Nông dân trả lại ruộng, vì đâu?
Nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng đang có xu hướng lan rộng, nhất là ở Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2491, gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu báo cáo tình hình nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng đang có xu hướng lan rộng, nhất là ở Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An.
Dù Nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi phí, nhưng nhiều địa phương lại đặt ra rất nhiều khoản thu. Trong đó, nhiều nhất là phí dịch vụ của hợp tác xã và các khoản thu của thôn, đội, như: phí chuyển giao khoa học kỹ thuật; bảo vệ thực vật; bảo vệ đồng ruộng; dịch vụ thủy nông; quỹ nội đồng; tiền bắt chuột; thu làm đường bê-tông; tiền điện đường; quỹ Hội Nông dân; xây dựng đường giao thông; vệ sinh môi trường; tang lễ; quỹ trẻ thơ; quỹ khuyến học.
Không kham nổi hàng chục phí địa phương
Theo kết quả điều tra của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trên cả nước, bình quân mỗi hộ nông dân phải chịu 30-40 khoản đóng góp, với mức 250 nghìn - 800 nghìn đồng/năm.
Tại đồng bằng sông Hồng, có 26 khoản đóng góp, mức thu 350-500 nghìn đồng/hộ/năm; khu vực trung du miền núi phía Bắc có 28 khoản đóng góp với mức 250 -450 nghìn đồng/hộ/năm; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: 28 khoản và đồng bằng sông Cửu Long 25 khoản, với 300-700 nghìn đồng/hộ/năm. Hai khoản nông dân phải đóng nặng nhất là xây dựng giao thông nông thôn và trường học, bình quân 672-872 nghìn đồng/hộ/năm.
Trong 10 khoản thu phí dịch vụ của hợp tác xã (thủy lợi phí, dịch vụ bảo vệ thực vật, phí bảo vệ đồng điền) thì thủy lợi phí chiếm 70% tổng chi phí dịch vụ mà xã viên phải đóng góp mỗi năm (khoảng 380 nghìn đồng).
Ông Nguyễn Hữu Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, Nhà nước đã giảm hết các khoản đóng góp của hộ nông dân, nhưng các khoản đóng góp của thôn của xã vẫn còn rất nhiều. Đề nghị Nhà nước tiếp tục giúp đỡ nông dân để làm sao các khoản đóng góp về trường học, điện, trạm xá, mầm non không phải đóng góp hoặc có thì chỉ một chút thôi.
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng, với các nước tiên tiến, nông dân bán ruộng để chuyển sang nghề khác là bình thường. Ở nước ta, rất nhiều nông dân đã ra thành phố mưu sinh hoặc chuyển đổi nghề khác, không có nhu cầu trồng lúa. Thế nhưng nhiều năm nay, họ vẫn khư khư giữ ruộng, không muốn chuyển cho người khác gieo cấy.
Thời điểm này, nhiều nông dân trả ruộng là một hiện tượng không bình thường. Họ trả, không phải vì đã có nghề khác sinh nhai, mà vì đồng lúa vốn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất lại đang trở thành cái “tròng” siết lên cổ họ.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách như miễn thuế, miễn thủy lợi phí, trợ cấp tiền cho những hộ sản xuất lúa. Điều nông dân cần là làm thế nào để sản xuất nông nghiệp có lãi. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp lớn căn cơ, như tạo điều kiện tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các ngành nghề sử dụng đất hiệu quả hơn. Phải phát triển kiểm soát đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi rẻ và chất lượng tốt để làm giảm chi phí sản xuất thì trồng lúa, chăn nuôi mới có lãi.
Thách thức hay cơ hội?
Ông Lương Anh Tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương nhận định, việc nông dân trả lại ruộng cho Nhà nước, bên cạnh những thách thức cũng là cơ hội để đưa ra những giải pháp tích tụ ruộng đất, dồn ruộng cho những người có sức lao động, có vốn, có kiến thức để sản xuất ra những nông sản hàng hóa lớn với giá thành hạ.
Vì vậy, cần vận động nông dân thực hiện các hình thức tích tụ ruộng đất như: cho mượn ruộng, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng có thời hạn, chuyển nhượng một lần... Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ nông dân thiết thực hơn nữa, từ việc kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp để đảm bảo chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây con. Điều này tự nông dân không thể làm được.
Trong Công văn số 2491 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã nêu rõ: “Trong thời gian gần đây, nông dân nhiều nơi đã bỏ ruộng và trả ruộng, ngay cả ở những địa phương có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp. Vấn đề trên đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và tâm lý người dân ở khu vực nông thôn, gây lãng phí trong việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp. Đây là vấn đề cần khẩn trương xem xét, nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp khắc phục trong dịp sơ kết Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông”.
Để làm rõ thực trạng tình hình, nguyên nhân và có giải pháp sử dụng đầy đủ, hiệu quả quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh kiểm tra, thống kê tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng; kiến nghị và đề xuất các giải pháp, chính sách khắc phục.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Dù Nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi phí, nhưng nhiều địa phương lại đặt ra rất nhiều khoản thu. Trong đó, nhiều nhất là phí dịch vụ của hợp tác xã và các khoản thu của thôn, đội, như: phí chuyển giao khoa học kỹ thuật; bảo vệ thực vật; bảo vệ đồng ruộng; dịch vụ thủy nông; quỹ nội đồng; tiền bắt chuột; thu làm đường bê-tông; tiền điện đường; quỹ Hội Nông dân; xây dựng đường giao thông; vệ sinh môi trường; tang lễ; quỹ trẻ thơ; quỹ khuyến học.
Không kham nổi hàng chục phí địa phương
Theo kết quả điều tra của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trên cả nước, bình quân mỗi hộ nông dân phải chịu 30-40 khoản đóng góp, với mức 250 nghìn - 800 nghìn đồng/năm.
Tại đồng bằng sông Hồng, có 26 khoản đóng góp, mức thu 350-500 nghìn đồng/hộ/năm; khu vực trung du miền núi phía Bắc có 28 khoản đóng góp với mức 250 -450 nghìn đồng/hộ/năm; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: 28 khoản và đồng bằng sông Cửu Long 25 khoản, với 300-700 nghìn đồng/hộ/năm. Hai khoản nông dân phải đóng nặng nhất là xây dựng giao thông nông thôn và trường học, bình quân 672-872 nghìn đồng/hộ/năm.
Trong 10 khoản thu phí dịch vụ của hợp tác xã (thủy lợi phí, dịch vụ bảo vệ thực vật, phí bảo vệ đồng điền) thì thủy lợi phí chiếm 70% tổng chi phí dịch vụ mà xã viên phải đóng góp mỗi năm (khoảng 380 nghìn đồng).
Ông Nguyễn Hữu Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, Nhà nước đã giảm hết các khoản đóng góp của hộ nông dân, nhưng các khoản đóng góp của thôn của xã vẫn còn rất nhiều. Đề nghị Nhà nước tiếp tục giúp đỡ nông dân để làm sao các khoản đóng góp về trường học, điện, trạm xá, mầm non không phải đóng góp hoặc có thì chỉ một chút thôi.
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng, với các nước tiên tiến, nông dân bán ruộng để chuyển sang nghề khác là bình thường. Ở nước ta, rất nhiều nông dân đã ra thành phố mưu sinh hoặc chuyển đổi nghề khác, không có nhu cầu trồng lúa. Thế nhưng nhiều năm nay, họ vẫn khư khư giữ ruộng, không muốn chuyển cho người khác gieo cấy.
Thời điểm này, nhiều nông dân trả ruộng là một hiện tượng không bình thường. Họ trả, không phải vì đã có nghề khác sinh nhai, mà vì đồng lúa vốn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất lại đang trở thành cái “tròng” siết lên cổ họ.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách như miễn thuế, miễn thủy lợi phí, trợ cấp tiền cho những hộ sản xuất lúa. Điều nông dân cần là làm thế nào để sản xuất nông nghiệp có lãi. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp lớn căn cơ, như tạo điều kiện tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các ngành nghề sử dụng đất hiệu quả hơn. Phải phát triển kiểm soát đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi rẻ và chất lượng tốt để làm giảm chi phí sản xuất thì trồng lúa, chăn nuôi mới có lãi.
Thách thức hay cơ hội?
Ông Lương Anh Tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương nhận định, việc nông dân trả lại ruộng cho Nhà nước, bên cạnh những thách thức cũng là cơ hội để đưa ra những giải pháp tích tụ ruộng đất, dồn ruộng cho những người có sức lao động, có vốn, có kiến thức để sản xuất ra những nông sản hàng hóa lớn với giá thành hạ.
Vì vậy, cần vận động nông dân thực hiện các hình thức tích tụ ruộng đất như: cho mượn ruộng, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng có thời hạn, chuyển nhượng một lần... Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ nông dân thiết thực hơn nữa, từ việc kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp để đảm bảo chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây con. Điều này tự nông dân không thể làm được.
Trong Công văn số 2491 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã nêu rõ: “Trong thời gian gần đây, nông dân nhiều nơi đã bỏ ruộng và trả ruộng, ngay cả ở những địa phương có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp. Vấn đề trên đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và tâm lý người dân ở khu vực nông thôn, gây lãng phí trong việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp. Đây là vấn đề cần khẩn trương xem xét, nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp khắc phục trong dịp sơ kết Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông”.
Để làm rõ thực trạng tình hình, nguyên nhân và có giải pháp sử dụng đầy đủ, hiệu quả quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh kiểm tra, thống kê tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng; kiến nghị và đề xuất các giải pháp, chính sách khắc phục.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)