Nhật ký nghị trường: Tổ nào hấp dẫn?
Chắc không cơ quan báo chí nào có đủ người để có thể cắm chốt ở cả 19 tổ thảo luận
Phiên thảo luận tổ đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ 5 đã bắt đầu từ chiều ngày 21/5.
Gần 14 giờ, tất tả trở lại nơi gửi xe dành cho báo chí ở cổng 37 Hùng Vương, một phóng viên nam chia sẻ lý do là chưa nắm rõ địa điểm nên phải di chuyển tiếp. Đại biểu các đoàn của các thành phố lớn không chỉ phát biểu hăng hái hơn mà kỹ năng phát biểu tốt hơn, anh nói thêm.
Lại nhớ ngay trước thềm kỳ họp thứ 5 này, một vị lãnh đạo Quốc hội cũng đã từng lưu ý về sự cân bằng khi báo chí đưa tin về hoạt động của các đoàn, các tổ đại biểu Quốc hội. Bởi qua nhiều kỳ họp, cũng có một số đại biểu phản ánh thắc mắc của cử tri là sao không thấy đại biểu tỉnh mình đâu nhỉ?
Nhưng cân bằng thật không dễ. Bởi chắc không cơ quan báo chí nào có đủ người để có thể cắm chốt ở cả 19 tổ thảo luận, trải dài từ các nhà khách Hồ Tây - Trần Hưng Đạo - La Thành cho đến Hùng Vương…
Để thuận tiện cho việc đi lại, địa điểm họp tổ được bố trí gần nơi ở của các đoàn đại biểu, nhưng chỉ là gần chứ đôi khi không hẳn là cùng. Cũng chính vì lý do này mà ngay buổi đầu tiên, một số phóng viên đã nhầm nơi ở thành nơi họp tổ, và lấy làm băn khoăn khi mấy anh cảnh vệ khăng khăng “không có tổ nào họp ở đây”.
Tuy nhiên, khoảng cách xa gần không phải là yếu tố quyết định. Có thể không hoàn toàn chính xác song nam phóng viên nói trên cũng đã có lý khi đưa ra nhận xét về chất lượng thảo luận.
Bởi, thảo luận về nội dung gì thì số lượng phóng viên tìm đến tổ thảo luận của Tp.HCM vẫn nhiều nhất, cho dù phòng họp khá chật chội và thường không có Internet. Bên cạnh sự sắc sảo, thẳng thắn của nhiều ý kiến thì ứng xử thân thiện, cởi mở với báo chí của đa số thành viên cũng tăng thêm sức hút đáng kể.
Ở Quốc hội khóa 12, những hôm thảo luận tổ cả ngày (thường mỗi buổi một nội dung) đoàn Tp.HCM đã từng có “sáng kiến” gộp hai thành một để “trốn” một buổi, nhưng sau đó đã được nhắc nhở.
Nhưng đôi khi thảo luận dài hay ngắn về thời gian cũng chưa đủ để khẳng định về chất lượng. Ngay như buổi chiều nay, có nữ phóng viên đã phải chạy sô đến… 5 đoàn để “săn” thông tin. Bởi, “kịch bản” chung của các đoàn mà cô đến đều là sau đôi ba ý kiến phát biểu trong hơn nửa giờ đầu, các phát biểu thưa dần, rời rạc dần để “câu giờ”, sao cho kết thúc không quá sớm. Khá nhiều tổ thống nhất không giải lao vào 15h30 để kết thúc quanh mốc 16h. Có tổ đã sẵn kế hoạch “sau 16 giờ mời các đại biểu cùng giao lưu nghe quan họ”.
Cũng không thể hoàn toàn trách các đại biểu của dân, bởi với nội dung hẹp về hai luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới được trình chiều qua thì cũng khó có thể tham gia sâu sắc, nếu đang hoạt động kiêm nhiệm và ít tiếp xúc thực tế.
Ngay Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, hiện đang phụ trách lĩnh vực tài chính, sau khi giải thích rõ hơn về các nội dung sửa đổi như chi phí quảng cáo, ưu đãi thuế và lộ trình cho thuế suất thu nhập doanh nghiệp cũng phải “than” rằng “vấn đề này hơi phức tạp loằng ngoằng nên cũng khó hiểu”.
Song, cũng không thể không nói đến một thực tế, các phiên thảo luận tổ thường là cơ hội để một số vị đại biểu bận rộn “cúp cua”. Bên cạnh đó, với phạm vi ba đoàn thành một tổ dao động từ 21 đến 30 đại biểu thì sự chuẩn bị ý kiến phát biểu cũng kém cầu toàn hơn khi phát biểu tại phiên toàn thể, nhất là có truyền hình trực tiếp. Và bởi thế, sức hấp dẫn tất yếu cũng không thể sánh bằng.
Nên, các phiên thảo luận tổ “thiếu lửa” cũng đã trở thành đề tài của báo chí. Song, cũng không ít các vị đại diện cho dân đã chuẩn bị rất chu đáo cho từng phiên họp tổ, cả tinh thần tranh luận cũng không hề suy giảm. Chưa kể một số vị cũng chọn nơi này để thể hiện chính kiến nhiều hơn, đôi khi là thẳng thắn hơn khi ra hội trường.
Ngày mai (22/5), Quốc hội sẽ có tiếp hai phiên thảo luận tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 những tháng đầu năm 2013 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Và câu hỏi chọn tổ nào chắc chắn sẽ không còn khó trả lời, bởi đây là nội dung mà đại biểu nào cũng có thể tự tin tham gia.
Gần 14 giờ, tất tả trở lại nơi gửi xe dành cho báo chí ở cổng 37 Hùng Vương, một phóng viên nam chia sẻ lý do là chưa nắm rõ địa điểm nên phải di chuyển tiếp. Đại biểu các đoàn của các thành phố lớn không chỉ phát biểu hăng hái hơn mà kỹ năng phát biểu tốt hơn, anh nói thêm.
Lại nhớ ngay trước thềm kỳ họp thứ 5 này, một vị lãnh đạo Quốc hội cũng đã từng lưu ý về sự cân bằng khi báo chí đưa tin về hoạt động của các đoàn, các tổ đại biểu Quốc hội. Bởi qua nhiều kỳ họp, cũng có một số đại biểu phản ánh thắc mắc của cử tri là sao không thấy đại biểu tỉnh mình đâu nhỉ?
Nhưng cân bằng thật không dễ. Bởi chắc không cơ quan báo chí nào có đủ người để có thể cắm chốt ở cả 19 tổ thảo luận, trải dài từ các nhà khách Hồ Tây - Trần Hưng Đạo - La Thành cho đến Hùng Vương…
Khá
nhiều tổ thống nhất không giải lao vào 15h30 để kết thúc quanh mốc 16h.
Có tổ đã sẵn kế hoạch “sau 16 giờ mời các đại biểu cùng giao lưu nghe
quan họ”.
Để thuận tiện cho việc đi lại, địa điểm họp tổ được bố trí gần nơi ở của các đoàn đại biểu, nhưng chỉ là gần chứ đôi khi không hẳn là cùng. Cũng chính vì lý do này mà ngay buổi đầu tiên, một số phóng viên đã nhầm nơi ở thành nơi họp tổ, và lấy làm băn khoăn khi mấy anh cảnh vệ khăng khăng “không có tổ nào họp ở đây”.
Tuy nhiên, khoảng cách xa gần không phải là yếu tố quyết định. Có thể không hoàn toàn chính xác song nam phóng viên nói trên cũng đã có lý khi đưa ra nhận xét về chất lượng thảo luận.
Bởi, thảo luận về nội dung gì thì số lượng phóng viên tìm đến tổ thảo luận của Tp.HCM vẫn nhiều nhất, cho dù phòng họp khá chật chội và thường không có Internet. Bên cạnh sự sắc sảo, thẳng thắn của nhiều ý kiến thì ứng xử thân thiện, cởi mở với báo chí của đa số thành viên cũng tăng thêm sức hút đáng kể.
Ở Quốc hội khóa 12, những hôm thảo luận tổ cả ngày (thường mỗi buổi một nội dung) đoàn Tp.HCM đã từng có “sáng kiến” gộp hai thành một để “trốn” một buổi, nhưng sau đó đã được nhắc nhở.
Nhưng đôi khi thảo luận dài hay ngắn về thời gian cũng chưa đủ để khẳng định về chất lượng. Ngay như buổi chiều nay, có nữ phóng viên đã phải chạy sô đến… 5 đoàn để “săn” thông tin. Bởi, “kịch bản” chung của các đoàn mà cô đến đều là sau đôi ba ý kiến phát biểu trong hơn nửa giờ đầu, các phát biểu thưa dần, rời rạc dần để “câu giờ”, sao cho kết thúc không quá sớm. Khá nhiều tổ thống nhất không giải lao vào 15h30 để kết thúc quanh mốc 16h. Có tổ đã sẵn kế hoạch “sau 16 giờ mời các đại biểu cùng giao lưu nghe quan họ”.
Cũng không thể hoàn toàn trách các đại biểu của dân, bởi với nội dung hẹp về hai luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới được trình chiều qua thì cũng khó có thể tham gia sâu sắc, nếu đang hoạt động kiêm nhiệm và ít tiếp xúc thực tế.
Ngay Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, hiện đang phụ trách lĩnh vực tài chính, sau khi giải thích rõ hơn về các nội dung sửa đổi như chi phí quảng cáo, ưu đãi thuế và lộ trình cho thuế suất thu nhập doanh nghiệp cũng phải “than” rằng “vấn đề này hơi phức tạp loằng ngoằng nên cũng khó hiểu”.
Cũng không ít các vị đại diện cho dân đã chuẩn bị rất chu đáo cho từng phiên họp tổ, cả tinh thần tranh luận cũng không hề suy giảm. Chưa kể một số vị cũng chọn nơi này để thể hiện chính kiến nhiều hơn, đôi khi là thẳng thắn hơn khi ra hội trường.
Song, cũng không thể không nói đến một thực tế, các phiên thảo luận tổ thường là cơ hội để một số vị đại biểu bận rộn “cúp cua”. Bên cạnh đó, với phạm vi ba đoàn thành một tổ dao động từ 21 đến 30 đại biểu thì sự chuẩn bị ý kiến phát biểu cũng kém cầu toàn hơn khi phát biểu tại phiên toàn thể, nhất là có truyền hình trực tiếp. Và bởi thế, sức hấp dẫn tất yếu cũng không thể sánh bằng.
Nên, các phiên thảo luận tổ “thiếu lửa” cũng đã trở thành đề tài của báo chí. Song, cũng không ít các vị đại diện cho dân đã chuẩn bị rất chu đáo cho từng phiên họp tổ, cả tinh thần tranh luận cũng không hề suy giảm. Chưa kể một số vị cũng chọn nơi này để thể hiện chính kiến nhiều hơn, đôi khi là thẳng thắn hơn khi ra hội trường.
Ngày mai (22/5), Quốc hội sẽ có tiếp hai phiên thảo luận tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 những tháng đầu năm 2013 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Và câu hỏi chọn tổ nào chắc chắn sẽ không còn khó trả lời, bởi đây là nội dung mà đại biểu nào cũng có thể tự tin tham gia.