Ninh Bình “vô địch” về nợ đọng xây dựng cơ bản
Các bộ, cơ quan và địa phương không được yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện khi dự án chưa được bố trí vốn
Sau nhiều lần “đòi nợ” của đại biểu, Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
Chính phủ đánh giá, so với tổng số vốn đầu tư từ hai nguồn trên, số nợ đọng xây dựng cơ bản còn chiếm tỷ lệ cao.
Cụ thể, đối với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31/12/2012 chiếm 19,9% kế hoạch năm 2013. Tương tự, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 19,8%.
Số nợ tính đến ngày 31/12/2012 của cả hai nguồn vốn là 46.576 tỷ của 16.782 dự án. Còn tính đến 30/6/2013 là 43.358 tỷ đồng của 15.638 dự án.
Trong số 15 bộ, ngành địa phương nợ trên 1.000 tỷ đồng, Ninh Bình “vô địch” với 3.954 tỷ đồng, Hà Giang nối gót với 3.904 tỷ, Đà Nẵng 2.936 tỷ, Nam Định 2008 tỷ…. Là cái tên duy nhất trong số các cơ quan trung ương, Bộ Giao thông Vận tải nợ 1.212 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/6/2012, báo cáo cho biết, số nợ của các bộ, cơ quan Trung ương chỉ chiếm khoảng 6,6% số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước của cả nước. Còn từ nguồn trái phiếu Chính phủ thì chiếm khoảng 8%.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2013, phần nợ đọng từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương giảm 4,5%, phần nợ đọng từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương giảm 9,8% so với năm 2012.
Theo nhìn nhận của Chính phủ thì 6 tháng đầu năm nay, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản đã có chuyển biến, giảm đáng kể với 3.218 tỷ đồng so với năm 2012.
Điểm mặt 3 nguyên nhân chủ quan của nợ đọng xây dựng cơ bản, báo cáo cho rằng chủ trương phân cấp mạnh cho các cấp các ngành trong quản lý đầu tư nhưng thiếu các quy định cụ thể và các chế tài xử lý vi phạm, dẫn đến tình trạng nhiều dự án với tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn do cấp mình quản lý.
Đây cũng chính là nỗi lo của nhiều vị đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang rất khó khăn nhưng vẫn phải dành vốn đầu tư để ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản.
Từ kỳ họp thứ 4 đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư nợ đọng xây dựng cơ bản, tại kỳ họp này, khi thảo luận về báo cáo hậu chất vấn của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) tiếp tục lên tiếng.
Vị đại biểu này cho rằng, kỷ luật, kỷ cương ngân sách đã được Quốc hội nói rất nhiều nhưng không được chấp hành nghiêm. Và với dự án Luật Đầu tư công mà Quốc hội bắt đầu thảo luận, nếu nguyên nhân về thể chế và trách nhiệm của những tồn tại không được xác định rõ ràng xử lý không nghiêm thì việc thực hiện luật cũng sẽ kém hiệu quả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lạc quan rằng: “Luật Đầu tư công có thể còn chỗ này, chỗ kia nhưng nếu được thông qua thì tôi dám chắc chắn rằng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 vấn đề quản lý vốn, ngân sách nhà nước cũng như tất cả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước sẽ được quản lý một cách chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn rất nhiều”.
Tại báo cáo nói trên, Bộ trưởng Vinh cũng báo cáo Quốc hội ba giải pháp lớn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo đó thì các bộ, cơ quan và địa phương không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện khi dự án chưa được bố trí vốn.
Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao, không được làm vượt vốn.
Tăng cường giám sát của cộng đồng, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo của Chính phủ.
Chính phủ đánh giá, so với tổng số vốn đầu tư từ hai nguồn trên, số nợ đọng xây dựng cơ bản còn chiếm tỷ lệ cao.
Cụ thể, đối với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31/12/2012 chiếm 19,9% kế hoạch năm 2013. Tương tự, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 19,8%.
Số nợ tính đến ngày 31/12/2012 của cả hai nguồn vốn là 46.576 tỷ của 16.782 dự án. Còn tính đến 30/6/2013 là 43.358 tỷ đồng của 15.638 dự án.
Trong số 15 bộ, ngành địa phương nợ trên 1.000 tỷ đồng, Ninh Bình “vô địch” với 3.954 tỷ đồng, Hà Giang nối gót với 3.904 tỷ, Đà Nẵng 2.936 tỷ, Nam Định 2008 tỷ…. Là cái tên duy nhất trong số các cơ quan trung ương, Bộ Giao thông Vận tải nợ 1.212 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/6/2012, báo cáo cho biết, số nợ của các bộ, cơ quan Trung ương chỉ chiếm khoảng 6,6% số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước của cả nước. Còn từ nguồn trái phiếu Chính phủ thì chiếm khoảng 8%.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2013, phần nợ đọng từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương giảm 4,5%, phần nợ đọng từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương giảm 9,8% so với năm 2012.
Theo nhìn nhận của Chính phủ thì 6 tháng đầu năm nay, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản đã có chuyển biến, giảm đáng kể với 3.218 tỷ đồng so với năm 2012.
Điểm mặt 3 nguyên nhân chủ quan của nợ đọng xây dựng cơ bản, báo cáo cho rằng chủ trương phân cấp mạnh cho các cấp các ngành trong quản lý đầu tư nhưng thiếu các quy định cụ thể và các chế tài xử lý vi phạm, dẫn đến tình trạng nhiều dự án với tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn do cấp mình quản lý.
Đây cũng chính là nỗi lo của nhiều vị đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang rất khó khăn nhưng vẫn phải dành vốn đầu tư để ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản.
Từ kỳ họp thứ 4 đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư nợ đọng xây dựng cơ bản, tại kỳ họp này, khi thảo luận về báo cáo hậu chất vấn của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) tiếp tục lên tiếng.
Vị đại biểu này cho rằng, kỷ luật, kỷ cương ngân sách đã được Quốc hội nói rất nhiều nhưng không được chấp hành nghiêm. Và với dự án Luật Đầu tư công mà Quốc hội bắt đầu thảo luận, nếu nguyên nhân về thể chế và trách nhiệm của những tồn tại không được xác định rõ ràng xử lý không nghiêm thì việc thực hiện luật cũng sẽ kém hiệu quả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lạc quan rằng: “Luật Đầu tư công có thể còn chỗ này, chỗ kia nhưng nếu được thông qua thì tôi dám chắc chắn rằng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 vấn đề quản lý vốn, ngân sách nhà nước cũng như tất cả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước sẽ được quản lý một cách chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn rất nhiều”.
Tại báo cáo nói trên, Bộ trưởng Vinh cũng báo cáo Quốc hội ba giải pháp lớn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo đó thì các bộ, cơ quan và địa phương không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện khi dự án chưa được bố trí vốn.
Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao, không được làm vượt vốn.
Tăng cường giám sát của cộng đồng, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo của Chính phủ.