Nông dân vẫn “khát” hàng Việt
“Gần đây các doanh nghiệp mới đưa hàng Việt Nam chất lượng tốt về nông thôn cũng là muộn”
“Gần đây các doanh nghiệp mới đưa hàng Việt Nam chất lượng tốt về nông thôn cũng là muộn”.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã thẳng thắn nhìn nhận như vậy, tại buổi sơ kết 7 tháng thực hiện chương trình đưa “Hàng Việt về nông thôn”, được tổ chức ngày 21/10.
Thị trường còn “bỏ ngỏ”
“Trong phiên chợ gần đây nhất, khi tổ chức về xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, Bình Dương), địa phương chỉ cách Tp.HCM mấy chục km bán hàng. Người dân ở đây chủ yếu trồng cao su, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng, nhưng họ đều phàn nàn: khu vực này hàng hóa gì cũng thiếu, muốn mua phải đi rất xa về trung tâm thành phố”, bà Kim Hạnh đơn cử.
Còn ở Bắc Giang, tỉnh đầu tiên ở phía Bắc mới đây cũng đã tổ chức được phiên chợ đưa “Hàng Việt về nông thôn”, ông Trần Cộng Đồng, Trưởng phòng Công Thương huyện Lục Ngạn cho hay: là một huyện có tới 90% là đồng bào thiểu số, người dân Lục Ngạn hầu như không được tiếp xúc với hàng Việt Nam có chất lượng tốt mà hầu hết chỉ sử dụng sản phẩm của Trung Quốc.
Sau gần hai ngày tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân, phiên chợ không chỉ thu hút khoảng 12.000 người tiêu dùng tham gia với doanh số bán hàng khoảng 665 triệu đồng. Quan trọng hơn, qua phiên chợ các doanh nghiệp đã nhận thấy người nông thôn vẫn rất “khát” hàng sản xuất trong nước có chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp.
Tuy nhiên, điều khiến ông Đồng lo lắng là nếu “năm chừng mười họa”, mới lại có một chuyến đưa hàng về nông thôn như thế sẽ không mang lại hiệu quả đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, do thu nhập của người dân nông thôn phần lớn phụ thuộc vào việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Vì vậy, để người dân có tiền để mua sắm những sản phẩm có chất lượng, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn tới tiêu thụ nông sản giúp nông dân. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng cũng nên xem xét thói quen mua hàng trả chậm của nông dân, đặc biệt với các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu…
Đồng tình với những boăn khoăn trên, ông Nguyễn Nguyên, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn cho rằng với các làm như hiện nay, chương trình đưa hàng về nông thôn vẫn chỉ là nay đến, mai đi, giới thiệu cho người ta “yêu” xong rồi lại “bỏ”.
Cách tiếp cận và sản phẩm cần thay đổi
Nhưng theo bà Kim Hạnh, thực chất đưa hàng về nông thôn không phải là BSA và các doanh nghiệp thực hiện những đợt bán hàng lưu động mà muốn thông qua mỗi đợt bán hàng giúp các doanh nghiệp khảo sát thị trường, xác lập những mục tiêu cụ thể ở từng địa phương, tổ chức những hoạt động xã hội nhằm tạo mối thiện cảm của người tiêu dùng với doanh nghiệp. “Do đó, các công việc tiếp theo vẫn là bản thân doanh nghiệp”, bà Hạnh nhận định.
Trong giai đoạn đầu khi sự nhận diện của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam còn chưa cao, những phiên chợ đưa hàng tới tận tay người dân là rất cần thiết. "Nhưng để người dân nông dễ dàng tiếp cận với hàng hóa sản xuất trong nước, ngoài tổ chức các phiên chợ phải có thêm cả yếu tố hội để thu hút sự tham gia”, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển thị trường Công ty Trung Thành chia sẻ.
Còn ở góc độ sản xuất, ông Nguyễn Nguyên cho biết thêm, hiện ở nước ta dân số nông thôn vẫn chiếm tới 70% và tiêu thụ tới 40-50% tổng lượng hàng hóa. Trong khi đó, quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm lại chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người thành thị. Vì vậy, muốn hàng hóa dễ dàng được người tiêu dùng khu vực nông thôn tiếp nhận bản thân các doanh nghiệp cũng rất cần có sự thay đổi.
Từ tháng 3 đến nay, chương trình “Hàng Việt về nông thôn” đã tổ chức được 9 phiên tại 7 tỉnh là An Giang, Khánh Hòa, Trà Vinh, Bắc Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương.
Khởi đầu chỉ có hơn một chục doanh nghiệp tham gia, đến nay con số này đã lên tới 80 doanh nghiệp. Thông qua chương trình đưa hàng về nông thôn đã có 2.500 người dân được khám bệnh miễn phí, 7 lớp tập huấn kỹ năng bán hàng đã được mở cho 440 tiểu thương tại các địa phương.
Dự kiến trong quý 4 này, chương trình sẽ tiếp tục được tổ chức tại các tỉnh Đắc Nông, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu…
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã thẳng thắn nhìn nhận như vậy, tại buổi sơ kết 7 tháng thực hiện chương trình đưa “Hàng Việt về nông thôn”, được tổ chức ngày 21/10.
Thị trường còn “bỏ ngỏ”
“Trong phiên chợ gần đây nhất, khi tổ chức về xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, Bình Dương), địa phương chỉ cách Tp.HCM mấy chục km bán hàng. Người dân ở đây chủ yếu trồng cao su, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng, nhưng họ đều phàn nàn: khu vực này hàng hóa gì cũng thiếu, muốn mua phải đi rất xa về trung tâm thành phố”, bà Kim Hạnh đơn cử.
Còn ở Bắc Giang, tỉnh đầu tiên ở phía Bắc mới đây cũng đã tổ chức được phiên chợ đưa “Hàng Việt về nông thôn”, ông Trần Cộng Đồng, Trưởng phòng Công Thương huyện Lục Ngạn cho hay: là một huyện có tới 90% là đồng bào thiểu số, người dân Lục Ngạn hầu như không được tiếp xúc với hàng Việt Nam có chất lượng tốt mà hầu hết chỉ sử dụng sản phẩm của Trung Quốc.
Sau gần hai ngày tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân, phiên chợ không chỉ thu hút khoảng 12.000 người tiêu dùng tham gia với doanh số bán hàng khoảng 665 triệu đồng. Quan trọng hơn, qua phiên chợ các doanh nghiệp đã nhận thấy người nông thôn vẫn rất “khát” hàng sản xuất trong nước có chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp.
Tuy nhiên, điều khiến ông Đồng lo lắng là nếu “năm chừng mười họa”, mới lại có một chuyến đưa hàng về nông thôn như thế sẽ không mang lại hiệu quả đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, do thu nhập của người dân nông thôn phần lớn phụ thuộc vào việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Vì vậy, để người dân có tiền để mua sắm những sản phẩm có chất lượng, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn tới tiêu thụ nông sản giúp nông dân. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng cũng nên xem xét thói quen mua hàng trả chậm của nông dân, đặc biệt với các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu…
Đồng tình với những boăn khoăn trên, ông Nguyễn Nguyên, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn cho rằng với các làm như hiện nay, chương trình đưa hàng về nông thôn vẫn chỉ là nay đến, mai đi, giới thiệu cho người ta “yêu” xong rồi lại “bỏ”.
Cách tiếp cận và sản phẩm cần thay đổi
Nhưng theo bà Kim Hạnh, thực chất đưa hàng về nông thôn không phải là BSA và các doanh nghiệp thực hiện những đợt bán hàng lưu động mà muốn thông qua mỗi đợt bán hàng giúp các doanh nghiệp khảo sát thị trường, xác lập những mục tiêu cụ thể ở từng địa phương, tổ chức những hoạt động xã hội nhằm tạo mối thiện cảm của người tiêu dùng với doanh nghiệp. “Do đó, các công việc tiếp theo vẫn là bản thân doanh nghiệp”, bà Hạnh nhận định.
Trong giai đoạn đầu khi sự nhận diện của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam còn chưa cao, những phiên chợ đưa hàng tới tận tay người dân là rất cần thiết. "Nhưng để người dân nông dễ dàng tiếp cận với hàng hóa sản xuất trong nước, ngoài tổ chức các phiên chợ phải có thêm cả yếu tố hội để thu hút sự tham gia”, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển thị trường Công ty Trung Thành chia sẻ.
Còn ở góc độ sản xuất, ông Nguyễn Nguyên cho biết thêm, hiện ở nước ta dân số nông thôn vẫn chiếm tới 70% và tiêu thụ tới 40-50% tổng lượng hàng hóa. Trong khi đó, quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm lại chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người thành thị. Vì vậy, muốn hàng hóa dễ dàng được người tiêu dùng khu vực nông thôn tiếp nhận bản thân các doanh nghiệp cũng rất cần có sự thay đổi.
Từ tháng 3 đến nay, chương trình “Hàng Việt về nông thôn” đã tổ chức được 9 phiên tại 7 tỉnh là An Giang, Khánh Hòa, Trà Vinh, Bắc Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương.
Khởi đầu chỉ có hơn một chục doanh nghiệp tham gia, đến nay con số này đã lên tới 80 doanh nghiệp. Thông qua chương trình đưa hàng về nông thôn đã có 2.500 người dân được khám bệnh miễn phí, 7 lớp tập huấn kỹ năng bán hàng đã được mở cho 440 tiểu thương tại các địa phương.
Dự kiến trong quý 4 này, chương trình sẽ tiếp tục được tổ chức tại các tỉnh Đắc Nông, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu…