Nợ xấu giảm do “ngân hàng bắt tay doanh nghiệp”
Thấy gì từ bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội?
Không chỉ băn khoăn về nợ xấu, mà bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội còn tràn ngập các nỗi lo khác liên quan đến chính sách tiền tệ và thị trường vàng.
Cách làm báo cáo của Chính phủ cũng nhận được khá nhiều lời phê tuy khá mạnh, nhưng không mới.
Nên xem lại cách làm báo cáo
Nhận xét chung, nhiều vị đại biểu cho rằng tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, doanh nghiệp chưa tìm thấy cơ hội của mình, Nhà nước còn lúng túng trong điều hành, tìm hướng đi. Niềm tin của nhân dân đối với sự phục hồi của nền kinh tế thấp.
Đại biểu cũng "phê" Chính phủ đang thực hiện các giải pháp trọng cung, thiếu các chính sách kích cầu. Một số ý kiến cho rằng, nền kinh tế đang trì trệ có nguyên nhân từ việc điều hành thiếu tính chiến lược trong xử lý lạm phát, dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
Báo cáo tổng hợp cũng phản ánh ý kiến đại biểu Quốc hội hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ. Chỉ số CPI nhỏ hơn kế hoạch là do sức cầu giảm. Bên cạnh đó hiện nay chưa có chỉ tiêu nào để giám sát vấn đề nợ công thế nào là an toàn.
Nhận xét cách làm báo cáo quá công thức, lặp đi lặp lại, không có sự cải tiến căn bản, không bám sát đời sống thực tiễn, không phân tích chính xác tình hình , đại biểu cho rằng thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu chưa sát với tình hình thực tế, số liệu chưa thuyết phục, đánh giá còn sơ lược, đại biểu khó có thể góp ý cho Chính phủ, nhân dân và công luận khó hình dung hết được khó khăn của nền kinh tế.
Cho rằng nhiều đánh giá của các chuyên gia, lãnh đạo cấp cao không khớp với nhiều đánh giá của báo cáo, đại biểu đề nghị Chính phủ cần xem xét cách báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. Mỗi kỳ báo cáo, Chính phủ nên tập trung phân tích sâu sắc một số nội dung bức xúc nhất đáng quan tâm, không né tránh.
Chưa giải quyết được nợ xấu
Nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về con số tỷ lệ nợ xấu trong các báo cáo, vẫn theo tổng hợp từ các tổ thảo luận.
Dẫn con số từ Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 13% cuối năm 2012 xuống còn 6% trong 3 tháng đầu năm 2013, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đánh giá trong thực tế ngân hàng chưa giải quyết được nợ xấu, chỉ là quá trình "rà soát, tính toán lại số liệu".
“Nợ xấu giảm không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh tốt mà do cách xử lý nợ xấu lỏng lẻo, ngân hàng bắt tay với doanh nghiệp công bố tỷ lệ nợ xấu”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó cũng có đại biểu cho rằng, ngân hàng chưa phân loại nợ xấu để có hướng tập trung tháo gỡ, giải quyết nợ xấu chậm, chưa kiên quyết, tín dụng đóng băng, đồng tiền ách tắc dẫn đến mất cân bằng.
Về điều hành chính sách tiền tệ, theo nhận xét của đại biểu là chưa bám sát hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng không cho doanh nghiệp vay, chủ yếu mua vàng và trái phiếu Chính phủ. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay trên 6% là quá lớn, chỉ có lợi cho ngân hàng nước ngoài.
Việc khống chế lãi suất trần huy động mà không khống chế lãi suất trần cho vay là không hợp lý đã được phản ánh qua nhiều kỳ họp cũng được nhắc lại tại báo cáo.
Độc quyền vàng lợi hay thiệt?
Ý kiến từ các tổ thảo luận cũng đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới mà Chính phủ cho là tốt hơn, vì dư luận, nhân dân cho rằng đây là "cơ chế độc quyền".
Hàng loạt câu hỏi được nêu ra qua thảo luận tổ: phải chăng chênh lệch giá vàng trong nước và cao hơn giá thế giới là do cơ chế này? Việc tạm xuất, tái nhập hơn 10 tấn vàng cần làm rõ ai, doanh nghiệp nào được thực hiện? Chênh lệnh lợi nhuận từ giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới ai hưởng? Vì sao giá vàng trong nước qua hơn 10 phiên đấu thầu vẫn cao hơn giá thế giới? Tại sao lại tính theo thương hiệu vàng mà không tính theo tuổi vàng?
Đại biểu cũng phản ánh, cử tri nghi ngại rằng chỉ có nhập mà không có xuất, thực tế không có thị trường vàng mà do Ngân hàng Nhà nước thống lĩnh việc định giá, đấu thầu. Hoặc, việc duy trì một thương hiệu vàng độc quyền trên thế giới chưa có ngân hàng trung ương nào thực hiện, việc đề ra thương hiệu vàng quốc gia cũng không có văn bản pháp luật nào quy định.
Việc quản lý thị trường vàng được Chính phủ đánh giá mới chỉ đạt kết quả bước đầu, cần phải phân tích kỹ hơn nguyên nhân và so sánh những kết quả đạt được với thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu thì cái nào lớn hơn, đại biểu Quốc hội đề nghị.
Cả ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.
Cách làm báo cáo của Chính phủ cũng nhận được khá nhiều lời phê tuy khá mạnh, nhưng không mới.
Nên xem lại cách làm báo cáo
Nhận xét chung, nhiều vị đại biểu cho rằng tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, doanh nghiệp chưa tìm thấy cơ hội của mình, Nhà nước còn lúng túng trong điều hành, tìm hướng đi. Niềm tin của nhân dân đối với sự phục hồi của nền kinh tế thấp.
Đại biểu cũng "phê" Chính phủ đang thực hiện các giải pháp trọng cung, thiếu các chính sách kích cầu. Một số ý kiến cho rằng, nền kinh tế đang trì trệ có nguyên nhân từ việc điều hành thiếu tính chiến lược trong xử lý lạm phát, dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
Báo cáo tổng hợp cũng phản ánh ý kiến đại biểu Quốc hội hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ. Chỉ số CPI nhỏ hơn kế hoạch là do sức cầu giảm. Bên cạnh đó hiện nay chưa có chỉ tiêu nào để giám sát vấn đề nợ công thế nào là an toàn.
Nhận xét cách làm báo cáo quá công thức, lặp đi lặp lại, không có sự cải tiến căn bản, không bám sát đời sống thực tiễn, không phân tích chính xác tình hình , đại biểu cho rằng thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu chưa sát với tình hình thực tế, số liệu chưa thuyết phục, đánh giá còn sơ lược, đại biểu khó có thể góp ý cho Chính phủ, nhân dân và công luận khó hình dung hết được khó khăn của nền kinh tế.
Cho rằng nhiều đánh giá của các chuyên gia, lãnh đạo cấp cao không khớp với nhiều đánh giá của báo cáo, đại biểu đề nghị Chính phủ cần xem xét cách báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. Mỗi kỳ báo cáo, Chính phủ nên tập trung phân tích sâu sắc một số nội dung bức xúc nhất đáng quan tâm, không né tránh.
Chưa giải quyết được nợ xấu
Nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về con số tỷ lệ nợ xấu trong các báo cáo, vẫn theo tổng hợp từ các tổ thảo luận.
Dẫn con số từ Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 13% cuối năm 2012 xuống còn 6% trong 3 tháng đầu năm 2013, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đánh giá trong thực tế ngân hàng chưa giải quyết được nợ xấu, chỉ là quá trình "rà soát, tính toán lại số liệu".
“Nợ xấu giảm không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh tốt mà do cách xử lý nợ xấu lỏng lẻo, ngân hàng bắt tay với doanh nghiệp công bố tỷ lệ nợ xấu”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó cũng có đại biểu cho rằng, ngân hàng chưa phân loại nợ xấu để có hướng tập trung tháo gỡ, giải quyết nợ xấu chậm, chưa kiên quyết, tín dụng đóng băng, đồng tiền ách tắc dẫn đến mất cân bằng.
Về điều hành chính sách tiền tệ, theo nhận xét của đại biểu là chưa bám sát hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng không cho doanh nghiệp vay, chủ yếu mua vàng và trái phiếu Chính phủ. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay trên 6% là quá lớn, chỉ có lợi cho ngân hàng nước ngoài.
Việc khống chế lãi suất trần huy động mà không khống chế lãi suất trần cho vay là không hợp lý đã được phản ánh qua nhiều kỳ họp cũng được nhắc lại tại báo cáo.
Độc quyền vàng lợi hay thiệt?
Ý kiến từ các tổ thảo luận cũng đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới mà Chính phủ cho là tốt hơn, vì dư luận, nhân dân cho rằng đây là "cơ chế độc quyền".
Hàng loạt câu hỏi được nêu ra qua thảo luận tổ: phải chăng chênh lệch giá vàng trong nước và cao hơn giá thế giới là do cơ chế này? Việc tạm xuất, tái nhập hơn 10 tấn vàng cần làm rõ ai, doanh nghiệp nào được thực hiện? Chênh lệnh lợi nhuận từ giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới ai hưởng? Vì sao giá vàng trong nước qua hơn 10 phiên đấu thầu vẫn cao hơn giá thế giới? Tại sao lại tính theo thương hiệu vàng mà không tính theo tuổi vàng?
Đại biểu cũng phản ánh, cử tri nghi ngại rằng chỉ có nhập mà không có xuất, thực tế không có thị trường vàng mà do Ngân hàng Nhà nước thống lĩnh việc định giá, đấu thầu. Hoặc, việc duy trì một thương hiệu vàng độc quyền trên thế giới chưa có ngân hàng trung ương nào thực hiện, việc đề ra thương hiệu vàng quốc gia cũng không có văn bản pháp luật nào quy định.
Việc quản lý thị trường vàng được Chính phủ đánh giá mới chỉ đạt kết quả bước đầu, cần phải phân tích kỹ hơn nguyên nhân và so sánh những kết quả đạt được với thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu thì cái nào lớn hơn, đại biểu Quốc hội đề nghị.
Cả ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.