Nhiều sự cố vỡ đập, chủ thủy điện nhỏ vẫn làm chiếu lệ
Tại kỳ họp được khai mạc vào ngày 21/10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo quy hoạch tổng thể về thủy điện
“Mặc dù đã có những cảnh báo, những sự cố vỡ đập xảy ra song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn còn chủ quan, thực hiện các quy định để đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ” Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nêu rõ trong báo cáo mới nhất về kết quả rà soát các công trình thủy điện.
Phần đánh giá chung về việc phát triển thủy điện, báo cáo cho biết, đối với quy hoạch thủy điện bậc thang (trên dòng chính các sông lớn, chủ yếu có quy mô công suất lớn hơn 30MW) đến nay có 113 dự án được cho phép đầu tư xây dựng. Bước đầu, chất lượng các quy hoạch này cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đến nay, có 56 dự án thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với công suất phát điện gần 15.000 MW, 27 dự án đang lắp máy, 31 dự án đang thi công, 17 dự án đang nghiên cứu, 7 dự án chưa có chủ trương đầu tư do còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường xã hội. Có 2 dự án đã loại khỏi quy hoạch do tác động tiêu cực lớn được cảnh báo.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, các nhà máy thủy điện này đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp điện năng điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, cắt giảm lũ cho hiệu quả cho hạ du.
Quy hoạch thủy điện nhỏ chủ yếu nằm trên các sông, suối nhánh với độ dốc lớn, lòng dẫn hẹp nên phần chính là để khai thác lưu lượng và chênh cao địa hình tự nhiên, không xây dựng được đập cao, hồ chứa lớn. Do đó, hầu hết các dự án chỉ có nhiệm vụ phát điện, chỉ một số ít có khả năng kết hợp cấp nước tưới, điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, giảm lũ nhỏ và làm chậm lũ cho hạ du.
Chất lượng quy hoạch thủy điện nhóm này bộc lộ khá nhiều hạn chế, không ít dự án phải điều chỉnh sơ đồ khai thác và quy mô trong quá trình đầu tư. Một số dự án không đảm bảo khả thi do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết như giao thông, lưới điện…
Về công tác vận hành các hồ chứa thời gian qua, báo cáo nêu, nhìn chung, các hồ chứa đều nghiêm túc thực hiện các quy định, nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du. Trách nhiệm của các chủ hồ đã được đề cao, chủ động tổ chức thực hiện dự báo lưu lượng nước, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin, thông báo xả lũ, xây trạm quan trắc…
Nhiều khó khăn đã được báo cáo cụ thể như thủy điện nhỏ, đầu tư thấp, hồ xây dựng nhỏ nên hiệu ích tổng hợp vừa phát điện vừa điều tiết nước không cao. Một số trường hợp việc khai thác thủy điện theo hình thức chuyển dòng, tuy đem lại hiệu quả cao về khả năng khai thác thủy năng nhưng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp về nguồn nước (như thủy điện Đắk Mi 4 và An Khê - Ka Nắk).
Liên quan đến quản lý an toàn đập thủy điện, Chính phủ đánh giá, 59 nhà máy thủy điện công suất trên 30MW đều đã thực hiện nghiêm túc quy định. Có 37 đập đã được kiểm định khi đến kỳ, 40 đập đã được cắm mốc xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, 35 đập có phương án bảo vệ đã được phê duyệt, 49 đập có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn được duyệt…
Đối với các nhà máy có công suất nhỏ hơn, một số chủ đập chưa thực hiện đầy đủ quy định về quản lý an toàn đập. Có 34 đập chưa thực hiện kiểm định, tính toán dòng chảy lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa dù đã quá kỳ kiểm định. 76 đập chưa xây dựng phương án bảo vệ đập, 62 đập chưa có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng tại địa phương còn hạn chế, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng cập nhật kết quả qua rà soát hệ thống công trình thủy điện đến tháng 9/2013, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang, 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch/dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác.
4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 thủy điện nhỏ cũng được yêu cầu tạm dừng xây dựng. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ, 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW).
Sau khi loại bỏ bớt, cả nước hiện còn lại 815 dự án, trong đó đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được đề cập nhiều ở diễn đàn Quốc hội, sau khi có báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài nguyên và Môi trường cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Công Thương đã loại bỏ khỏi quy hoạch.
Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp được khai mạc vào ngày 21/10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo quy hoạch tổng thể về thủy điện của Chính phủ.
Phần đánh giá chung về việc phát triển thủy điện, báo cáo cho biết, đối với quy hoạch thủy điện bậc thang (trên dòng chính các sông lớn, chủ yếu có quy mô công suất lớn hơn 30MW) đến nay có 113 dự án được cho phép đầu tư xây dựng. Bước đầu, chất lượng các quy hoạch này cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đến nay, có 56 dự án thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với công suất phát điện gần 15.000 MW, 27 dự án đang lắp máy, 31 dự án đang thi công, 17 dự án đang nghiên cứu, 7 dự án chưa có chủ trương đầu tư do còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường xã hội. Có 2 dự án đã loại khỏi quy hoạch do tác động tiêu cực lớn được cảnh báo.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, các nhà máy thủy điện này đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp điện năng điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, cắt giảm lũ cho hiệu quả cho hạ du.
Quy hoạch thủy điện nhỏ chủ yếu nằm trên các sông, suối nhánh với độ dốc lớn, lòng dẫn hẹp nên phần chính là để khai thác lưu lượng và chênh cao địa hình tự nhiên, không xây dựng được đập cao, hồ chứa lớn. Do đó, hầu hết các dự án chỉ có nhiệm vụ phát điện, chỉ một số ít có khả năng kết hợp cấp nước tưới, điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, giảm lũ nhỏ và làm chậm lũ cho hạ du.
Chất lượng quy hoạch thủy điện nhóm này bộc lộ khá nhiều hạn chế, không ít dự án phải điều chỉnh sơ đồ khai thác và quy mô trong quá trình đầu tư. Một số dự án không đảm bảo khả thi do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết như giao thông, lưới điện…
Về công tác vận hành các hồ chứa thời gian qua, báo cáo nêu, nhìn chung, các hồ chứa đều nghiêm túc thực hiện các quy định, nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du. Trách nhiệm của các chủ hồ đã được đề cao, chủ động tổ chức thực hiện dự báo lưu lượng nước, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin, thông báo xả lũ, xây trạm quan trắc…
Nhiều khó khăn đã được báo cáo cụ thể như thủy điện nhỏ, đầu tư thấp, hồ xây dựng nhỏ nên hiệu ích tổng hợp vừa phát điện vừa điều tiết nước không cao. Một số trường hợp việc khai thác thủy điện theo hình thức chuyển dòng, tuy đem lại hiệu quả cao về khả năng khai thác thủy năng nhưng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp về nguồn nước (như thủy điện Đắk Mi 4 và An Khê - Ka Nắk).
Liên quan đến quản lý an toàn đập thủy điện, Chính phủ đánh giá, 59 nhà máy thủy điện công suất trên 30MW đều đã thực hiện nghiêm túc quy định. Có 37 đập đã được kiểm định khi đến kỳ, 40 đập đã được cắm mốc xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, 35 đập có phương án bảo vệ đã được phê duyệt, 49 đập có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn được duyệt…
Đối với các nhà máy có công suất nhỏ hơn, một số chủ đập chưa thực hiện đầy đủ quy định về quản lý an toàn đập. Có 34 đập chưa thực hiện kiểm định, tính toán dòng chảy lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa dù đã quá kỳ kiểm định. 76 đập chưa xây dựng phương án bảo vệ đập, 62 đập chưa có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng tại địa phương còn hạn chế, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng cập nhật kết quả qua rà soát hệ thống công trình thủy điện đến tháng 9/2013, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang, 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch/dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác.
4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 thủy điện nhỏ cũng được yêu cầu tạm dừng xây dựng. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ, 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW).
Sau khi loại bỏ bớt, cả nước hiện còn lại 815 dự án, trong đó đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được đề cập nhiều ở diễn đàn Quốc hội, sau khi có báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài nguyên và Môi trường cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Công Thương đã loại bỏ khỏi quy hoạch.
Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp được khai mạc vào ngày 21/10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo quy hoạch tổng thể về thủy điện của Chính phủ.