Nước mắm và dấu hỏi về chất lượng
Nước mắm là sản phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người Việt, nhưng liệu đã thực sự an toàn với sức khoẻ?
Nước mắm là sản phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người Việt, nhưng liệu đã thực sự an toàn với sức khoẻ?
Băn khoăn trên đã được đông đảo các đại biểu chia sẻ tại buổi toạ đàm “Chất lượng - thương hiệu nước mắm với người tiêu dùng” do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 10/6, tại Hà Nội.
Hãi hùng quy trình sản xuất
Trên thị trường hiện nay có tới hàng trăm loại nước mắm khác nhau được bày bán. Có loại không hề có nhãn mác bao bì, có loại cũng được đăng ký chất lượng, nhưng dù là loại nào thì cũng ít ai hậu kiểm chúng. Người tiêu dùng chỉ biết trông chờ vào lương tâm của người sản xuất và tặc lưỡi “khuất mắt trông coi” để dùng.
PGS.TS Nguyễn Văn Tách, Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quân đội cho biết: “Thực tế trong 3 năm trở lại đây, kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, nước mắm đang có hiện tượng xuống cấp, mất vệ sinh, chứa vi khuẩn gây bệnh, sử dụng chất độc hại… rất nghiêm trọng”.
Theo ông nguyên nhân chính vẫn là do các doanh nghiệp không tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, việc chọn cá làm nguyên liệu chưa đảm bảo chất lượng, cá không tươi, không được loại bỏ tạp chất và ướp muối ngay trên tàu.
Hiện tượng mất vệ sinh trong cơ sở sản xuất, chế biến còn khá phổ biến đặc biệt là khu muối cá thường có mùi hôi nồng nặc. Có cơ sở còn sử dụng bồn xi măng không có nắp đậy khiến ruồi muỗi, dán, thạch thùng và cả túi ni lông nổi lềnh bềnh… Nước thải cũng không được xử lý mà đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nặng.
Ngoài ra, công nhân cũng không mặc quần áo bảo hộ lao động và không được khám sức khoẻ định kỳ.
Điều này dẫn tới, kết quả kiểm nghiệm của nhiều mẫu nước mắm đã không đạt tiêu chuẩn kể cả các loại “Siêu hạng đặc sản”, “Thượng hảo hạng”…, vẫn phát hiện có vi khuẩn Clostidium Perfringens - loại vi khuẩn gây nhức đầu, sốt, tiêu chảy, tử vong và vi khuẩn tụ cầu vàng loại vi khuẩn không được phép có trong thực phẩm.
Không chỉ chuyện làm nước mắm ở nhiều cơ sở mất vệ sinh khiến người tiêu dùng khiếp sợ, mà quá trình gia công chế biến nước mắm nhái, nước mắm giả còn gây “sốc” hơn.
“Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Nhưng để làm được điều đó cần phải có hóa chất, axit chống thối… là những chất có thể gây ung thư sau một thời gian dài sử dụng”, ông Cao Minh Giang, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải (Hải Phòng) cho hay.
Không giấu nổi bất bình khi uy tín của công ty và những người làm ăn chân chính trong ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những cơ sở làm ăn dối trá, mất vệ sinh gây ra, ông Giang bức xức: “Một lít nước mắm bình thường phải dùng tới 1,2 kg cá nguyên liệu, loại cao cấp phải cần 2 - 2,2 kg cá/lít. Mỗi năm, Cát Hải chúng tôi chỉ sản xuất được khoảng 4 triệu lít, nhưng theo tôi được biết ở Hà Nội có những doanh nghiệp “chẳng có con cá nào” vẫn sản xuất được 18 triệu lít/năm, thử hỏi chất lượng và công bằng ở đâu”.
Nhiều nhãn mác “lừa”
Đối với sản phẩm nước mắm trên thị trường hiện còn tồn tại một thực tế khác đó là với giá bán phổ biến chỉ từ 15.000- 30.000 đồng/chai nhưng nhiều nhà sản xuất đã không ngần ngại ghi trên nhãn mác là nước mắm cá cơm, nước mắm cá chim, thậm chí là cá thu và nhiều loại cá đặc sản khác.
Theo chia sẻ của PGS.TS Tách, thực chất cá nguyên liệu này có chăng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ còn chủ yếu vẫn là cá tạp. Thậm chí các cơ sở còn thu gom cá không có hợp đồng, không có xuất xứ nên cũng rất khó chứng minh được là nước mắm được sản xuất từ nguyên liệu cá gì.
Cũng chung quan điểm, ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải phân tích: “Một lít nước mắm làm từ cá chim hiện được bán với giá vài chục nghìn đồng. Trong khi để làm được làm được một lít sản phẩm phải cần đến mấy cân cá chim nguyên liệu với giá thu mua không hề rẻ, nên việc nhà sản xuất ghi trên nhãn mác mà không công bố tỷ lệ cá đó là bao nhiêu cũng là hành vi lừa dối người tiêu dùng”.
Ở một góc độ khác, nhiều sản phẩm nước mắm hiện nay đang được người tiêu ưa chuộng cũng khá “lập lờ”. Những sản phẩm này đã được khuyếch trương bằng hình thức quảng cáo rầm rộ nhưng giá trị đạm lại ở mức rất thấp chỉ đạt 10%, và phải tinh mắt người tiêu dùng mới có thể nhìn thấy dòng chữ này trên nhãn mác.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ (Vinastas) thì bọc bạch “Người tiêu dùng bây giờ bằng cảm quan khó mà chọn được nước mắm có chất lượng. Lúc mới mua và mới dùng thì màu sắc, độ trong, mùi vị còn có vẻ là nước mắm, nhưng dùng chưa hết chai thì nước cứ đục dần, màu cũng xẫm dần, mùi vị cũng chẳng còn nữa… Như vậy người tiêu dùng đang bị móc túi vì chất lượng hàng hoá không như công bố”.
Cơ quan quản lý “bó tay”?
Dù có nhãn mác, đăng ký chất lượng hay không thì từ trước đến nay chuyện hậu kiểm sản phẩm nước mắm gần như không được thực hiện. Có nhiều đại biểu cho rằng, có vẻ như vấn đề về nước mắm chưa thực sự lớn để các cơ quan chức năng vào cuộc, bởi từ trước tới nay chưa hề có vụ nào bị ngộ độc hay cấp cứu vì nước mắm.
Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) giải thích, có nhiều nguyên nhân khiến việc hậu kiểm không được tiến hành với nước mắm bởi nhiều vấn đề còn lớn hơn như sữa còn chưa đủ lực để kiểm soát.
Trong khi đó, “việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm cũng rất hạn chế, bởi khiếu kiện về sản phẩm nước mắm gần như không có, chỉ thấy người dân phàn nàn rồi thôi”, ông Nguyễn Văn Tách nhìn nhận.
Bà Nga cũng đồng quan điểm: “Giá trị của một chai nước mắm không lớn, chỉ 15.000 – 30.000đồng. Nếu lỡ có mua phải hàng dởm người dân cũng “cho qua”, chính điều đó đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở vi phạm ngày càng nhiều hơn”.
Do vậy, khuyến cáo của các doanh nghiệp cũng như từ phía cơ quan chức năng tới người tiêu dùng vẫn là phải chủ động lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ, có ghi nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng…
Băn khoăn trên đã được đông đảo các đại biểu chia sẻ tại buổi toạ đàm “Chất lượng - thương hiệu nước mắm với người tiêu dùng” do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 10/6, tại Hà Nội.
Hãi hùng quy trình sản xuất
Trên thị trường hiện nay có tới hàng trăm loại nước mắm khác nhau được bày bán. Có loại không hề có nhãn mác bao bì, có loại cũng được đăng ký chất lượng, nhưng dù là loại nào thì cũng ít ai hậu kiểm chúng. Người tiêu dùng chỉ biết trông chờ vào lương tâm của người sản xuất và tặc lưỡi “khuất mắt trông coi” để dùng.
PGS.TS Nguyễn Văn Tách, Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quân đội cho biết: “Thực tế trong 3 năm trở lại đây, kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, nước mắm đang có hiện tượng xuống cấp, mất vệ sinh, chứa vi khuẩn gây bệnh, sử dụng chất độc hại… rất nghiêm trọng”.
Theo ông nguyên nhân chính vẫn là do các doanh nghiệp không tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, việc chọn cá làm nguyên liệu chưa đảm bảo chất lượng, cá không tươi, không được loại bỏ tạp chất và ướp muối ngay trên tàu.
Hiện tượng mất vệ sinh trong cơ sở sản xuất, chế biến còn khá phổ biến đặc biệt là khu muối cá thường có mùi hôi nồng nặc. Có cơ sở còn sử dụng bồn xi măng không có nắp đậy khiến ruồi muỗi, dán, thạch thùng và cả túi ni lông nổi lềnh bềnh… Nước thải cũng không được xử lý mà đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nặng.
Ngoài ra, công nhân cũng không mặc quần áo bảo hộ lao động và không được khám sức khoẻ định kỳ.
Điều này dẫn tới, kết quả kiểm nghiệm của nhiều mẫu nước mắm đã không đạt tiêu chuẩn kể cả các loại “Siêu hạng đặc sản”, “Thượng hảo hạng”…, vẫn phát hiện có vi khuẩn Clostidium Perfringens - loại vi khuẩn gây nhức đầu, sốt, tiêu chảy, tử vong và vi khuẩn tụ cầu vàng loại vi khuẩn không được phép có trong thực phẩm.
Không chỉ chuyện làm nước mắm ở nhiều cơ sở mất vệ sinh khiến người tiêu dùng khiếp sợ, mà quá trình gia công chế biến nước mắm nhái, nước mắm giả còn gây “sốc” hơn.
“Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Nhưng để làm được điều đó cần phải có hóa chất, axit chống thối… là những chất có thể gây ung thư sau một thời gian dài sử dụng”, ông Cao Minh Giang, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải (Hải Phòng) cho hay.
Không giấu nổi bất bình khi uy tín của công ty và những người làm ăn chân chính trong ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những cơ sở làm ăn dối trá, mất vệ sinh gây ra, ông Giang bức xức: “Một lít nước mắm bình thường phải dùng tới 1,2 kg cá nguyên liệu, loại cao cấp phải cần 2 - 2,2 kg cá/lít. Mỗi năm, Cát Hải chúng tôi chỉ sản xuất được khoảng 4 triệu lít, nhưng theo tôi được biết ở Hà Nội có những doanh nghiệp “chẳng có con cá nào” vẫn sản xuất được 18 triệu lít/năm, thử hỏi chất lượng và công bằng ở đâu”.
Nhiều nhãn mác “lừa”
Đối với sản phẩm nước mắm trên thị trường hiện còn tồn tại một thực tế khác đó là với giá bán phổ biến chỉ từ 15.000- 30.000 đồng/chai nhưng nhiều nhà sản xuất đã không ngần ngại ghi trên nhãn mác là nước mắm cá cơm, nước mắm cá chim, thậm chí là cá thu và nhiều loại cá đặc sản khác.
Theo chia sẻ của PGS.TS Tách, thực chất cá nguyên liệu này có chăng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ còn chủ yếu vẫn là cá tạp. Thậm chí các cơ sở còn thu gom cá không có hợp đồng, không có xuất xứ nên cũng rất khó chứng minh được là nước mắm được sản xuất từ nguyên liệu cá gì.
Cũng chung quan điểm, ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải phân tích: “Một lít nước mắm làm từ cá chim hiện được bán với giá vài chục nghìn đồng. Trong khi để làm được làm được một lít sản phẩm phải cần đến mấy cân cá chim nguyên liệu với giá thu mua không hề rẻ, nên việc nhà sản xuất ghi trên nhãn mác mà không công bố tỷ lệ cá đó là bao nhiêu cũng là hành vi lừa dối người tiêu dùng”.
Ở một góc độ khác, nhiều sản phẩm nước mắm hiện nay đang được người tiêu ưa chuộng cũng khá “lập lờ”. Những sản phẩm này đã được khuyếch trương bằng hình thức quảng cáo rầm rộ nhưng giá trị đạm lại ở mức rất thấp chỉ đạt 10%, và phải tinh mắt người tiêu dùng mới có thể nhìn thấy dòng chữ này trên nhãn mác.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ (Vinastas) thì bọc bạch “Người tiêu dùng bây giờ bằng cảm quan khó mà chọn được nước mắm có chất lượng. Lúc mới mua và mới dùng thì màu sắc, độ trong, mùi vị còn có vẻ là nước mắm, nhưng dùng chưa hết chai thì nước cứ đục dần, màu cũng xẫm dần, mùi vị cũng chẳng còn nữa… Như vậy người tiêu dùng đang bị móc túi vì chất lượng hàng hoá không như công bố”.
Cơ quan quản lý “bó tay”?
Dù có nhãn mác, đăng ký chất lượng hay không thì từ trước đến nay chuyện hậu kiểm sản phẩm nước mắm gần như không được thực hiện. Có nhiều đại biểu cho rằng, có vẻ như vấn đề về nước mắm chưa thực sự lớn để các cơ quan chức năng vào cuộc, bởi từ trước tới nay chưa hề có vụ nào bị ngộ độc hay cấp cứu vì nước mắm.
Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) giải thích, có nhiều nguyên nhân khiến việc hậu kiểm không được tiến hành với nước mắm bởi nhiều vấn đề còn lớn hơn như sữa còn chưa đủ lực để kiểm soát.
Trong khi đó, “việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm cũng rất hạn chế, bởi khiếu kiện về sản phẩm nước mắm gần như không có, chỉ thấy người dân phàn nàn rồi thôi”, ông Nguyễn Văn Tách nhìn nhận.
Bà Nga cũng đồng quan điểm: “Giá trị của một chai nước mắm không lớn, chỉ 15.000 – 30.000đồng. Nếu lỡ có mua phải hàng dởm người dân cũng “cho qua”, chính điều đó đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở vi phạm ngày càng nhiều hơn”.
Do vậy, khuyến cáo của các doanh nghiệp cũng như từ phía cơ quan chức năng tới người tiêu dùng vẫn là phải chủ động lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ, có ghi nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng…