Nợ công châu Âu lại gây hoảng hốt
Hai động thái trái ngược trong cùng một ngày tại châu Âu đã khiến nhà đầu tư lại hốt hoảng về nợ công
Hai động thái trái ngược trong cùng một ngày tại châu Âu đã khiến nhà đầu tư lại hốt hoảng về nợ công và triển vọng đồng tiền chung. Giảm lần đầu tiên trong 5 ngày so với USD, nhưng đồng Euro trượt hơn 1%, đưa mức tăng cả tuần xuống còn 0,3%.
Hôm qua (20/5), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê chuẩn gói hỗ trợ tài chính trị giá 26 tỷ Euro (khoảng 37 tỷ USD) dành cho Bồ Đào Nha, nhằm giúp quốc gia châu Âu này thoát khỏi khủng hoảng nợ. IMF sẽ giải ngân ngay lập tức 6,1 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha.
Theo IMF, tổng số tiền giải ngân cho Bồ Đào Nha trong năm 2011 bao gồm 12,6 tỷ Euro của tổ chức này và 25,2 tỷ của Liên minh châu Âu (EU). Đây là một phần trong gói giải cứu trị giá 78 tỷ Euro (110 tỷ USD) mà EU và IMF hôm 16/5 đã duyệt chi cho Bồ Đào Nha.
Để đổi lấy số tiền trên, Bồ Đào Nha sẽ phải cắt giảm mạnh chi tiêu, nâng thuế khóa, cải tổ hệ thống pháp lý và lao động. Đồng thời, Lisbon cũng cần đẩy mạnh hoạt động tư nhân hóa. Quyền Tổng giám đốc IMF, John Lipsky nhận định, Bồ Đào Nha đã đưa ra một chương trình tập trung tăng trưởng và tạo việc làm.
“Chương trình này sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản tại Bồ Đào Nha, như tăng trưởng thấp, với các chính sách dựa trên việc khôi phục năng lực cạnh tranh thông qua các biện pháp cải cách cơ cấu, đảm bảo quá trình cải cách tài chính và ổn định lĩnh vực này”, ông Lipsky nói.
Mối họa nợ công Bồ Đào Nha coi như tạm thời đã được giải quyết, thì châu Âu lại lâm cảnh rối bời với vấn đề Hy Lạp. Cũng trong ngày hôm qua, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ mạnh 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ BB+ xuống B+ với triển vọng tiêu cực.
Chưa hết, tổ chức định mức tín nhiệm danh tiếng này còn cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp, nếu EU và IMF không thể đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại nước này.
Theo Fitch, lần hạ bậc này của họ đã phản ánh mức độ khó khăn mà Hy Lạp đang phải đối mặt trong quá trình thực hiện chương trình cải cách cơ cấu và tài chính triệt để. Đó là chương trình cần thiết để giúp nước này trả nợ và là nền tảng cho đà phục hồi bền vững của nền kinh tế.
Đối mặt với năm thứ ba liên tiếp kinh tế rơi vào suy thoái, Chính phủ của Thủ tướng tạm quyền George Papandreau đang chật vật đối phó với tình trạng trốn thuế lan tràn và bị sức ép cổ phần hóa một số tài sản nhà nước trị giá hàng chục tỷ euro để có tài chính lấp lỗ hổng ngân sách.
Theo các điều khoản của gói cứu trợ 110 tỷ euro mà IMF và EU dành cho Hy Lạp, năm nay Athens phải đưa thâm hụt ngân sách xuống 7,6% GDP. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu thiếu các biện pháp khác quyết liệt hơn, Athens không thể đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới 10% GDP.
Fitch cảnh báo, nếu thiếu một chương trình đáng tin cậy và được tài trợ đầy đủ từ EU và IMF, xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp có thể còn được hạ xuống mức CCC, dấu hiệu cho thấy nước này đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất cao.
Trước đó một ngày, IMF cũng đã ra lời cảnh báo kỳ vọng vực dậy nền tài chính công đang bên bờ vực thẳm của Hy Lạp sẽ tiêu tan, nếu nước này không nỗ lực cải cách hơn nữa, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cho rằng tái cơ cấu nợ "mềm" không phải là liệu pháp tốt.
Poul Thomsen, Phó giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Âu, nhấn mạnh tiến trình phục hồi sẽ chệch hướng, nếu Athens không đưa ra cam kết mạnh mẽ về cải cách cơ cấu trong những tháng tới.
Ông chỉ rõ tư nhân hóa tạo ra sự khác biệt thực sự và số tiền thu được từ tiến trình đó sẽ đưa đến sự thay đổi đáng kể trong sự bền vững nợ. Đã ba tháng trôi qua kể từ khi Chính phủ Hy Lạp loan báo kế hoạch tư nhân hóa trị giá 50 tỷ Euro, nhưng theo đánh giá của IMF hầu như chưa có tiến bộ đáng kể.
Trong nỗ lực mới nhất ngày 18/5, Athens đã chỉ định nhóm các nhà tư vấn cho 15 dự án tư nhân hóa, trong đó có dự án bán 34% cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá cược OPAP, một trong số ít ỏi các công ty làm ăn có lãi.
Trong khi đó ECB cảnh báo tái cơ cấu nợ "mềm" cho Hy Lạp có thể đặt sự ổn định của khu vực đồng Euro (Eurozone) vào thế nguy hiểm. Tái cơ cấu nợ mềm tức là kéo dài thời hạn trả nợ và hạ bớt lãi suất.
Phát biểu hồi đầu tuần tại Brussels (Bỉ), Chủ tịch nhóm bộ trưởng bộ tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker có nhắc tới khả năng tái cơ cấu "mềm" dành cho Hy Lạp, với điều kiện Athens cam kết thực hiện chương trình cải cách sâu rộng và tư nhân hóa.
Tuy nhiên, ý kiến của ông Jean-Claude Juncker đã vấp phải sự phản đối từ các ủy viên ECB như các ông Lorenzo Bini Smaghi, Juergen Stark. Theo ông Stark, thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng động thái đó có thể giải quyết được những vấn đề của Hy Lạp.
Hôm qua (20/5), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê chuẩn gói hỗ trợ tài chính trị giá 26 tỷ Euro (khoảng 37 tỷ USD) dành cho Bồ Đào Nha, nhằm giúp quốc gia châu Âu này thoát khỏi khủng hoảng nợ. IMF sẽ giải ngân ngay lập tức 6,1 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha.
Theo IMF, tổng số tiền giải ngân cho Bồ Đào Nha trong năm 2011 bao gồm 12,6 tỷ Euro của tổ chức này và 25,2 tỷ của Liên minh châu Âu (EU). Đây là một phần trong gói giải cứu trị giá 78 tỷ Euro (110 tỷ USD) mà EU và IMF hôm 16/5 đã duyệt chi cho Bồ Đào Nha.
Để đổi lấy số tiền trên, Bồ Đào Nha sẽ phải cắt giảm mạnh chi tiêu, nâng thuế khóa, cải tổ hệ thống pháp lý và lao động. Đồng thời, Lisbon cũng cần đẩy mạnh hoạt động tư nhân hóa. Quyền Tổng giám đốc IMF, John Lipsky nhận định, Bồ Đào Nha đã đưa ra một chương trình tập trung tăng trưởng và tạo việc làm.
“Chương trình này sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản tại Bồ Đào Nha, như tăng trưởng thấp, với các chính sách dựa trên việc khôi phục năng lực cạnh tranh thông qua các biện pháp cải cách cơ cấu, đảm bảo quá trình cải cách tài chính và ổn định lĩnh vực này”, ông Lipsky nói.
Mối họa nợ công Bồ Đào Nha coi như tạm thời đã được giải quyết, thì châu Âu lại lâm cảnh rối bời với vấn đề Hy Lạp. Cũng trong ngày hôm qua, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ mạnh 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ BB+ xuống B+ với triển vọng tiêu cực.
Chưa hết, tổ chức định mức tín nhiệm danh tiếng này còn cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp, nếu EU và IMF không thể đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại nước này.
Theo Fitch, lần hạ bậc này của họ đã phản ánh mức độ khó khăn mà Hy Lạp đang phải đối mặt trong quá trình thực hiện chương trình cải cách cơ cấu và tài chính triệt để. Đó là chương trình cần thiết để giúp nước này trả nợ và là nền tảng cho đà phục hồi bền vững của nền kinh tế.
Đối mặt với năm thứ ba liên tiếp kinh tế rơi vào suy thoái, Chính phủ của Thủ tướng tạm quyền George Papandreau đang chật vật đối phó với tình trạng trốn thuế lan tràn và bị sức ép cổ phần hóa một số tài sản nhà nước trị giá hàng chục tỷ euro để có tài chính lấp lỗ hổng ngân sách.
Theo các điều khoản của gói cứu trợ 110 tỷ euro mà IMF và EU dành cho Hy Lạp, năm nay Athens phải đưa thâm hụt ngân sách xuống 7,6% GDP. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu thiếu các biện pháp khác quyết liệt hơn, Athens không thể đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới 10% GDP.
Fitch cảnh báo, nếu thiếu một chương trình đáng tin cậy và được tài trợ đầy đủ từ EU và IMF, xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp có thể còn được hạ xuống mức CCC, dấu hiệu cho thấy nước này đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất cao.
Trước đó một ngày, IMF cũng đã ra lời cảnh báo kỳ vọng vực dậy nền tài chính công đang bên bờ vực thẳm của Hy Lạp sẽ tiêu tan, nếu nước này không nỗ lực cải cách hơn nữa, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cho rằng tái cơ cấu nợ "mềm" không phải là liệu pháp tốt.
Poul Thomsen, Phó giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Âu, nhấn mạnh tiến trình phục hồi sẽ chệch hướng, nếu Athens không đưa ra cam kết mạnh mẽ về cải cách cơ cấu trong những tháng tới.
Ông chỉ rõ tư nhân hóa tạo ra sự khác biệt thực sự và số tiền thu được từ tiến trình đó sẽ đưa đến sự thay đổi đáng kể trong sự bền vững nợ. Đã ba tháng trôi qua kể từ khi Chính phủ Hy Lạp loan báo kế hoạch tư nhân hóa trị giá 50 tỷ Euro, nhưng theo đánh giá của IMF hầu như chưa có tiến bộ đáng kể.
Trong nỗ lực mới nhất ngày 18/5, Athens đã chỉ định nhóm các nhà tư vấn cho 15 dự án tư nhân hóa, trong đó có dự án bán 34% cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá cược OPAP, một trong số ít ỏi các công ty làm ăn có lãi.
Trong khi đó ECB cảnh báo tái cơ cấu nợ "mềm" cho Hy Lạp có thể đặt sự ổn định của khu vực đồng Euro (Eurozone) vào thế nguy hiểm. Tái cơ cấu nợ mềm tức là kéo dài thời hạn trả nợ và hạ bớt lãi suất.
Phát biểu hồi đầu tuần tại Brussels (Bỉ), Chủ tịch nhóm bộ trưởng bộ tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker có nhắc tới khả năng tái cơ cấu "mềm" dành cho Hy Lạp, với điều kiện Athens cam kết thực hiện chương trình cải cách sâu rộng và tư nhân hóa.
Tuy nhiên, ý kiến của ông Jean-Claude Juncker đã vấp phải sự phản đối từ các ủy viên ECB như các ông Lorenzo Bini Smaghi, Juergen Stark. Theo ông Stark, thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng động thái đó có thể giải quyết được những vấn đề của Hy Lạp.