“Chính phủ không bao giờ không trung thực với Quốc hội”
Bộ trưởng Vũ Đức Đam lên tiếng trước những băn khoăn về báo cáo kinh tế - xã hội mà Chính phủ đưa ra
“Chính phủ rất quan tâm đến vấn
đề thông tin, số liệu. Điều hành mà không nắm được số liệu thật thì có
khi chính sách không trúng”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, diễn ra ngày 26/5.
“Không tô hồng”
Liên quan đến câu hỏi cho rằng, trong phiên họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu có bày tỏ băn khoăn về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ "bình yên" quá, thậm chí có nghi ngờ rằng số liệu trong báo cáo Chính phủ đưa ra có mâu thuẫn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, số liệu trong báo cáo phần nhiều lấy từ hệ thống thống kê của Nhà nước.
“Tôi nói phần lớn, vì trong báo cáo điều hành hàng tháng của Chính phủ, cũng có một số số liệu không phải lấy từ hệ thống thống kê Nhà nước, mà cũng có một số số liệu mang tính điều hành. Nhưng về cơ bản các số liệu khi báo cáo ra Quốc hội, Trung ương, Chính phủ đều được xem xét thận trọng, dựa trên báo cáo của các bộ ngành, và được quy định bởi các văn bản pháp luật chặt chẽ”, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng Đam, số liệu đó có đáng tin cậy hay không, có mâu thuẫn hay không thì khi các ý kiến phân tích (nếu có) chỉ ra, Chính phủ hết sức cầu thị, xin tiếp thu và sẽ xem xét tại sao có những số liệu không đủ cơ sở, mâu thuẫn nhau, nếu do công tác thống kê còn có vấn đề gì thì sẽ chấn chỉnh.
Bộ trưởng cũng nhắc lại thông tin mà ông đã nói cách đây mấy tháng rằng sau khi Chính phủ thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận trước Chính phủ là sẽ có số liệu thống kê chính xác về tình hình doanh nghiệp. Sau đó mấy tháng, ngành kế hoạch và đầu tư đã có số liệu chi tiết đến từng doanh nghiệp.
Trước báo giới, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, “Chính phủ không bao giờ không trung thực khi báo cáo với Quốc hội”.
“Chính phủ nhìn nhận nghiêm khắc những khuyết điểm, yếu kém để rút kinh nghiệm, để làm tốt hơn. Chính phủ nhìn vào những kết quả không phải để tô hồng, không phải để tự thỏa mãn mà luôn nhìn nhận còn rất nhiều khó khăn, và yêu cầu phải cố gắng hơn”.
“Thiểu phát còn nguy hơn lạm phát”
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình kinh tế - xã hội đang diễn biến đúng như dự kiến điều hành, bám sát mục tiêu Trung ương và Quốc hội đề ra cho năm 2013 là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Qua từng tháng cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng nhích lên, chỉ số giá tiêu dùng thấp xuống. Việc triển khai tái cơ cấu kinh tế có kết quả ở một số mặt.
Về định hướng điều hành trong thời gian tới, Chính phủ kiên định mục tiêu lớn đã đề ra đầu năm. Các chính sách, chủ trương đã được ban hành, vấn đề bây giờ là việc tổ chức thực hiện.
“Trong tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, đã giải quyết được nhiều vấn đề. Tình hình kinh tế vĩ mô đã tốt lên như chỉ số hàng tồn kho giảm rõ rệt. Biểu hiện là tiêu thụ xi măng tăng hơn 18%, giải ngân ODA tăng rất tốt so với năm ngoái, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối vượt 12 tuần nhập khẩu…”.
“Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, cần nhìn nhận thực tế nền kinh tế còn khó khăn, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất”, Bộ trưởng Đam nói.
Trả lời câu hỏi về quan điểm cho rằng nguy cơ thiểu phát đã hiện hữu, ông Đam nói, “Chính phủ đương nhiên là lo, lạm phát cũng lo, thiểu phát cũng lo, và như nhiều lần tôi đã nói với các bạn, lạm phát như sốt nóng, thiểu phát như sốt rét, còn nguy hiểm hơn”.
Có ý kiến cho rằng nguy cơ thiểu phát hiện hữu đã được phân tích kỹ, và nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ tái lạm phát vẫn hiện hữu, và không được chủ quan, nhất là khi CPI đã giảm dù rất nhỏ trong hai tháng vừa rồi.
Nhưng theo Bộ trưởng Đam, nếu nhớ lại năm ngoái khi CPI giảm mạnh hơn, chúng ta đã lo ngại sẽ có thiểu phát và thậm chí có ý kiến suy diễn rằng sẽ có suy thoái kép, nhưng một tháng sau đã thấy nguy cơ lạm phát rõ ràng hơn.
“Tôi xin nhắc lại, Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo song song với việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phải thực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng, song phải là tăng trưởng bền vững; không vì tăng trưởng trước mắt mà đẩy lạm phát cao trở lại và làm ảnh hưởng tới tái cơ cấu nền kinh tế.
“Không tô hồng”
Liên quan đến câu hỏi cho rằng, trong phiên họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu có bày tỏ băn khoăn về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ "bình yên" quá, thậm chí có nghi ngờ rằng số liệu trong báo cáo Chính phủ đưa ra có mâu thuẫn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, số liệu trong báo cáo phần nhiều lấy từ hệ thống thống kê của Nhà nước.
“Tôi nói phần lớn, vì trong báo cáo điều hành hàng tháng của Chính phủ, cũng có một số số liệu không phải lấy từ hệ thống thống kê Nhà nước, mà cũng có một số số liệu mang tính điều hành. Nhưng về cơ bản các số liệu khi báo cáo ra Quốc hội, Trung ương, Chính phủ đều được xem xét thận trọng, dựa trên báo cáo của các bộ ngành, và được quy định bởi các văn bản pháp luật chặt chẽ”, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng Đam, số liệu đó có đáng tin cậy hay không, có mâu thuẫn hay không thì khi các ý kiến phân tích (nếu có) chỉ ra, Chính phủ hết sức cầu thị, xin tiếp thu và sẽ xem xét tại sao có những số liệu không đủ cơ sở, mâu thuẫn nhau, nếu do công tác thống kê còn có vấn đề gì thì sẽ chấn chỉnh.
Chính phủ đương nhiên là lo, lạm phát cũng lo, thiểu phát cũng lo, và như nhiều lần tôi đã nói với các bạn, lạm phát như sốt nóng, thiểu phát như sốt rét, còn nguy hiểm hơn. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Bộ trưởng cũng nhắc lại thông tin mà ông đã nói cách đây mấy tháng rằng sau khi Chính phủ thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận trước Chính phủ là sẽ có số liệu thống kê chính xác về tình hình doanh nghiệp. Sau đó mấy tháng, ngành kế hoạch và đầu tư đã có số liệu chi tiết đến từng doanh nghiệp.
Trước báo giới, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, “Chính phủ không bao giờ không trung thực khi báo cáo với Quốc hội”.
“Chính phủ nhìn nhận nghiêm khắc những khuyết điểm, yếu kém để rút kinh nghiệm, để làm tốt hơn. Chính phủ nhìn vào những kết quả không phải để tô hồng, không phải để tự thỏa mãn mà luôn nhìn nhận còn rất nhiều khó khăn, và yêu cầu phải cố gắng hơn”.
“Thiểu phát còn nguy hơn lạm phát”
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình kinh tế - xã hội đang diễn biến đúng như dự kiến điều hành, bám sát mục tiêu Trung ương và Quốc hội đề ra cho năm 2013 là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Qua từng tháng cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng nhích lên, chỉ số giá tiêu dùng thấp xuống. Việc triển khai tái cơ cấu kinh tế có kết quả ở một số mặt.
Về định hướng điều hành trong thời gian tới, Chính phủ kiên định mục tiêu lớn đã đề ra đầu năm. Các chính sách, chủ trương đã được ban hành, vấn đề bây giờ là việc tổ chức thực hiện.
“Trong tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, đã giải quyết được nhiều vấn đề. Tình hình kinh tế vĩ mô đã tốt lên như chỉ số hàng tồn kho giảm rõ rệt. Biểu hiện là tiêu thụ xi măng tăng hơn 18%, giải ngân ODA tăng rất tốt so với năm ngoái, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối vượt 12 tuần nhập khẩu…”.
“Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, cần nhìn nhận thực tế nền kinh tế còn khó khăn, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất”, Bộ trưởng Đam nói.
Tôi xin nhắc lại, Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Trả lời câu hỏi về quan điểm cho rằng nguy cơ thiểu phát đã hiện hữu, ông Đam nói, “Chính phủ đương nhiên là lo, lạm phát cũng lo, thiểu phát cũng lo, và như nhiều lần tôi đã nói với các bạn, lạm phát như sốt nóng, thiểu phát như sốt rét, còn nguy hiểm hơn”.
Có ý kiến cho rằng nguy cơ thiểu phát hiện hữu đã được phân tích kỹ, và nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ tái lạm phát vẫn hiện hữu, và không được chủ quan, nhất là khi CPI đã giảm dù rất nhỏ trong hai tháng vừa rồi.
Nhưng theo Bộ trưởng Đam, nếu nhớ lại năm ngoái khi CPI giảm mạnh hơn, chúng ta đã lo ngại sẽ có thiểu phát và thậm chí có ý kiến suy diễn rằng sẽ có suy thoái kép, nhưng một tháng sau đã thấy nguy cơ lạm phát rõ ràng hơn.
“Tôi xin nhắc lại, Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo song song với việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phải thực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng, song phải là tăng trưởng bền vững; không vì tăng trưởng trước mắt mà đẩy lạm phát cao trở lại và làm ảnh hưởng tới tái cơ cấu nền kinh tế.