Ở tù cũng có thể được tự do tín ngưỡng?
Chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”
“Người đang ở tù cũng được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng là thế nào? Quy định thế quá rộng”, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn góp ý dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 14/8.
Quyền của “mọi người”
Tại tờ trình dự án luật, Chính phủ nêu rõ, Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên việc quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định cụ thể và bằng luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh sự cần thiết nâng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thành luật.
Cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho biết để làm rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của “mọi người”, dự thảo luật đã bổ sung các quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù và các hình thức quản chế khác.
Cụ thể, điều 4 dự thảo luật quy định, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện có tín ngưỡng hoặc tín đồ tôn giáo phải chấp hành nội quy, quy định của nơi giam, giữ, các cơ sở quản chế này và được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình tin theo.
Băn khoăn về việc cả người đang chấp hành hình phạt tù - tức bao gồm cả tù chuẩn bị bị tử hình - cũng được được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần xem lại, bởi quy định như vậy là “quá rộng”.
Bên cạnh người trong nước, dự thảo luật cũng mở rộng quyền và cơ chế bảo đảm cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được sinh hoạt và hoạt động tôn giáo tại Việt Nam như đối với công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng các quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong dự thảo Luật còn chưa tương xứng với yêu cầu thể chế hoá tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp 2013.
Một số quy định trong dự thảo luật còn chung chung, chỉ là sự nhắc lại quy định của Hiến pháp. Đối tượng được ghi nhận và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa đầy đủ. Nội hàm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã được mở rộng song còn bị ràng buộc bởi phương thức quản lý đòi hỏi sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thẩm tra nhận xét.
Quản lý thế nào?
Đồng ý với cơ quan thẩm tra, một số ý kiến tại phiên thảo luận cho rằng việc quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nặng nề; còn nhiều quy định, trình tự, thủ tục can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
Đọc dự thảo luật cảm thấy quản lý nhà nước nhiều quá, chỗ nào cũng thấy cho phép, chấp thuận, công nhận... Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý.
Quá thiên về quản lý nhà nước là nhận xét của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông. Theo ông Thông, nếu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng na ná như các tổ chức khác, thì không hợp vơi tính chất tín ngưỡng, tôn giáo.
Lưu ý quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là những quyền mang yếu tố tinh thần, tâm linh, thường trực cơ quan thẩm tra nhấn mạnh: quản lý nhà nước phải mang tính đặc thù.
Cơ quan thẩm tra nêu quan điểm: việc quy định nội dung và hình thức quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần được xem xét dưới góc độ các biện pháp của Nhà nước để bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cần chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng.
Dù còn nhiều điều được cho có kẽ hở, song dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí có thể trình Quốc hội tại kỳ họp tới, sau khi ban soạn thảo tiếp tục chỉnh lý.
Quyền của “mọi người”
Tại tờ trình dự án luật, Chính phủ nêu rõ, Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên việc quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định cụ thể và bằng luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh sự cần thiết nâng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thành luật.
Cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho biết để làm rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của “mọi người”, dự thảo luật đã bổ sung các quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù và các hình thức quản chế khác.
Cụ thể, điều 4 dự thảo luật quy định, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện có tín ngưỡng hoặc tín đồ tôn giáo phải chấp hành nội quy, quy định của nơi giam, giữ, các cơ sở quản chế này và được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình tin theo.
Băn khoăn về việc cả người đang chấp hành hình phạt tù - tức bao gồm cả tù chuẩn bị bị tử hình - cũng được được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần xem lại, bởi quy định như vậy là “quá rộng”.
Bên cạnh người trong nước, dự thảo luật cũng mở rộng quyền và cơ chế bảo đảm cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được sinh hoạt và hoạt động tôn giáo tại Việt Nam như đối với công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng các quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong dự thảo Luật còn chưa tương xứng với yêu cầu thể chế hoá tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp 2013.
Một số quy định trong dự thảo luật còn chung chung, chỉ là sự nhắc lại quy định của Hiến pháp. Đối tượng được ghi nhận và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa đầy đủ. Nội hàm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã được mở rộng song còn bị ràng buộc bởi phương thức quản lý đòi hỏi sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thẩm tra nhận xét.
Quản lý thế nào?
Đồng ý với cơ quan thẩm tra, một số ý kiến tại phiên thảo luận cho rằng việc quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nặng nề; còn nhiều quy định, trình tự, thủ tục can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
Đọc dự thảo luật cảm thấy quản lý nhà nước nhiều quá, chỗ nào cũng thấy cho phép, chấp thuận, công nhận... Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý.
Quá thiên về quản lý nhà nước là nhận xét của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông. Theo ông Thông, nếu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng na ná như các tổ chức khác, thì không hợp vơi tính chất tín ngưỡng, tôn giáo.
Lưu ý quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là những quyền mang yếu tố tinh thần, tâm linh, thường trực cơ quan thẩm tra nhấn mạnh: quản lý nhà nước phải mang tính đặc thù.
Cơ quan thẩm tra nêu quan điểm: việc quy định nội dung và hình thức quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần được xem xét dưới góc độ các biện pháp của Nhà nước để bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cần chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng.
Dù còn nhiều điều được cho có kẽ hở, song dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí có thể trình Quốc hội tại kỳ họp tới, sau khi ban soạn thảo tiếp tục chỉnh lý.