Nợ công và ODA
Sau cam kết tài trợ ODA hơn 8 tỷ USD được công bố, vấn đề nợ công một lần nữa lại được hâm nóng
Sau khi cam kết tài trợ ODA năm 2010 với hơn 8 tỷ USD được công bố trong phiên bế mạc hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16, vấn đề nợ công một lần nữa lại được hâm nóng.
Trước đó, những kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Chính phủ như: phát hành trái phiếu Chính phủ tổng cộng 146 nghìn tỷ đồng trong nước và khoảng 1 tỷ USD ra nước ngoài trong năm 2010, được cho là có thể khiến nợ công tăng lên nhanh chóng, đã được “mổ xẻ” tại diễn đàn Quốc hội.
“Soi” vào tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài… so với GDP, có thể những quan ngại về nguy cơ tiệm cận ngưỡng bất ổn cũng có cái lý của nó. Tuy nhiên, quan điểm của các bên liên quan trong thời điểm hiện nay dường như còn khá yên tâm với tình trạng nợ của Việt Nam.
Trong ngưỡng an toàn
Báo cáo công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính phát đi ngày 30/11 tại hội nghị ngành tài chính cho hay, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương), dự kiến đến cuối năm 2009 khoảng 44,7% GDP.
Trong con số này, nợ Chính phủ chiếm 35,4% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 7,9% GDP; và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4% GDP.
Nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm tới, đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.
Liệu nợ công có đảm bảo trong ngưỡng an toàn? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, ông Trịnh Huy Quách cho biết, quan điểm về ngưỡng an toàn trong tỷ lệ nợ công so với GDP cũng khác nhau.
Trong khi theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP, thì theo tìm hiểu của Phó chủ nhiệm Quách, có khá nhiều nước tỷ lệ này lên đến trên 80% GDP.
Bình luận về những tương quan so sánh kể trên, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các nước (Hoa Kỳ khoảng 300% GDP). “Nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”, ông Nghĩa khẳng định.
Một điểm đáng chú ý khác được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp lưu ý trong cuộc trao đổi với VnEconomy chiều qua, đó là cơ cấu nợ. “Nợ công theo cách hiểu là Chính phủ đi vay trên thị trường, theo lãi suất thị trường thì Việt Nam không có”, ông Nghiệp cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2009, cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ chiếm 79,3%; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 3,1%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó 85% là ODA); nợ trong nước chiếm 40%.
“Xét về thời hạn, nợ trung và dài hạn chiếm 97%; nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc) chỉ chiếm 3% trong tổng số dư nợ Chính phủ. Đó là điểm khác biệt giữa nợ công của Việt Nam với các nước”, Thứ trưởng Nghiệp dẫn lại một phần nội dung báo cáo về nợ công mà ông trình bày tại hội nghị ngành tài chính hôm thứ Hai vừa rồi.
Trên cương vị lãnh đạo cơ quan giám sát tài chính quốc gia, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết thêm: “Các khoản vay ODA lãi suất thấp, thời hạn 40 năm, ân hạn 10 năm thì coi như cho không. Nếu có vay nhiều hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì đến an ninh tài chính quốc gia”.
Thông tin thêm về việc phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trong năm 2010, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải tiết lộ, thời hạn tối thiểu đối với trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm tới là 10 năm, có loại 15 năm, với mức lãi suất hợp lý.
Nợ nước ngoài: Không đáng lo
Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam hiện nay (không bao gồm dư nợ ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) vào khoảng 30,5% GDP.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn ODA đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi ước tính trị giá 37,5 tỷ USD; giải ngân được 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay.
Bên cạnh việc huy động nguồn vốn ưu đãi ODA, trong thời gian qua, Chính phủ cũng đàm phán, ký kết một số khoản vay thương mại nước ngoài để cho vay lại một số dự án đầu tư trong các lĩnh vực điện, than, xi măng, dầu khí...
Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ quốc gia tuy có cao, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, trong khả năng trả nợ của Việt Nam. “Hàng năm, Chính phủ vẫn dành một khoản ngân sách để trả nợ vay nước ngoài, và chúng ta chưa trả chậm bất kỳ khoản vay nào”, ông Phúc khẳng định quan điểm này trong buổi họp báo chiều nay.
Tiếp lời người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện hai nhà tài trợ quan trọng là WB và ADB cũng nhất trí quan điểm trên. Bà Victoria Kwakwa nói thêm: “Không có lý do gì để chúng tôi phải lo lắng về khả năng trả nợ của Chính phủ cho khoản nợ tích lũy đến thời điểm này. Chúng tôi vẫn giám sát chặt chẽ nợ nước ngoài của Việt Nam”.
Cũng liên quan đến vay nước ngoài là nợ của khối doanh nghiệp, có hoặc không được bảo lãnh của Chính phủ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm rất ít, nợ doanh nghiệp tư nhân cũng không nhiều trong cơ cấu nợ nước ngoài.
Báo cáo của Bộ Tài chính ước tính, đến cuối năm 2009, tổng giá trị vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn theo số cam kết là 9,6 tỷ USD. Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp mới chỉ đạt 3,8 tỷ USD.
“Theo tôi, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp đã được siết quá chặt trong thời gian gần đây. Có rất ít các hợp đồng vay vốn được ký kết, các khoản vay hiện nay chủ yếu đã ký từ trước”, Phó chủ tịch Nghĩa chia sẻ.
Cũng theo ông Nghĩa, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay nước ngoài là do lãi suất cho vay hiện nay đã tăng từ Libor+1 trong thời gian trước lên Libor+3. “Chi phí vốn đắt hơn khiến nhiều doanh nghiệp không dám vay thêm”, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết.
Tuy vậy, vẫn còn một điểm nữa không thể không nhắc đến. Phó chủ nhiệm Quách lưu ý rằng: “Cho dù có thể nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép, nhưng vấn đề giải ngân thế nào để cho các khoản vay được sử dụng có hiệu quả cũng rất cần được lưu tâm”.
Trước đó, những kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Chính phủ như: phát hành trái phiếu Chính phủ tổng cộng 146 nghìn tỷ đồng trong nước và khoảng 1 tỷ USD ra nước ngoài trong năm 2010, được cho là có thể khiến nợ công tăng lên nhanh chóng, đã được “mổ xẻ” tại diễn đàn Quốc hội.
“Soi” vào tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài… so với GDP, có thể những quan ngại về nguy cơ tiệm cận ngưỡng bất ổn cũng có cái lý của nó. Tuy nhiên, quan điểm của các bên liên quan trong thời điểm hiện nay dường như còn khá yên tâm với tình trạng nợ của Việt Nam.
Trong ngưỡng an toàn
Báo cáo công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính phát đi ngày 30/11 tại hội nghị ngành tài chính cho hay, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương), dự kiến đến cuối năm 2009 khoảng 44,7% GDP.
Trong con số này, nợ Chính phủ chiếm 35,4% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 7,9% GDP; và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4% GDP.
Nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm tới, đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.
Liệu nợ công có đảm bảo trong ngưỡng an toàn? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, ông Trịnh Huy Quách cho biết, quan điểm về ngưỡng an toàn trong tỷ lệ nợ công so với GDP cũng khác nhau.
Trong khi theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP, thì theo tìm hiểu của Phó chủ nhiệm Quách, có khá nhiều nước tỷ lệ này lên đến trên 80% GDP.
Bình luận về những tương quan so sánh kể trên, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các nước (Hoa Kỳ khoảng 300% GDP). “Nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”, ông Nghĩa khẳng định.
Một điểm đáng chú ý khác được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp lưu ý trong cuộc trao đổi với VnEconomy chiều qua, đó là cơ cấu nợ. “Nợ công theo cách hiểu là Chính phủ đi vay trên thị trường, theo lãi suất thị trường thì Việt Nam không có”, ông Nghiệp cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2009, cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ chiếm 79,3%; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 3,1%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó 85% là ODA); nợ trong nước chiếm 40%.
“Xét về thời hạn, nợ trung và dài hạn chiếm 97%; nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc) chỉ chiếm 3% trong tổng số dư nợ Chính phủ. Đó là điểm khác biệt giữa nợ công của Việt Nam với các nước”, Thứ trưởng Nghiệp dẫn lại một phần nội dung báo cáo về nợ công mà ông trình bày tại hội nghị ngành tài chính hôm thứ Hai vừa rồi.
Trên cương vị lãnh đạo cơ quan giám sát tài chính quốc gia, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết thêm: “Các khoản vay ODA lãi suất thấp, thời hạn 40 năm, ân hạn 10 năm thì coi như cho không. Nếu có vay nhiều hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì đến an ninh tài chính quốc gia”.
Thông tin thêm về việc phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trong năm 2010, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải tiết lộ, thời hạn tối thiểu đối với trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm tới là 10 năm, có loại 15 năm, với mức lãi suất hợp lý.
Nợ nước ngoài: Không đáng lo
Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam hiện nay (không bao gồm dư nợ ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) vào khoảng 30,5% GDP.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn ODA đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi ước tính trị giá 37,5 tỷ USD; giải ngân được 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay.
Bên cạnh việc huy động nguồn vốn ưu đãi ODA, trong thời gian qua, Chính phủ cũng đàm phán, ký kết một số khoản vay thương mại nước ngoài để cho vay lại một số dự án đầu tư trong các lĩnh vực điện, than, xi măng, dầu khí...
Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ quốc gia tuy có cao, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, trong khả năng trả nợ của Việt Nam. “Hàng năm, Chính phủ vẫn dành một khoản ngân sách để trả nợ vay nước ngoài, và chúng ta chưa trả chậm bất kỳ khoản vay nào”, ông Phúc khẳng định quan điểm này trong buổi họp báo chiều nay.
Tiếp lời người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện hai nhà tài trợ quan trọng là WB và ADB cũng nhất trí quan điểm trên. Bà Victoria Kwakwa nói thêm: “Không có lý do gì để chúng tôi phải lo lắng về khả năng trả nợ của Chính phủ cho khoản nợ tích lũy đến thời điểm này. Chúng tôi vẫn giám sát chặt chẽ nợ nước ngoài của Việt Nam”.
Cũng liên quan đến vay nước ngoài là nợ của khối doanh nghiệp, có hoặc không được bảo lãnh của Chính phủ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm rất ít, nợ doanh nghiệp tư nhân cũng không nhiều trong cơ cấu nợ nước ngoài.
Báo cáo của Bộ Tài chính ước tính, đến cuối năm 2009, tổng giá trị vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn theo số cam kết là 9,6 tỷ USD. Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp mới chỉ đạt 3,8 tỷ USD.
“Theo tôi, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp đã được siết quá chặt trong thời gian gần đây. Có rất ít các hợp đồng vay vốn được ký kết, các khoản vay hiện nay chủ yếu đã ký từ trước”, Phó chủ tịch Nghĩa chia sẻ.
Cũng theo ông Nghĩa, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay nước ngoài là do lãi suất cho vay hiện nay đã tăng từ Libor+1 trong thời gian trước lên Libor+3. “Chi phí vốn đắt hơn khiến nhiều doanh nghiệp không dám vay thêm”, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết.
Tuy vậy, vẫn còn một điểm nữa không thể không nhắc đến. Phó chủ nhiệm Quách lưu ý rằng: “Cho dù có thể nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép, nhưng vấn đề giải ngân thế nào để cho các khoản vay được sử dụng có hiệu quả cũng rất cần được lưu tâm”.