Nhiều nước gấp rút sơ tán công dân khỏi Libya
Hiện nay, có khoảng 1.750 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya
Theo hãng tin AFP dẫn lời một nguồn tin Chính phủ Pháp cho hay, nước này sẽ sơ tán gần 100 công dân nước này ra khỏi Libya bằng tàu biển, do chiến sự ở quốc gia Bắc Phi này ngày càng căng thẳng.
Libya đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hồi năm 2011. Giao tranh suốt hai tuần qua giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng ủng hộ thế tục ở Tripoli, Benghazi đã làm ít nhất 150 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương, khiến hầu hết hoạt động hàng không ở Libya bị tê liệt.
Hôm 28/7, các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn khẩn cấp tại Libya cũng như vai trò của Liên hiệp quốc trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực đang tiếp diễn tại Libya. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh và Italy.
Tuy nhiên, đứng trước tình hình bạo lực tại Libya không có dấu hiệu lắng xuống, nhiều quốc gia cũng đã đồng loạt lên tiếng khuyến cáo công dân nước mình nhanh chóng sơ tán khỏi quốc gia Bắc Phi đầy bất ổn này.
Hôm 29/7, Tây Ban Nha cho biết nước này quyết định sơ tán 60 nhân viên đại sứ quán tại Tripoli. Các nước Hà Lan, Philippines và Áo cũng tuyên bố sơ tán các nhân viên ngoại giao. Báo chí Đức hôm 28/7 cho biết, nước này đã tiến hành sơ tán nhân viên Đại sứ quán Đức tại thủ đô Tripoli của Libya, do lo ngại về vấn đề an ninh.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Đức cho biết rằng, Đại sứ quán nước này tại Libya sẽ không đóng cửa và có một số nhân viên địa phương vẫn tiếp tục làm việc. Trong khi đó, từ cuối tuần qua, Mỹ đã đóng cửa Đại sứ quán nước này tại Libya, trong khi Anh ra khuyến cáo công dân nước này cần cân nhắc khi đến Libya vào thời điểm này.
Hôm 28/7, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết, nước này bắt đầu chiến dịch di tản toàn bộ 1.500 người Thái Lan ra khỏi Libya. Phần lớn người Thái Lan sống tại Libya là sinh viên và người lao động tập trung tại những thành phố lớn ở Libya và đây cũng là các nơi đang bùng phát các đợt giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Philippines cùng ngày cho biết đã sơ tán một số nhân viên sứ quán tại Tripoli, trong khi người nhà nhân viên sứ quán đã về nước từ tuần trước. Manila trước đó đã rút 3.000 công dân đang làm việc tại Libya về nước, nhiều người trong số này là bác sỹ, y tá, động thái có thể khiến Libya rơi vào tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng.
Cũng hôm 28/7, sứ quán Trung Quốc tại Libya kiến nghị công dân nước này nhanh chóng tự thu xếp để rời khỏi đây. Ở Libya có khoảng 1.000 công dân Trung Quốc. Hồi tháng 5, trước tình hình an ninh xấu đi, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đã rút, hơn 800 nhân viên làm việc cho công ty Trung Quốc về nước.
Về phía các lao động người Việt Nam tại Libya, trả lời Đài Truyền hình Việt Nam hôm 29/7, Đại sứ Việt Nam tại Libya Đào Duy Tiến cho biết, hiện đang có hơn 1.550 người VN tại Libya. Ông cũng thông tin, nơi làm việc và nơi ở của người Việt chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến sự, nhưng một số người đã có tâm lý hoang mang.
"Đại sứ quán đã kiến nghị các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là chủ Libya trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời khuyến nghị không tiếp tục đưa người Việt Nam sang làm việc tại Libya vào thời điểm này", Đại sứ Đào Duy Tiến trao đổi với Đài Truyền hình Việt Nam qua điện thoại.
Cũng trong ngày, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đầu tháng 7, khi tình hình Libya có những dấu hiệu không ổn định, hàng tuần Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp đều có liên lạc với người lao động và Đại sứ quán Việt Nam ở đây.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các phương án tùy theo tình hình chiến sự ở Libya. Tại các nơi có nguy cơ xung đột, mất an ninh thì yêu cầu theo dõi, nếu có tình huống nguy hiểm, ngay lập tức di tản lao động. Trước mắt, doanh nghiệp đã thông báo để người lao động nắm rõ tình hình, biết các biện pháp sơ tán khi cần.
Hiện nay, có khoảng 1.750 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, trong đó có hơn 200 lao động đang làm việc tại hai thành phố Tripoli và Bengazi là hai khu vực tình trạng an ninh bất ổn, còn lại đa số người lao động đang làm việc cách vùng an ninh bất ổn hàng trăm km.
Libya đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hồi năm 2011. Giao tranh suốt hai tuần qua giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng ủng hộ thế tục ở Tripoli, Benghazi đã làm ít nhất 150 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương, khiến hầu hết hoạt động hàng không ở Libya bị tê liệt.
Hôm 28/7, các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn khẩn cấp tại Libya cũng như vai trò của Liên hiệp quốc trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực đang tiếp diễn tại Libya. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh và Italy.
Tuy nhiên, đứng trước tình hình bạo lực tại Libya không có dấu hiệu lắng xuống, nhiều quốc gia cũng đã đồng loạt lên tiếng khuyến cáo công dân nước mình nhanh chóng sơ tán khỏi quốc gia Bắc Phi đầy bất ổn này.
Hôm 29/7, Tây Ban Nha cho biết nước này quyết định sơ tán 60 nhân viên đại sứ quán tại Tripoli. Các nước Hà Lan, Philippines và Áo cũng tuyên bố sơ tán các nhân viên ngoại giao. Báo chí Đức hôm 28/7 cho biết, nước này đã tiến hành sơ tán nhân viên Đại sứ quán Đức tại thủ đô Tripoli của Libya, do lo ngại về vấn đề an ninh.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Đức cho biết rằng, Đại sứ quán nước này tại Libya sẽ không đóng cửa và có một số nhân viên địa phương vẫn tiếp tục làm việc. Trong khi đó, từ cuối tuần qua, Mỹ đã đóng cửa Đại sứ quán nước này tại Libya, trong khi Anh ra khuyến cáo công dân nước này cần cân nhắc khi đến Libya vào thời điểm này.
Hôm 28/7, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết, nước này bắt đầu chiến dịch di tản toàn bộ 1.500 người Thái Lan ra khỏi Libya. Phần lớn người Thái Lan sống tại Libya là sinh viên và người lao động tập trung tại những thành phố lớn ở Libya và đây cũng là các nơi đang bùng phát các đợt giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Philippines cùng ngày cho biết đã sơ tán một số nhân viên sứ quán tại Tripoli, trong khi người nhà nhân viên sứ quán đã về nước từ tuần trước. Manila trước đó đã rút 3.000 công dân đang làm việc tại Libya về nước, nhiều người trong số này là bác sỹ, y tá, động thái có thể khiến Libya rơi vào tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng.
Cũng hôm 28/7, sứ quán Trung Quốc tại Libya kiến nghị công dân nước này nhanh chóng tự thu xếp để rời khỏi đây. Ở Libya có khoảng 1.000 công dân Trung Quốc. Hồi tháng 5, trước tình hình an ninh xấu đi, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đã rút, hơn 800 nhân viên làm việc cho công ty Trung Quốc về nước.
Về phía các lao động người Việt Nam tại Libya, trả lời Đài Truyền hình Việt Nam hôm 29/7, Đại sứ Việt Nam tại Libya Đào Duy Tiến cho biết, hiện đang có hơn 1.550 người VN tại Libya. Ông cũng thông tin, nơi làm việc và nơi ở của người Việt chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến sự, nhưng một số người đã có tâm lý hoang mang.
"Đại sứ quán đã kiến nghị các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là chủ Libya trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời khuyến nghị không tiếp tục đưa người Việt Nam sang làm việc tại Libya vào thời điểm này", Đại sứ Đào Duy Tiến trao đổi với Đài Truyền hình Việt Nam qua điện thoại.
Cũng trong ngày, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đầu tháng 7, khi tình hình Libya có những dấu hiệu không ổn định, hàng tuần Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp đều có liên lạc với người lao động và Đại sứ quán Việt Nam ở đây.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các phương án tùy theo tình hình chiến sự ở Libya. Tại các nơi có nguy cơ xung đột, mất an ninh thì yêu cầu theo dõi, nếu có tình huống nguy hiểm, ngay lập tức di tản lao động. Trước mắt, doanh nghiệp đã thông báo để người lao động nắm rõ tình hình, biết các biện pháp sơ tán khi cần.
Hiện nay, có khoảng 1.750 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, trong đó có hơn 200 lao động đang làm việc tại hai thành phố Tripoli và Bengazi là hai khu vực tình trạng an ninh bất ổn, còn lại đa số người lao động đang làm việc cách vùng an ninh bất ổn hàng trăm km.