Nước Mỹ đang mất dần du khách
Ngành công nghiệp không khói của Mỹ bị thiệt hại nhiều tỷ đôla mỗi năm, cho nên giới làm luật đang ra sức khắc phục
Biến cố kinh hoàng 11.9.2001 khiến chính quyền Mỹ phải ban hành những biện pháp khắt khe hơn trong khâu xét duyệt cấp visa nhập cảnh, khiến nước Mỹ ngày càng kém thu hút du khách quốc tế hơn.
Ngành công nghiệp không khói của Mỹ bị thiệt hại nhiều tỷ đôla mỗi năm, cho nên giới làm luật đang ra sức khắc phục.
Ngành du lịch Mỹ xuống dốc
Uỷ ban thương mại thuộc Thượng viện Mỹ mới đây chấp thuận xem xét một dự án luật (mang số S 1661) đề nghị thành lập công ty hợp doanh nhà nước và tư nhân phi lợi nhuận, chuyên trách quảng bá hình ảnh nước Mỹ là điểm đến du lịch thú vị nhất.
Nếu được phép thành lập, tổ chức này sẽ có thêm nhiệm vụ xua tan những ác cảm, hiểu lầm về chính sách nhập cư và du lịch của chính phủ Mỹ. Nó sẽ có chức năng của một chuyên ban thuộc Bộ Thượng mại, hợp tác với các cơ quan khác trong việc xem xét lại chính sách visa và nhập cảnh.
Theo các số liệu chính thức được Bộ Thượng mại Mỹ công bố thì số khách nhập cảnh Mỹ từ các nước ngoài khu vực Bắc Mỹ (có Canada và Mexico) trong năm 2006 là 21,7 triệu, giảm 17% so với năm 2000 (26 triệu). Trong cùng thời gian này số lượng nhập cảnh vì mục tiêu du lịch ở khắp thế giới đã tăng 20%.
“Ổ bánh du lịch lữ hành quốc tế toàn cầu đang phát triển lớn hơn sau mỗi năm, nhưng phần bánh thuộc về Mỹ thì cứ giảm dần đi,” ông Roger Dow, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp hội công nghiệp lữ hành Mỹ (Travel Industry Association) nói. Lĩnh vực đón và phục vụ khách quốc tế mỗi năm góp cho nền kinh tế Mỹ 1,3 ngàn tỷ USD và 7,3 triệu việc làm, TIA cho biết.
Số khách của 6 nước có truyền thống thăm Mỹ nhiều nhất, gồm Anh, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Úc, đã giảm 15% kể từ năm 2000 trong khi lượng khách của các nước này xuất cảnh vì mục tiêu du lịch đã tăng đến 39%. Năm 2006 có 4,2 triệu lượt người Anh đi du lịch Mỹ, giảm 11% so với năm 2000 và 3,7 triệu lượt người Nhật, giảm 27%.
“Đây là tình hình rất thê thảm vì xu thế du lịch lữ hành đang tăng mạnh ở mọi nơi trên thế giới,” ông Adam Sacks, giám đốc kinh tế du lịch ở Oxford Economics nhận xét. Việc đồng USD giảm giá trị so với đồng euro, đồng bảng Anh và các ngoại tệ mạnh khác là “cú hích” mạnh cho nhiều du khách thế giới đi du lịch xa hơn, nhiều ngày hơn.
Trong một nghiên cứu thực hiện với ông Tom Ridge, cựu Bộ trưởng an ninh nội địa Mỹ, Oxford Economics cho rằng sự giảm hụt 17% lượng khách kể từ năm 2000 trở đi đã khiến Mỹ bị thiệt 100 tỷ USD, 200.000 việc làm và 16 tỷ USD tiền thuế.
Mỹ hiện là điểm đến nổi tiếng thế giới duy nhất không có chương trình quảng bá ở nước ngoài, trong khi đó đất nước nhỏ bé Hy Lạp ở Địa Trung Hải mỗi năm chi 150 triệu USD vào việc tiếp thị du lịch ở nước ngoài; Úc: 113 triệu USD và Anh là 90 triệu USD.
“Chúng ta không có chương trình điều phối hoàn hảo nào cả để hô hào, kêu gọi du khách quốc tế đến thăm đất nước chúng ta,” thượng nghị sĩ Byron Dorgan, đảng Dân chủ bang North Dakota than thở. Vì thế ông đã mạnh dạn ủng hộ dự thảo luật kể trên.
Những nỗ lực cải thiện hình ảnh
Theo đề án thì chuyên ban mới trực thuộc Bộ Thương mại này sẽ có kinh phí hoạt động từ nguồn thu gồm tiền đóng góp của ngành du lịch và số 10 USD phí đánh vào du khách thuộc 27 quốc gia được Mỹ miễn trừ visa nhập cảnh.
Nhưng một số chuyên gia du lịch cho rằng việc quảng cáo những danh lam thắng cảnh Mỹ ở nước ngoài là chưa đủ, khi chưa có những thay đổi quan trọng trong hệ thống xét duyệt cấp visa nhập cảnh Mỹ và cách đón tiếp họ ở cửa khẩu hàng không, hải cảng...
Ông Geoff Freeman, giám đốc Discover America Partnership, một nhóm doanh nghiệp nỗ lực cải thiện hình ảnh Mỹ ở nước ngoài, nói rằng có 70% du khách quốc tế đến Mỹ rồi ra đi trong tâm trạng thích thú nhưng “không may là 3 tiếng đồng hồ đầu tiên trên đất Mỹ – thời gian làm thủ tục nhập cảnh, khai báo hải quan – khiến nhiều người có ấn tượng xấu về đất nước chúng ta”.
Không chỉ du khách quốc tế gặp nhiều khó khăn trong việc xin visa nhập cảnh vào Mỹ mà cả những doanh nhân, nhà đầu tư của nhiều nước cũng rất vất cả, có khi phải chờ nhiều tháng mới có được visa. Những trường hợp xin visa du học, trị bệnh cũng chẳng làm cho nước Mỹ có thêm sức hút.
Hồi trung tuần tháng 6 qua, một số đại diện công ty du lịch, lữ hành đã trình bày những khó khăn của ngành này cho một ủy ban của Thượng viện. Họ nói rằng hàng dài du khách trước các quầy hải quan/nhập cảnh là lý do chính khiến thành phố Rio de Janeiro của Brazil được dành cho quyền tổ chức Pan American Games 2007 chứ không phải thành phố San Antonio của Mỹ.
Đây cũng là lý do khiến các quan chức thuộc Ủy ban Olympic Mỹ lo ngại Chicago và Los Angeles khó mà giành được quyền tổ chức Olympic 2016. Họ yêu cầu Washington phải bố trí thêm nhân viên phụ trách visa ở các sứ quán Mỹ tại nước ngoài và thêm nhân viên nhập cảnh/hải quan ở các sân bay quốc tế trên lãnh thổ Mỹ.
Ở những đất nước rộng lớn như Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc, người ta phải đi khá xa mới đến được thành phố có đại sứ quán hay lãnh sự quán Mỹ để nộp hồ sơ xin visa. Thời gian trung bình chờ xin visa ở Rio de Janeiro là 38 ngày, ở Quảng Châu là 22 ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ngành công nghiệp không khói của Mỹ bị thiệt hại nhiều tỷ đôla mỗi năm, cho nên giới làm luật đang ra sức khắc phục.
Ngành du lịch Mỹ xuống dốc
Uỷ ban thương mại thuộc Thượng viện Mỹ mới đây chấp thuận xem xét một dự án luật (mang số S 1661) đề nghị thành lập công ty hợp doanh nhà nước và tư nhân phi lợi nhuận, chuyên trách quảng bá hình ảnh nước Mỹ là điểm đến du lịch thú vị nhất.
Nếu được phép thành lập, tổ chức này sẽ có thêm nhiệm vụ xua tan những ác cảm, hiểu lầm về chính sách nhập cư và du lịch của chính phủ Mỹ. Nó sẽ có chức năng của một chuyên ban thuộc Bộ Thượng mại, hợp tác với các cơ quan khác trong việc xem xét lại chính sách visa và nhập cảnh.
Theo các số liệu chính thức được Bộ Thượng mại Mỹ công bố thì số khách nhập cảnh Mỹ từ các nước ngoài khu vực Bắc Mỹ (có Canada và Mexico) trong năm 2006 là 21,7 triệu, giảm 17% so với năm 2000 (26 triệu). Trong cùng thời gian này số lượng nhập cảnh vì mục tiêu du lịch ở khắp thế giới đã tăng 20%.
“Ổ bánh du lịch lữ hành quốc tế toàn cầu đang phát triển lớn hơn sau mỗi năm, nhưng phần bánh thuộc về Mỹ thì cứ giảm dần đi,” ông Roger Dow, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp hội công nghiệp lữ hành Mỹ (Travel Industry Association) nói. Lĩnh vực đón và phục vụ khách quốc tế mỗi năm góp cho nền kinh tế Mỹ 1,3 ngàn tỷ USD và 7,3 triệu việc làm, TIA cho biết.
Số khách của 6 nước có truyền thống thăm Mỹ nhiều nhất, gồm Anh, Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Úc, đã giảm 15% kể từ năm 2000 trong khi lượng khách của các nước này xuất cảnh vì mục tiêu du lịch đã tăng đến 39%. Năm 2006 có 4,2 triệu lượt người Anh đi du lịch Mỹ, giảm 11% so với năm 2000 và 3,7 triệu lượt người Nhật, giảm 27%.
“Đây là tình hình rất thê thảm vì xu thế du lịch lữ hành đang tăng mạnh ở mọi nơi trên thế giới,” ông Adam Sacks, giám đốc kinh tế du lịch ở Oxford Economics nhận xét. Việc đồng USD giảm giá trị so với đồng euro, đồng bảng Anh và các ngoại tệ mạnh khác là “cú hích” mạnh cho nhiều du khách thế giới đi du lịch xa hơn, nhiều ngày hơn.
Trong một nghiên cứu thực hiện với ông Tom Ridge, cựu Bộ trưởng an ninh nội địa Mỹ, Oxford Economics cho rằng sự giảm hụt 17% lượng khách kể từ năm 2000 trở đi đã khiến Mỹ bị thiệt 100 tỷ USD, 200.000 việc làm và 16 tỷ USD tiền thuế.
Mỹ hiện là điểm đến nổi tiếng thế giới duy nhất không có chương trình quảng bá ở nước ngoài, trong khi đó đất nước nhỏ bé Hy Lạp ở Địa Trung Hải mỗi năm chi 150 triệu USD vào việc tiếp thị du lịch ở nước ngoài; Úc: 113 triệu USD và Anh là 90 triệu USD.
“Chúng ta không có chương trình điều phối hoàn hảo nào cả để hô hào, kêu gọi du khách quốc tế đến thăm đất nước chúng ta,” thượng nghị sĩ Byron Dorgan, đảng Dân chủ bang North Dakota than thở. Vì thế ông đã mạnh dạn ủng hộ dự thảo luật kể trên.
Những nỗ lực cải thiện hình ảnh
Theo đề án thì chuyên ban mới trực thuộc Bộ Thương mại này sẽ có kinh phí hoạt động từ nguồn thu gồm tiền đóng góp của ngành du lịch và số 10 USD phí đánh vào du khách thuộc 27 quốc gia được Mỹ miễn trừ visa nhập cảnh.
Nhưng một số chuyên gia du lịch cho rằng việc quảng cáo những danh lam thắng cảnh Mỹ ở nước ngoài là chưa đủ, khi chưa có những thay đổi quan trọng trong hệ thống xét duyệt cấp visa nhập cảnh Mỹ và cách đón tiếp họ ở cửa khẩu hàng không, hải cảng...
Ông Geoff Freeman, giám đốc Discover America Partnership, một nhóm doanh nghiệp nỗ lực cải thiện hình ảnh Mỹ ở nước ngoài, nói rằng có 70% du khách quốc tế đến Mỹ rồi ra đi trong tâm trạng thích thú nhưng “không may là 3 tiếng đồng hồ đầu tiên trên đất Mỹ – thời gian làm thủ tục nhập cảnh, khai báo hải quan – khiến nhiều người có ấn tượng xấu về đất nước chúng ta”.
Không chỉ du khách quốc tế gặp nhiều khó khăn trong việc xin visa nhập cảnh vào Mỹ mà cả những doanh nhân, nhà đầu tư của nhiều nước cũng rất vất cả, có khi phải chờ nhiều tháng mới có được visa. Những trường hợp xin visa du học, trị bệnh cũng chẳng làm cho nước Mỹ có thêm sức hút.
Hồi trung tuần tháng 6 qua, một số đại diện công ty du lịch, lữ hành đã trình bày những khó khăn của ngành này cho một ủy ban của Thượng viện. Họ nói rằng hàng dài du khách trước các quầy hải quan/nhập cảnh là lý do chính khiến thành phố Rio de Janeiro của Brazil được dành cho quyền tổ chức Pan American Games 2007 chứ không phải thành phố San Antonio của Mỹ.
Đây cũng là lý do khiến các quan chức thuộc Ủy ban Olympic Mỹ lo ngại Chicago và Los Angeles khó mà giành được quyền tổ chức Olympic 2016. Họ yêu cầu Washington phải bố trí thêm nhân viên phụ trách visa ở các sứ quán Mỹ tại nước ngoài và thêm nhân viên nhập cảnh/hải quan ở các sân bay quốc tế trên lãnh thổ Mỹ.
Ở những đất nước rộng lớn như Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc, người ta phải đi khá xa mới đến được thành phố có đại sứ quán hay lãnh sự quán Mỹ để nộp hồ sơ xin visa. Thời gian trung bình chờ xin visa ở Rio de Janeiro là 38 ngày, ở Quảng Châu là 22 ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.