Nông sản Tây Nguyên mới mạnh về sơ chế
Cà phê Tây Nguyên có tiếng trên thế giới, nhưng cho đến nay chưa có thương hiệu chung cho cả vùng
Sản lượng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, cao su, cùng nhiều loại nông sản của Tây Nguyên hiện được xếp vào “top” các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của cả nước.
Đây là một nội dung thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia và đại biểu tại hội thảo “Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên” do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 24/7 tại Đắc Lắc.
Nghề nông là chính
Phó ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng cho biết, trong cơ cấu vốn đầu tư tại Tây Nguyên cho thấy, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 18%), bởi cho đến hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên xác định kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực.
Lĩnh vực nông nghiệp đang là thế mạnh trong phát triển kinh tế, với 72% dân số Tây Nguyên sống ở nông thôn và 65% lực lượng lao động vùng này sống bằng nghề nông.
Chính ngành nông nghiệp Tây Nguyên đã tạo ra một số sản phẩm xuất khẩu chiến lược của cả nước, như: cà phê đạt sản lượng hàng năm 1,2 triệu tấn, chiếm 94% sản lượng cả nước; hồ tiêu đạt sản lượng 80 nghìn tấn, chiếm 54% sản lượng cả nước; chè 1,3 triệu tấn, chiếm 24% sản lượng cả nước; hạt điều 63,5 nghìn tấn, chiếm 19% sản lượng cả nước; cao su 171 nghìn tấn, chiếm 18% sản lượng cả nước.
Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, TS. Lê Ngọc Báu khẳng định: “Tây Nguyên là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Thực tế, Tây Nguyên có lợi thế về đất đai, khí hậu rất phù hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cho mặt hàng xuất khẩu có giá trị và phát triển chăn nuôi quy mô lớn”.
Hiện nay, cà phê Tây Nguyên là thủ phủ của Việt Nam, chiếm 92,8% tổng diện tích của cả nước. Cà phê Tây Nguyên có năng suất cao nhất thế giới (gấp 2,5 đến 3 lần năng suất cà phê các nước trên thế giới).
Diện tích cao su đứng thứ hai cả nước với 29% diện tích và 20% sản lượng, hồ tiêu cũng là sản phẩm chủ lực với 47% diện tích và 52,4% sản lượng của cả nước.
Ngoài yếu tố về diện tích, sản lượng, nhiều sản phẩm của khu vực Tây Nguyên có chất lượng cao, hình thành những giá trị về thương hiệu như: cà phê Buôn Ma Thuột (cà phê Tây Nguyên), hồ tiêu Chư Sê, chè Bảo Lộc...
Cùng với đó là sự tích lũy bởi những giá trị về văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên. Sự kết hợp đó là cơ sở và điều kiện để thúc đẩy sự kết nối cộng đồng trên cơ sở thương hiệu, tổ chức sản xuất của vùng Tây Nguyên.
Giá trị gia tăng thấp
Tuy nhiên, theo chuyên gia của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ông Đào Đức Huấn, nhiều sản phẩm nông sản của Tây Nguyên là chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như: cà phê, hồ tiêu, cao su tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng ở khâu giá trị thấp, chỉ ở sản xuất và sơ chế, có giá trị gia tăng thấp nhất.
Một số chuyên gia cũng nêu, cà phê Tây Nguyên có tiếng trên thế giới, nhưng cho đến nay chưa có thương hiệu chung cho cả vùng.
Hiện đã có chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột. Chứng nhận này mới chỉ cấp cho hạt cà phê chứ không phải cho cà phê chế biến. Việc khai thác giá trị thương mại của chứng nhận này chưa cao.
Mới một phần diện tích, chủ yếu là cà phê ở Buôn Ma Thuột và một vài huyện của Đắc Lắc được cấp quyền sử dụng chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Số lượng cơ sở sản xuất đăng kí sử dụng nhãn hiệu chỉ dân địa lý còn ít. Lâm Đồng có diện tích cà phê chè chất lượng cao, nhưng cũng chưa phát triển được thương hiệu.
Hay như với hồ tiêu. Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Malaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là hồ tiêu Hải Nam của Trung Quốc.
Việt Nam có nhiều vùng trồng hồ tiêu có chất lượng cao (Chư Sê, Phú Quốc...), có thể phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu (ví dụ như chỉ dẫn địa lý), chứng nhận chất lượng cao.
Hiện tại mới chỉ có chứng nhận tập thể cho hồ tiêu Chư Sê. Tuy nhiên, nhãn hiệu tập thể của hồ tiêu Chư Sê ít có giá trị thương mại quốc tế do nhiều nước không chấp nhận loại nhãn hiệu này.
Đây là một nội dung thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia và đại biểu tại hội thảo “Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên” do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 24/7 tại Đắc Lắc.
Nghề nông là chính
Phó ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng cho biết, trong cơ cấu vốn đầu tư tại Tây Nguyên cho thấy, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 18%), bởi cho đến hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên xác định kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực.
Lĩnh vực nông nghiệp đang là thế mạnh trong phát triển kinh tế, với 72% dân số Tây Nguyên sống ở nông thôn và 65% lực lượng lao động vùng này sống bằng nghề nông.
Chính ngành nông nghiệp Tây Nguyên đã tạo ra một số sản phẩm xuất khẩu chiến lược của cả nước, như: cà phê đạt sản lượng hàng năm 1,2 triệu tấn, chiếm 94% sản lượng cả nước; hồ tiêu đạt sản lượng 80 nghìn tấn, chiếm 54% sản lượng cả nước; chè 1,3 triệu tấn, chiếm 24% sản lượng cả nước; hạt điều 63,5 nghìn tấn, chiếm 19% sản lượng cả nước; cao su 171 nghìn tấn, chiếm 18% sản lượng cả nước.
Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, TS. Lê Ngọc Báu khẳng định: “Tây Nguyên là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Thực tế, Tây Nguyên có lợi thế về đất đai, khí hậu rất phù hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cho mặt hàng xuất khẩu có giá trị và phát triển chăn nuôi quy mô lớn”.
Hiện nay, cà phê Tây Nguyên là thủ phủ của Việt Nam, chiếm 92,8% tổng diện tích của cả nước. Cà phê Tây Nguyên có năng suất cao nhất thế giới (gấp 2,5 đến 3 lần năng suất cà phê các nước trên thế giới).
Diện tích cao su đứng thứ hai cả nước với 29% diện tích và 20% sản lượng, hồ tiêu cũng là sản phẩm chủ lực với 47% diện tích và 52,4% sản lượng của cả nước.
Ngoài yếu tố về diện tích, sản lượng, nhiều sản phẩm của khu vực Tây Nguyên có chất lượng cao, hình thành những giá trị về thương hiệu như: cà phê Buôn Ma Thuột (cà phê Tây Nguyên), hồ tiêu Chư Sê, chè Bảo Lộc...
Cùng với đó là sự tích lũy bởi những giá trị về văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên. Sự kết hợp đó là cơ sở và điều kiện để thúc đẩy sự kết nối cộng đồng trên cơ sở thương hiệu, tổ chức sản xuất của vùng Tây Nguyên.
Giá trị gia tăng thấp
Tuy nhiên, theo chuyên gia của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ông Đào Đức Huấn, nhiều sản phẩm nông sản của Tây Nguyên là chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như: cà phê, hồ tiêu, cao su tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng ở khâu giá trị thấp, chỉ ở sản xuất và sơ chế, có giá trị gia tăng thấp nhất.
Một số chuyên gia cũng nêu, cà phê Tây Nguyên có tiếng trên thế giới, nhưng cho đến nay chưa có thương hiệu chung cho cả vùng.
Hiện đã có chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột. Chứng nhận này mới chỉ cấp cho hạt cà phê chứ không phải cho cà phê chế biến. Việc khai thác giá trị thương mại của chứng nhận này chưa cao.
Mới một phần diện tích, chủ yếu là cà phê ở Buôn Ma Thuột và một vài huyện của Đắc Lắc được cấp quyền sử dụng chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Số lượng cơ sở sản xuất đăng kí sử dụng nhãn hiệu chỉ dân địa lý còn ít. Lâm Đồng có diện tích cà phê chè chất lượng cao, nhưng cũng chưa phát triển được thương hiệu.
Hay như với hồ tiêu. Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Malaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là hồ tiêu Hải Nam của Trung Quốc.
Việt Nam có nhiều vùng trồng hồ tiêu có chất lượng cao (Chư Sê, Phú Quốc...), có thể phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu (ví dụ như chỉ dẫn địa lý), chứng nhận chất lượng cao.
Hiện tại mới chỉ có chứng nhận tập thể cho hồ tiêu Chư Sê. Tuy nhiên, nhãn hiệu tập thể của hồ tiêu Chư Sê ít có giá trị thương mại quốc tế do nhiều nước không chấp nhận loại nhãn hiệu này.