Nhìn từ Diễn đàn CEO 2015: Cần một “nhà nước cải cách”
Diễn đàn CEO ghi nhận những ý kiến đề nghị Chính phủ cải cách thể chế một cách mạnh mẽ hơn nữa
Các chuyên gia và nhà quản lý có mặt tại Diễn đàn CEO 2015 với chủ đề “Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 20/3 tại Hà Nội đều có chung nhận định rằng, Chính phủ nên cải cách thể chế một cách mạnh mẽ, để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
“Nhà nước cải cách”
Theo TS. Lê Đăng Doanh, trong năm 2014, Chính phủ đã có những bước quan trọng nhằm cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện rõ qua Nghị quyết 19-CP/NQ và các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm cắt giảm các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thể hiện sự thay đổi tư duy quan trọng, không lấy việc so sánh với chính mình 30 năm trước đây là thước đo so sánh cho sự tiến bộ nữa mà lấy việc đuổi kịp và vượt trình độ của 6 nước thành viên ASEAN phát triển hơn làm mục tiêu phấn đấu.
Một điểm nhấn khác là Chính phủ cũng đã trình ra Quốc hội nhiều dự án luật có nội dung đổi mới mạnh mẽ và trong phiên họp cuối năm 2014 để thông qua Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Nhà ở sửa đổi và nhiều luật khác như luật về thuế…
Chuyên gia giàu kinh nghiệm này cho rằng Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một loạt luật khác để mở rộng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật đã được quy định trong Hiến pháp 2013, giảm rủi ro về pháp lý, bảo đảm an toàn về tài sản, đầu tư, kinh doanh, cải thiện trật tự thị trường, thực hiện cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, kiểm soát độc quyền.
Hiện nay, đã xuất hiện những lo ngại trong bảo vệ quyền tài sản gửi ngân hàng, tài sản thế chấp, tài sản góp vốn cho công ty cổ phần, tài sản được thu hồi… chưa được bảo vệ thích đáng.
Một ví dụ được ông dẫn chứng là đã xuất hiện sự không tương thích trong khung pháp luật, thí dụ như Bộ Luật Hình sự cần bỏ điều 159 vì vẫn quy định tội kinh doanh trái phép là không còn phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, cần phải sửa hay có quy định không áp dụng để tránh chồng chéo.
“Rất mong nhà nước ta sẽ sớm cải cách để trở thành một nhà nước cải cách, tự mình phát hiện sớm nhất những thiếu sót và hạn chế của mình và ủng hộ sáng tạo, nhanh chóng tự sửa đổi những yếu kém của mình”, ông Doanh đề xuất.
Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc thực hiện Nghị Quyết 19/2014/NQ-CP đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cùng Nhà nước để cải cách thể chế. Chính phủ đã giao cho VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể và trong thời gian tới, sự “hợp tác” này sẽ tiếp tục được thực hiện một cách sâu rộng.
Điểm nhấn ngành thuế
Từ góc nhìn của một cơ quan quản lý và trực tiếp thực hiện những cải cách, ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, theo Nghị quyết 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì năm 2015 thời gian nộp thuế rút ngắn xuống không quá 121,5 giờ/năm, năm 2016 xuống còn không quá 119 giờ/năm và đạt mức ASEAN - 4 về cải cách thủ tục hành chính thuế đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới là: Hoàn thuế, Thanh kiểm tra và Xử lý khiếu nại thuế.
“Nhà nước cải cách”
Theo TS. Lê Đăng Doanh, trong năm 2014, Chính phủ đã có những bước quan trọng nhằm cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện rõ qua Nghị quyết 19-CP/NQ và các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm cắt giảm các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thể hiện sự thay đổi tư duy quan trọng, không lấy việc so sánh với chính mình 30 năm trước đây là thước đo so sánh cho sự tiến bộ nữa mà lấy việc đuổi kịp và vượt trình độ của 6 nước thành viên ASEAN phát triển hơn làm mục tiêu phấn đấu.
Một điểm nhấn khác là Chính phủ cũng đã trình ra Quốc hội nhiều dự án luật có nội dung đổi mới mạnh mẽ và trong phiên họp cuối năm 2014 để thông qua Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Nhà ở sửa đổi và nhiều luật khác như luật về thuế…
Chuyên gia giàu kinh nghiệm này cho rằng Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một loạt luật khác để mở rộng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật đã được quy định trong Hiến pháp 2013, giảm rủi ro về pháp lý, bảo đảm an toàn về tài sản, đầu tư, kinh doanh, cải thiện trật tự thị trường, thực hiện cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, kiểm soát độc quyền.
Hiện nay, đã xuất hiện những lo ngại trong bảo vệ quyền tài sản gửi ngân hàng, tài sản thế chấp, tài sản góp vốn cho công ty cổ phần, tài sản được thu hồi… chưa được bảo vệ thích đáng.
Một ví dụ được ông dẫn chứng là đã xuất hiện sự không tương thích trong khung pháp luật, thí dụ như Bộ Luật Hình sự cần bỏ điều 159 vì vẫn quy định tội kinh doanh trái phép là không còn phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, cần phải sửa hay có quy định không áp dụng để tránh chồng chéo.
“Rất mong nhà nước ta sẽ sớm cải cách để trở thành một nhà nước cải cách, tự mình phát hiện sớm nhất những thiếu sót và hạn chế của mình và ủng hộ sáng tạo, nhanh chóng tự sửa đổi những yếu kém của mình”, ông Doanh đề xuất.
Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc thực hiện Nghị Quyết 19/2014/NQ-CP đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cùng Nhà nước để cải cách thể chế. Chính phủ đã giao cho VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể và trong thời gian tới, sự “hợp tác” này sẽ tiếp tục được thực hiện một cách sâu rộng.
Điểm nhấn ngành thuế
Từ góc nhìn của một cơ quan quản lý và trực tiếp thực hiện những cải cách, ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, theo Nghị quyết 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì năm 2015 thời gian nộp thuế rút ngắn xuống không quá 121,5 giờ/năm, năm 2016 xuống còn không quá 119 giờ/năm và đạt mức ASEAN - 4 về cải cách thủ tục hành chính thuế đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới là: Hoàn thuế, Thanh kiểm tra và Xử lý khiếu nại thuế.
Trong thời gian vừa qua, việc cải cách, đơn giản hoá chính sách, thủ tục hành chính thuế tạo kiện kiện thuận lợi cho người nộp thuế luôn được Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành thuế quan tâm, xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và đã đạt được những kết quả nhất định.
Cụ thể, về cải cách về thể chế chính sách, hiện cơ quan này đã hoàn thiện, sửa đổi bổ sung chính sách thuế và quản lý thuế trên cơ sở đơn giản hoá chính sách và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Với việc cải cách này, theo cách tính toán của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2014 thì đến 1/1/2015 số giờ nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đã giảm được khoảng 370 giờ và giảm được 8 lần khai và nộp thuế giá trị gia tăng, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
Con số này mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bài trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội như là một ví dụ tốt về cải cách thể chế. Theo ông Doanh, đó là những tín hiệu rất đáng khích lệ, tuy nhiên “cuộc cải cách thể chế cần tiếp tục được đấy mạnh toàn diện trong năm 2015 để nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp”.
Trong khi đó, về hiện đại hoá công tác thu nộp, theo ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục Thuế đã đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khai thuế, nộp thuế điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp, vừa hạn chế sự can thiệp, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp trong quá trình khai thuế, tính thuế.
Kết quả đến ngày 31/12/2014 đã có 97% số doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế điện tử và đến ngày 27/2/2015 đã có hơn 24.000 doanh nghiệp tại 18/63 tỉnh/thành phố thực hiện nộp thuế điện tử.
Cơ quan này cũng đang thực hiện công khai thông tin về thủ tục hành chính thuế và quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế và trên trang thông tin điện tử ngành thuế; đổi mới, nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác truyền thông, hỗ trợ người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng pháp luật thuế; duy trì hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi của người nộp thuế thông qua hòm thư góp ý, tổ chức các đường dây nóng...
Theo ông Tuấn, những nỗ lực này sẽ được tiếp tục trong thời gian tới như là một “nhiệm vụ chính trị” của ngành.
Cụ thể, về cải cách về thể chế chính sách, hiện cơ quan này đã hoàn thiện, sửa đổi bổ sung chính sách thuế và quản lý thuế trên cơ sở đơn giản hoá chính sách và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Với việc cải cách này, theo cách tính toán của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2014 thì đến 1/1/2015 số giờ nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đã giảm được khoảng 370 giờ và giảm được 8 lần khai và nộp thuế giá trị gia tăng, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
Con số này mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bài trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội như là một ví dụ tốt về cải cách thể chế. Theo ông Doanh, đó là những tín hiệu rất đáng khích lệ, tuy nhiên “cuộc cải cách thể chế cần tiếp tục được đấy mạnh toàn diện trong năm 2015 để nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp”.
Trong khi đó, về hiện đại hoá công tác thu nộp, theo ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục Thuế đã đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khai thuế, nộp thuế điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp, vừa hạn chế sự can thiệp, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp trong quá trình khai thuế, tính thuế.
Kết quả đến ngày 31/12/2014 đã có 97% số doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế điện tử và đến ngày 27/2/2015 đã có hơn 24.000 doanh nghiệp tại 18/63 tỉnh/thành phố thực hiện nộp thuế điện tử.
Cơ quan này cũng đang thực hiện công khai thông tin về thủ tục hành chính thuế và quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế và trên trang thông tin điện tử ngành thuế; đổi mới, nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác truyền thông, hỗ trợ người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng pháp luật thuế; duy trì hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi của người nộp thuế thông qua hòm thư góp ý, tổ chức các đường dây nóng...
Theo ông Tuấn, những nỗ lực này sẽ được tiếp tục trong thời gian tới như là một “nhiệm vụ chính trị” của ngành.