Nợ công không bao gồm tất cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước
Đó là một trong những nội dung quan trọng của dự án Luật Quản lý nợ công, được Quốc hội biểu quyết thông qua chiều 17/6
Đó là một trong những nội dung quan trọng của dự án Luật Quản lý nợ công, được Quốc hội biểu quyết thông qua chiều 17/6.
Với 7 chương 49 điều, Luật Quản lý nợ công quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. bao gồm: nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.
Đáng chú ý là trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến còn băn khoăn về quy định nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại phạm vi điều chỉnh của luật.
Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đã bao gồm phần nợ của doanh nghiệp Nhà nước liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước. Đó là nợ Chính phủ cho doanh nghiệp Nhà nước vay lại, nợ doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Như vậy, dự thảo luật không điều chỉnh đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp tự vay, tự trả.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, không nên bổ sung một chương riêng quy định về quản lý nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước như quản lý nợ của chính quyền địa phương, như có ý kiến đề nghị. Vì, ngoài các khoản vay lại từ Chính phủ, chính quyền địa phương còn được vay và phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Các khoản nợ này là bộ phận của nợ công.
Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội - một nội dung đã có nhiều ý kiến khác nhau tại phần thảo luận, Luật Quản lý nợ công quy định: Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm. Bao gồm: nợ công so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Quốc hội cũng quyết định các mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ và giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
Với 7 chương 49 điều, Luật Quản lý nợ công quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. bao gồm: nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.
Đáng chú ý là trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến còn băn khoăn về quy định nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại phạm vi điều chỉnh của luật.
Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đã bao gồm phần nợ của doanh nghiệp Nhà nước liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước. Đó là nợ Chính phủ cho doanh nghiệp Nhà nước vay lại, nợ doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Như vậy, dự thảo luật không điều chỉnh đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp tự vay, tự trả.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, không nên bổ sung một chương riêng quy định về quản lý nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước như quản lý nợ của chính quyền địa phương, như có ý kiến đề nghị. Vì, ngoài các khoản vay lại từ Chính phủ, chính quyền địa phương còn được vay và phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Các khoản nợ này là bộ phận của nợ công.
Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội - một nội dung đã có nhiều ý kiến khác nhau tại phần thảo luận, Luật Quản lý nợ công quy định: Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm. Bao gồm: nợ công so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Quốc hội cũng quyết định các mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ và giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.