Nhu cầu và thói quen tiêu dùng giai đoạn 2006-2010?
Xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ tăng nhanh nhất
Theo dự báo mới đây của Bộ Thương mại, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm.
Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/ tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng.
Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo model mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác.
Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) tại các chợ, các hộ kinh doanh độc lập. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm.
Tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm.
Bên cạnh đó, xu hướng mua hàng mỹ phẩm và dược phẩm tại các cửa hàng chuyên doanh vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng năm khoảng 12%.
Trong đó, các cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn.
Còn nhóm hàng quần áo và thời trang, việc mua sắm được thực hiện theo nhiều kênh phân phối khác nhau: chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng hạ giá.
Nếu như người tiêu dùng ở đô thị mua sắm phần lớn các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà máy có tên tuổi hoặc các sản phẩm nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại thì người tiêu dùng ở vùng nông thôn lại mua sắm phần lớn các sản phẩm nội địa nhưng không rõ nguồn gốc sản xuất tại các chợ truyền thống.
Dự báo tốc độ bán lẻ nhóm hàng này thời gian tới sẽ tăng khoảng 5%/ năm.
Xu hướng các nhà máy và các công ty thời trang mở rộng hệ thống cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang để bán các sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất đang ngày càng phát triển. Riêng nhóm hàng đồ gỗ và đồ gia dụng nội địa, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại và trình độ thiết kế được nâng cao nên đã chiếm một thị phần quan trọng.
Hơn nữa, nhờ nâng cao thu nhập nên nhu cầu cải thiện điều kiện sinh hoạt trong mỗi gia đình ngày càng lớn hơn, tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh nhóm hàng này.
Theo đó, các cửa hàng chuyên doanh tiếp tục là loại hình thương mại mà người tiêu dùng lựa chọn, trong đó, loại cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 29%/năm, cao hơn loại cửa hàng chuyên doanh độc lập (trên 11%/năm).
Đối với nhóm đồ dùng lâu bền, Bộ Thương mại nhận định nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông là rất cao. Các sản phẩm điện tử như máy thu hình màu, các loại đầu ghi VCD và DVD cũng ngày càng trở nên phổ dụng.
Các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn là, nồi cơm điện... đang có thị phần chủ yếu ở Hà Nội và Tp.HCM với tỷ lệ khoảng 45% và sẽ ngày càng mở rộng thị trường sang các đô thị khác và khu vực nông thôn.
Hiện nay, người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm này phần lớn thông qua loại hình siêu thị điện máy và cửa hàng chuyên doanh do các công ty thiết lập, một phần nhỏ thông qua siêu thị kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mại, qua mạng Internet, nhưng trong thời gian tới xu hướng mua sắm tại loại hình siêu thị điện máy sẽ phát triển với tốc độ cao nhất.
Theo Bộ Thương mại, hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng (là “cận” trên của tổng mức bán lẻ hàng hoá) so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7%... Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.
Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng lên đáng kể thì các chuyên gia kinh tế dự báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kỳ chiến lược 2006 - 2020 do Việt Nam ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu.
Đến năm 2010, quỹ tiêu dùng cuối cùng sẽ có quy mô khoảng 840.000 - 860.000 tỷ đồng.
Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/ tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng.
Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo model mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác.
Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) tại các chợ, các hộ kinh doanh độc lập. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm.
Tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm.
Bên cạnh đó, xu hướng mua hàng mỹ phẩm và dược phẩm tại các cửa hàng chuyên doanh vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng năm khoảng 12%.
Trong đó, các cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn.
Còn nhóm hàng quần áo và thời trang, việc mua sắm được thực hiện theo nhiều kênh phân phối khác nhau: chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng hạ giá.
Nếu như người tiêu dùng ở đô thị mua sắm phần lớn các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà máy có tên tuổi hoặc các sản phẩm nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại thì người tiêu dùng ở vùng nông thôn lại mua sắm phần lớn các sản phẩm nội địa nhưng không rõ nguồn gốc sản xuất tại các chợ truyền thống.
Dự báo tốc độ bán lẻ nhóm hàng này thời gian tới sẽ tăng khoảng 5%/ năm.
Xu hướng các nhà máy và các công ty thời trang mở rộng hệ thống cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang để bán các sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất đang ngày càng phát triển. Riêng nhóm hàng đồ gỗ và đồ gia dụng nội địa, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại và trình độ thiết kế được nâng cao nên đã chiếm một thị phần quan trọng.
Hơn nữa, nhờ nâng cao thu nhập nên nhu cầu cải thiện điều kiện sinh hoạt trong mỗi gia đình ngày càng lớn hơn, tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh nhóm hàng này.
Theo đó, các cửa hàng chuyên doanh tiếp tục là loại hình thương mại mà người tiêu dùng lựa chọn, trong đó, loại cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 29%/năm, cao hơn loại cửa hàng chuyên doanh độc lập (trên 11%/năm).
Đối với nhóm đồ dùng lâu bền, Bộ Thương mại nhận định nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông là rất cao. Các sản phẩm điện tử như máy thu hình màu, các loại đầu ghi VCD và DVD cũng ngày càng trở nên phổ dụng.
Các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn là, nồi cơm điện... đang có thị phần chủ yếu ở Hà Nội và Tp.HCM với tỷ lệ khoảng 45% và sẽ ngày càng mở rộng thị trường sang các đô thị khác và khu vực nông thôn.
Hiện nay, người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm này phần lớn thông qua loại hình siêu thị điện máy và cửa hàng chuyên doanh do các công ty thiết lập, một phần nhỏ thông qua siêu thị kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mại, qua mạng Internet, nhưng trong thời gian tới xu hướng mua sắm tại loại hình siêu thị điện máy sẽ phát triển với tốc độ cao nhất.
Theo Bộ Thương mại, hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng (là “cận” trên của tổng mức bán lẻ hàng hoá) so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7%... Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.
Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng lên đáng kể thì các chuyên gia kinh tế dự báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kỳ chiến lược 2006 - 2020 do Việt Nam ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu.
Đến năm 2010, quỹ tiêu dùng cuối cùng sẽ có quy mô khoảng 840.000 - 860.000 tỷ đồng.