng hộ.
Hy vọng, điều đó cũng sẽ xảy ra với nhân sự mới của Tổng kiểm toán Nhà nước mà chiều 24/5 các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận.
Các vị đại biểu chuyên trách và đoàn Hà Nội đến hội trường bằng xe riêng nên thường sớm hơn các đoàn được đưa đón tập trung.
Và câu chuyện bên chén trà sớm không chỉ là dư âm của một ngày thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách ở tổ hôm qua.
Điểm lại rành mạch các chi tiết ở "nhật ký nghị trường" của VnEconomy hai ngày 21 và 22/5, một vị ủy viên chuyên trách cơ quan của Quốc hội nói, ông ủng hộ báo chí giám sát hoạt động của đại biểu. Bởi, trong lúc tâm tư cử tri ở lĩnh vực nào cũng chất chứa nỗi lo, mà đại biểu lại thảo luận lấy lệ thì quả là đáng trách.
Một vị phó đoàn cũng góp chuyện, dù báo chí không chỉ đích danh, song các vị cũng lưu ý nhắc nhau, vì báo chí chính là cầu nối của đại biểu với cử tri, giúp cử tri giám sát hoạt động của chính các vị do mình bầu ra.
Nhưng không phải nội dung nào báo chí cũng có thể “giúp” cử tri giám sát.
Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 5, từ chiều 22/5 đã khá vất vả khi phải thay đổi đến ba lần thông cáo về các nội dung báo chí không được dự và được dự, liên quan đến công tác nhân sự.
Chỉnh đi chỉnh lại, rốt cuộc các phiên thảo luận ở đoàn về nhân sự và phần báo cáo tại hội trường về nội dung này báo chí miễn nghe, còn phần bỏ phiếu và công bố kết quả từ dự định họp kín đã ra công khai.
Mặc dù không liên quan đến nhiều người, nhưng vì phải đúng quy trình nên thời gian được bố trí cũng khá là dích dắc.
Đầu giờ sáng 23/5, hội trường Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra phiên họp toàn thể, nghe trình dự án Luật Cư trú và dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Các công việc về nhân sự được tiến hành sau nội dung này.
Trước khi Thủ tướng trình đọc tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "mong các vị đại biểu thông cảm". Vì trời nắng, nơi ở thì phân tán mà sáng phải lên hội trường, sau đó lại về đoàn để thảo luận, chiều lại lên nghe báo cáo kết quả thảo luận và tiến hành bỏ phiếu.
"Bao giờ có nhà Quốc hội mới thì mới có thể tiến hành thảo luận tại chỗ, còn hiện tại chưa đủ điều kiện", Chủ tịch giãi bày.
Ông cũng cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trao đổi với Bộ trưởng Vương Đình Huệ về việc có phát biểu tại hội trường Quốc hội hay không. Ông Huệ nói không cần phát biểu và sẽ chấp hành nghiêm túc các quyết định của Quốc hội.
Các đoàn đại biểu về họp riêng. Cũng cần mở ngoặc nói thêm, thường với các dự án luật, các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách hoặc các vấn đề quan trọng khác, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ, mỗi tổ gồm một số đoàn sao cho tổng số đại biểu khoảng từ trên 20 đến 30 người. Riêng về công tác nhân sự các phiên thảo luận diễn ra ở phạm vi hẹp hơn, tại từng đoàn.
Do các bước làm nhân sự không thể tiến hành liên tục, nên trong cả ba ngày từ thứ Năm đến thứ Bảy tuần này đều có các nội dung khác, được bố trí xen kẽ để tận dụng thời gian.
"Cơ bản đến sáng thứ Bảy sẽ hoàn thành, số người không nhiều nhưng quy trình phải đảm bảo", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
16h30 chiều 23/5, bản thông cáo báo chí số 3 cho biết, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ.
Và trong chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe Thủ tướng đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Không có yếu tố bất ngờ, bởi thông tin về người kế nhiệm Bộ trưởng Huệ đã không còn nằm trong vòng bí mật.
Một đồng nghiệp của người viết nhận định, ghế Bộ trưởng khi được chuyển giao cho ông Đinh Tiến Dũng được dự kiến sẽ là một quyết định nhận được nhiều sự ủng hộ.
Hy vọng, điều đó cũng sẽ xảy ra với nhân sự mới của Tổng kiểm toán Nhà nước mà chiều 24/5 các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận.