Ổn định vĩ mô và sự “bảo thủ” cần thiết trong điều hành
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền nhìn nhận cần chia sẻ với Ngân hàng Nhà nước trước tình trạng lạm phát cao
“Điều tôi tâm đắc nhất trong năm qua là tư tưởng ổn định kinh tế vĩ mô đã có bước chuyển rất quan trọng”, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trao đổi với VnEconomy, khi cuốn lịch đã sang tờ cuối cùng của năm 2010.
Bên cạnh kết quả, nhìn lại những hạn chế, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền cũng hơn một lần nhấn mạnh, nếu chính sách tiền tệ được điều hành “bảo thủ” hơn, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng hơn, thì sự “phi mã” của CPI những tháng cuối năm và một số tác động tiêu cực khác sẽ giảm nhẹ hơn.
Quan điểm điều hành đã thay đổi
Năm 2010 đã kết thúc với nhiều con số khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế, song vẫn còn không ít ý kiến khác nhau về chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Xin được hỏi quan điểm riêng của ông?
Để có cái nhìn khách quan về điều hành kinh tế năm 2010 thì phải nhìn lại cả quá trình phát triển trong 5 năm qua. Có thể nói giai đoạn này nền kinh tế đã trải qua nhiều thử thách gay gắt, chỉ có năm 2006 và đầu năm 2007 còn nhẹ nhàng một chút, còn các năm sau luôn luôn phải ứng phó với nhiều thách thức.
Đầu năm 2008 thì lạm phát rất cao, sau đó 2009 thì ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, sang năm 2010 thì nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi…
Trong thời gian đó thì thiên tai, dịch bệnh năm nào cũng diễn ra gay gắt.
Điều rất khó khăn nữa là biện pháp ứng phó lại mâu thuẫn với nhau, giống như một người có nhiều bệnh, dùng thuốc tốt cho bệnh này thì lại có tác động phụ đến bệnh khác.
Ví dụ, để chống lạm phát trong năm 2008 thì phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế đầu tư nhưng để chống suy giảm kinh tế thì lại phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng đầu tư. Hai giải pháp này có tác động trái chiều nhau, đòi hỏi các cơ quan điều hành phải rất khéo léo, quyết định đúng thời điểm nào nới lỏng, thời điểm nào thắt chặt và mức độ đến đâu. Khó là ở chỗ đó.
Song, chúng ta đã thành công khi ứng phó với lạm phát “phi mã” 2008. Đến 2009, Việt Nam cũng là một trong những nước sớm ổn định được tình hình trong suy thoái kinh tế toàn cầu và sang 2010 thì kinh tế bắt đầu phục hồi. Tăng trưởng GDP từ 5,32% năm 2009 đã nâng lên khoảng 6,7%, so với nhiều nước trong khu vực vẫn ở mức cao.
Vậy theo ông, nguyên nhân quan trọng nhất để đạt được kết quả đó là gì?
Theo tôi, qua ứng phó với biến động tình hình năm 2008 và 2009 chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó thì cũng có những chính sách năm 2009 được ban hành đến 2010 mới phát huy tác dụng, như chính sách kích thích kinh tế chẳng hạn.
Nhưng điều tôi tâm đắc vẫn là công tác tổ chức thực hiện, kỷ luật chấp hành đã tốt hơn.
Tại sao tôi lại nói như vậy? Nếu so sánh các yếu tố thuận lợi của năm 2010 so với năm 2009 thì không có thêm gì nhiều, thậm chí còn giảm đi. Yếu tố lao động không thay đổi nhiều, đầu tư giảm, kinh tế thế giới chuyển biến chậm… Vì vậy thì kết quả năm 2010 rất đáng ghi nhận. Nếu những năm trước chúng ta đưa ra chính sách còn mang tính đối phó nhiều hơn, thiếu kịp thời và ít đồng bộ hơn thì năm 2010 chính sách đã kịp thời và đồng bộ, tổ chức thực hiện cũng quyết liệt hơn, từ Chính phủ đến các ngành, địa phương. Đó là điều khiến tôi tâm đắc nhất.
Đây chính là kết quả của sự thay đổi quan điểm trong chỉ đạo điều hành. Nếu như những năm trước chúng ta quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng thì đến năm 2010, chúng ta đã chú trọng nhiều đến ổn định vĩ mô. Chuyển từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sang ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững là nền tảng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, đó cũng chính là kết quả rất quan trọng của năm 2010.
Cũng cần phải nói rõ hơn là, không phải bây giờ mới nói đến ổn định vĩ mô mà chúng ta đã nói nhiều nhưng làm chưa được nhiều. Song năm 2010 đã có bước chuyển biến rất rõ từ quan điểm đến tổ chức thực hiện, hai mặt cộng lại mới tạo ra được kết quả khả quan như vậy.
Điều hành chính sách tiền tệ cần “bảo thủ” hơn
Nhưng thưa ông, tình hình kinh tế cuối 2010 có nhiều điểm giống như giữa năm 2008. Đó là lãi suất ngân hàng tăng, CPI tăng, thu nhập thực tế giảm và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng dường như cũng “có vấn đề”. Theo nhiều ý kiến thì đây là những biểu hiện rất rõ của sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô?
Đúng là thực tế đang có chuyện như thế, nhưng chúng ta phải nhìn thấy những nguyên nhân nội tại tích tụ từ nhiều năm của nền kinh tế. Như nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, còn nặng về gia công, nhập siêu nhiều năm liền rất cao, cán cân thương mại mất cân đối, bội chi cao liên tục, hiệu quả đầu tư thấp… Những điều đó bây giờ không thể giải quyết ngay nhưng cái tích cực là chúng ta đã nhìn thấy rõ, “đã bắt được bệnh”, như tôi đã nói là đã thay đổi được quan điểm, mục tiêu và có những chỉ đạo cụ thể để thực hiện quan điểm, mục tiêu đó.
Còn tại sao lãi suất và CPI tăng thì có vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế, nhưng cũng có yếu tố bị tác động bởi tình hình kinh tế thế giới. Rõ ràng giá cả thế giới biến động khi anh hội nhập càng sâu rộng thì anh sẽ càng chịu tác động mạnh và nhiều chiều.
Về chủ quan thì chúng ta cần phải xem xét nhiều nguyên nhân. Ví dụ chính sách tiền tệ năm 2010 có những mặt rất tích cực, đi đúng hướng. Đầu năm thắt chặt, hạn chế tăng dư nợ tín dụng đến mức các doanh nghiệp, các nhà kinh tế “than” là chặt quá. Song như thế mới là đúng, lạm phát đã giảm hẳn. Nhưng sau đó do áp lực của thị trường, chúng ta bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% nhưng đầu năm thắt chặt dẫn đến những tháng cuối năm nới lỏng để đạt mức 25% đã có tác động đến giá cả.
Bên cạnh đó thì giữa chính sách tiền tệ và tài khóa không nhịp nhàng, tiền tệ thì thắt chặt nhưng chi tiêu công lại tăng, “anh lỏng, anh chặt” cũng làm cho việc điều hành chính sách tiền tệ giảm hiệu quả. Rồi áp lực do mất cân đối cán cân thoanh toán tổng thể kéo dài từ 2009 sang năm 2010, mất cân đối cán cân thương mại nhiều năm làm cho chính sách tỷ giá có sự lúng túng, quản lý thị trường ngoại hối lỏng lẻo. Làm gì có thị trường nào dùng ngoại tệ tràn lan như của mình đâu. Vào một số cửa hàng rất bình thưòng nhưng toàn niêm yết giá bằng ngoại tệ, rồi thanh toán bằng nội tệ. Như thế người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng theo giá ngoại tệ, tức là phải chịu thêm một lần tỷ giá.
Nguyên nhân rất quan trọng nữa là tâm lý thị trường, mà ở đây tôi phải dùng từ “lỏng lẻo”. Báo chí đưa tin tuyên truyền không theo hành lang nào cả (tôi không nói là vi phạm pháp luật nhưng không theo mục tiêu, định hướng nào), mỗi người khai thác một phía, làm cho thị trường thiếu tính định hướng. Tâm lý của người bán hàng bị tác động mạnh, chỉ đọc báo, nghe đài đã muốn tăng giá rồi.
Như vậy, trong cái tiến bộ chung thì ở từng chính sách cụ thể vẫn còn có những điểm yếu nhất định nên mới có tình trạng lãi suất tăng, CPI cũng tăng cao vào nửa cuối của năm. Nhưng cũng không thể vì thế mà phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của năm 2010 được.
Vẫn nói về CPI, tại phiên giải trình của Thống đốc ngân hàng Nhà nước trước Ủy ban Kinh tế vừa qua, ông đã nói rằng CPI đã vượt xa tất cả mọi dự báo và gây tác động không tốt. Vậy phải chăng đây là bất ngờ lớn nhất và thể hiện khuyết điểm lớn nhất trong điều hành năm qua?
Đúng là CPI đã vượt xa mọi dự báo. Đầu năm Quốc hội yêu cầu kiềm chế lạm phát dưới 7%, Ủy ban chúng tôi đề nghị 8% cũng đã bị một số ý kiến phê bình rồi. Đến kỳ họp Quốc hội cuối năm nay thì cũng dự báo trên 8% một chút, chứ mấy ai ngờ “đùng một cái” CPI tăng đến 11,75%.
Đúng là chưa có dự báo nào trước đó như vậy cả, thận trọng nhất thì cũng là dưới 10%. Nói gì thì nói đây cũng là khuyết điểm trong điều hành, ngoại trừ khách quan thì chủ quan trong điều hành là có, như đã nói ở trên.
Trong đó có nguyên nhân tôi muốn nhấn mạnh, đó là chi tiêu công lớn, nhưng hiệu quả quá thấp.
Mặc dù, lạm phát cao không thể không nói đến nguyên nhân tiền tệ, nhưng cũng cần chia sẻ với Ngân hàng Nhà nước. Bởi tôi tìm hiểu ngân hàng của một số nước thì có khác chúng ta nhiều, của ta vừa là ngân hàng Nhà nước vừa là ngân hàng Trung ương, nhưng tính chủ động rất thấp và chịu nhiều áp lực.
Áp lực từ dư luận, từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị nên nhiều lúc hành động “không đúng kiểu”. Điều hành chính sách tiền tệ thì quyền lực phải mạnh và tập trung, ngân hàng cần phải “bảo thủ”, không thể “chiều” theo thị trường được.
Như vậy thì có thể nói CPI là chỉ tiêu rất khó “phấn đấu”. Và việc Quốc hội cứ quyết một mức cụ thể (năm 2011 là 7%) nhưng rồi sau đó thực tế vượt xa. Năm sau lại bàn tính, giằng co để quyết một con số kỳ vọng, và kết quả có thể tiếp tục vượt có thể dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào công tác điều hành không, thưa ông?
Tôi cũng có cảm thấy điều đó, và dư luận phê phán thì cũng không trách được vì thực tế đang là như thế.
Nhưng như thế chúng ta càng phải nhận biết rõ nguyên nhân chủ quan để thấy được thiếu sót là gì và rút ra kinh nghiệm để không lặp lại.
Còn việc Quốc hội “chốt” mức lạm phát thì như có lần tôi đã trả lời phỏng vấn VnEconomy là không thể để mức lạm phát cao, vì so với nhiều nước thì rất cao rồi. Quốc hội đề ra mức đó là cần thiết, buộc cơ quan chấp hành phải rút kinh nghiệm điều hành năm nay để giữ cho CPI của 2011 ở mức thấp. Và bài học năm 2010 đã rất rõ rồi, phải thắt chặt chính sách tiền tệ ngay từ đầu năm và giảm bớt chi tiêu công, tăng hiệu quả đầu tư công và tiết kiệm chi ngân sách.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần nhịp nhàng, đồng bộ hơn. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại là cũng phải chia sẻ với ngân hàng, khi điều hành chính sách tiền tệ còn chịu quá nhiều sức ép. Và bởi vậy chúng tôi cũng đã kiến nghị phải tăng tính độc lập tương đối cho Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Vậy tại sao quan điểm này không được thể hiện khi mà Quốc hội vừa sửa Luật Ngân hàng xong, thưa ông?
Vấn đề này đã có điều chỉnh và có thể hiện trong luật rồi chứ. Nhưng còn là Ngân hàng Nhà nước đến đâu và ngân hàng Trung ương đến đâu thì chưa rạch ròi được. Trên thực tế vừa rồi Chính phủ chỉ đạo rất nhiều việc, như cho vay để thực hiện nhiệm vụ này, xử lý nợ cho doanh nghiệp nọ… thì Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành chứ.
Nếu nói về nguyên tắc của chính sách tiền tệ thì không được, nhưng về yêu cầu nhiệm vụ thì phải thế, tôi có nói đến “sự khập khiễng” chính sách chính là như vậy.
Giám sát sâu hơn về tái cấu trúc nền kinh tế
Thưa ông, ở trên ông có nói ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng. Và chính vì thế năm 2011 Ủy ban Kinh tế mới đặt vấn đề ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên tiếp theo là nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và sau cùng mới là đặt mức tăng trưởng cao hơn các năm trước?
Trong điều kiện đất nước chúng ta hiện nay thì không thể không nâng cao tốc độ tăng trưởng, vấn đề là xác định mức tăng trưởng hợp lý để đạt được sự hài hòa. Nhìn lại từ 2006 đến 2010 thì nhận xét chủ quan của tôi là chú ý đến ổn định vĩ mô còn ít từ 2008 về trước, còn từ cuối năm 2009 đến nay thì định hướng ưu tiên ổn định vĩ mô rất rõ.
Nhất là thời điểm này khi chúng ta đang bàn về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 thì tư tưởng ưu tiên cho ổn định vĩ mô càng rõ hơn. Cụ thể từ nay đến 2015 thì mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5%, còn đến 2020 là từ 7% đến 8%.
Trong khi đó, năm 2007 Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP trên 8%, vì thế hoàn toàn có thể nâng cao con số này lên được nữa. Nhưng chỉ để mức đó là vì chúng ta còn để dành nguồn lực tập trung giải quyết các vấn đề phục vụ phát triển bền vững. Nói như thế để thấy tư tưởng ổn định vĩ mô và phát triển bền vững đã có bước chuyển rất quan trọng từ năm 2009 và sẽ được chỉ đạo xuyên suốt từ nay đến năm 2020.
Có thể nhìn thấy rất rõ là trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư, có lúc tới 42% GDP nhưng từ năm nay và kế hoạch năm 2011 đã giảm, nhất là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Và tới đây cơ cấu lại nền kinh tế thì tỷ trọng đầu tư công sẽ giảm dần và từ các nguồn khác tăng lên. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP. Tuy vậy không phải sang năm đã nhìn thấy sự thay đổi ngay được, nhưng như thế đã là chuyển biến tích cực rồi.
Năm 2010 bội chi đã giảm rồi, tôi hy vọng là khoảng hơn 5% và để sang năm tới sẽ tiến tới mức 5% GDP.
Nhìn vào mục tiêu thì tái cơ cấu nền kinh tế là việc làm rất quan trọng của năm 2011. Vậy hoạt động giám sát của Ủy ban cũng sẽ “nặng” về nội dung này, thưa ông?
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 đã nêu rõ "Thực hiện chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần đầu tư từ nguốn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư".
Tất nhiên khi bắt đầu đi vào đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế thì giám sát cũng phải sâu hơn. Ví dụ giám sát tái cấu trúc của từng ngành như thế nào, củakhu vực doanh nghiệp Nhà nước thì ra sao…
Hay mấy năm vừa rồi đầu tư công luôn ở mức rất cao nhưng chất lượng đầu tư lại rất thấp, do nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng có tính sâu xa là công tác quy hoạch và hoạch định chiến lược của từng ngành, từng địa phương chưa tốt, chưa chuẩn, vì quy hoạch cho ta câu trả lời là cần ưu tiên đầu tư vào đâu trong tổng thể nền kinh tế cũng như từng ngành, từng địa phương thì ưu tiên vào lĩnh vực nào. Ví dụ, thực tế mấy năm qua vốn cho hạ tầng giao thông là nhiều nhất, nhưng mới ưu tiên đường bộ mà ít ưu tiên cho phát triển đường sắt. Hay trong nội bộ ngành đường sắt thì ta lại đầu tư toa xe, đầu máy nhưng đường thì vẫn khổ 1m, như cách đây hàng trăm năm. Khi tính chuyện làm đường sắt cao tốc lại chỉ để chuyên chở hành khách mà không có hàng hóa thì làm sao Quốc hội có thể chấp nhận được.
Hay như cảng nước sâu thì đầu tư dàn trải từ Hải Phòng, đến Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa,… cũng là chưa phù hợp. Vậy nên cơ cấu lại đầu tư công là vô cùng quan trọng.
Có thể coi tái cơ cấu đầu tư công là khâu cần ưu tiên của tái cơ cấu nền kinh tế, thưa ông?
Tôi cho rằng cần ưu tiên giám sát tái cơ cấu đầu tư vì cái này là chìa khóa của tái cơ cấu nền kinh tế. Nó là vấn đề sử dụng vốn, sử dụng các nguồn lực trong khi nguồn vốn ít thì ưu tiên vào chỗ nào, chỗ nào chưa cần thiết thì phải để lại sau... Như thế nghĩa là đầu tư sẽ có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải nữa.
Trong tái cơ cấu nền kinh tế thì tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, quản lý doanh nghiệp Nhà nước lại là vấn đề rất nóng. Vậy tới đây nội dung này có nằm trong trọng tâm giám sát của Ủy ban?
Nhân nhắc đến vấn đề này thì tôi cũng phải nói là vừa rồi có những nhận xét không hoàn toàn đúng lắm. Một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả không hoàn toàn là do ai sở hữu mà phải thấy do quản trị doanh nghiệp còn nhiều những cái chưa tốt, không cải cách nên hiệu quả thấp.
Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục giám sát thưc hiện nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đó là điểm nút để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Nếu có thể, xin Chủ nhiệm chia sẻ dự cảm về năm 2011?
Tôi rất tin với những gì đạt được của giai đoạn 2006 - 2010, một nhiệm kỳ ứng phó nhiều, bây giờ sức đề kháng tốt hơn nên năm 2011 kinh tế, xã hội nước ta sẽ phát triển tốt hơn, và đó cũng là xu thế cho những năm tới.
Bên cạnh kết quả, nhìn lại những hạn chế, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền cũng hơn một lần nhấn mạnh, nếu chính sách tiền tệ được điều hành “bảo thủ” hơn, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng hơn, thì sự “phi mã” của CPI những tháng cuối năm và một số tác động tiêu cực khác sẽ giảm nhẹ hơn.
Quan điểm điều hành đã thay đổi
Năm 2010 đã kết thúc với nhiều con số khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế, song vẫn còn không ít ý kiến khác nhau về chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Xin được hỏi quan điểm riêng của ông?
Để có cái nhìn khách quan về điều hành kinh tế năm 2010 thì phải nhìn lại cả quá trình phát triển trong 5 năm qua. Có thể nói giai đoạn này nền kinh tế đã trải qua nhiều thử thách gay gắt, chỉ có năm 2006 và đầu năm 2007 còn nhẹ nhàng một chút, còn các năm sau luôn luôn phải ứng phó với nhiều thách thức.
Đầu năm 2008 thì lạm phát rất cao, sau đó 2009 thì ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, sang năm 2010 thì nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi…
Trong thời gian đó thì thiên tai, dịch bệnh năm nào cũng diễn ra gay gắt.
Điều rất khó khăn nữa là biện pháp ứng phó lại mâu thuẫn với nhau, giống như một người có nhiều bệnh, dùng thuốc tốt cho bệnh này thì lại có tác động phụ đến bệnh khác.
Ví dụ, để chống lạm phát trong năm 2008 thì phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế đầu tư nhưng để chống suy giảm kinh tế thì lại phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng đầu tư. Hai giải pháp này có tác động trái chiều nhau, đòi hỏi các cơ quan điều hành phải rất khéo léo, quyết định đúng thời điểm nào nới lỏng, thời điểm nào thắt chặt và mức độ đến đâu. Khó là ở chỗ đó.
Song, chúng ta đã thành công khi ứng phó với lạm phát “phi mã” 2008. Đến 2009, Việt Nam cũng là một trong những nước sớm ổn định được tình hình trong suy thoái kinh tế toàn cầu và sang 2010 thì kinh tế bắt đầu phục hồi. Tăng trưởng GDP từ 5,32% năm 2009 đã nâng lên khoảng 6,7%, so với nhiều nước trong khu vực vẫn ở mức cao.
Vậy theo ông, nguyên nhân quan trọng nhất để đạt được kết quả đó là gì?
Theo tôi, qua ứng phó với biến động tình hình năm 2008 và 2009 chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó thì cũng có những chính sách năm 2009 được ban hành đến 2010 mới phát huy tác dụng, như chính sách kích thích kinh tế chẳng hạn.
Nhưng điều tôi tâm đắc vẫn là công tác tổ chức thực hiện, kỷ luật chấp hành đã tốt hơn.
Tại sao tôi lại nói như vậy? Nếu so sánh các yếu tố thuận lợi của năm 2010 so với năm 2009 thì không có thêm gì nhiều, thậm chí còn giảm đi. Yếu tố lao động không thay đổi nhiều, đầu tư giảm, kinh tế thế giới chuyển biến chậm… Vì vậy thì kết quả năm 2010 rất đáng ghi nhận. Nếu những năm trước chúng ta đưa ra chính sách còn mang tính đối phó nhiều hơn, thiếu kịp thời và ít đồng bộ hơn thì năm 2010 chính sách đã kịp thời và đồng bộ, tổ chức thực hiện cũng quyết liệt hơn, từ Chính phủ đến các ngành, địa phương. Đó là điều khiến tôi tâm đắc nhất.
Đây chính là kết quả của sự thay đổi quan điểm trong chỉ đạo điều hành. Nếu như những năm trước chúng ta quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng thì đến năm 2010, chúng ta đã chú trọng nhiều đến ổn định vĩ mô. Chuyển từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sang ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững là nền tảng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, đó cũng chính là kết quả rất quan trọng của năm 2010.
Cũng cần phải nói rõ hơn là, không phải bây giờ mới nói đến ổn định vĩ mô mà chúng ta đã nói nhiều nhưng làm chưa được nhiều. Song năm 2010 đã có bước chuyển biến rất rõ từ quan điểm đến tổ chức thực hiện, hai mặt cộng lại mới tạo ra được kết quả khả quan như vậy.
Điều hành chính sách tiền tệ cần “bảo thủ” hơn
Nhưng thưa ông, tình hình kinh tế cuối 2010 có nhiều điểm giống như giữa năm 2008. Đó là lãi suất ngân hàng tăng, CPI tăng, thu nhập thực tế giảm và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng dường như cũng “có vấn đề”. Theo nhiều ý kiến thì đây là những biểu hiện rất rõ của sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô?
Đúng là thực tế đang có chuyện như thế, nhưng chúng ta phải nhìn thấy những nguyên nhân nội tại tích tụ từ nhiều năm của nền kinh tế. Như nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, còn nặng về gia công, nhập siêu nhiều năm liền rất cao, cán cân thương mại mất cân đối, bội chi cao liên tục, hiệu quả đầu tư thấp… Những điều đó bây giờ không thể giải quyết ngay nhưng cái tích cực là chúng ta đã nhìn thấy rõ, “đã bắt được bệnh”, như tôi đã nói là đã thay đổi được quan điểm, mục tiêu và có những chỉ đạo cụ thể để thực hiện quan điểm, mục tiêu đó.
Còn tại sao lãi suất và CPI tăng thì có vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế, nhưng cũng có yếu tố bị tác động bởi tình hình kinh tế thế giới. Rõ ràng giá cả thế giới biến động khi anh hội nhập càng sâu rộng thì anh sẽ càng chịu tác động mạnh và nhiều chiều.
Về chủ quan thì chúng ta cần phải xem xét nhiều nguyên nhân. Ví dụ chính sách tiền tệ năm 2010 có những mặt rất tích cực, đi đúng hướng. Đầu năm thắt chặt, hạn chế tăng dư nợ tín dụng đến mức các doanh nghiệp, các nhà kinh tế “than” là chặt quá. Song như thế mới là đúng, lạm phát đã giảm hẳn. Nhưng sau đó do áp lực của thị trường, chúng ta bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% nhưng đầu năm thắt chặt dẫn đến những tháng cuối năm nới lỏng để đạt mức 25% đã có tác động đến giá cả.
Bên cạnh đó thì giữa chính sách tiền tệ và tài khóa không nhịp nhàng, tiền tệ thì thắt chặt nhưng chi tiêu công lại tăng, “anh lỏng, anh chặt” cũng làm cho việc điều hành chính sách tiền tệ giảm hiệu quả. Rồi áp lực do mất cân đối cán cân thoanh toán tổng thể kéo dài từ 2009 sang năm 2010, mất cân đối cán cân thương mại nhiều năm làm cho chính sách tỷ giá có sự lúng túng, quản lý thị trường ngoại hối lỏng lẻo. Làm gì có thị trường nào dùng ngoại tệ tràn lan như của mình đâu. Vào một số cửa hàng rất bình thưòng nhưng toàn niêm yết giá bằng ngoại tệ, rồi thanh toán bằng nội tệ. Như thế người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng theo giá ngoại tệ, tức là phải chịu thêm một lần tỷ giá.
Nguyên nhân rất quan trọng nữa là tâm lý thị trường, mà ở đây tôi phải dùng từ “lỏng lẻo”. Báo chí đưa tin tuyên truyền không theo hành lang nào cả (tôi không nói là vi phạm pháp luật nhưng không theo mục tiêu, định hướng nào), mỗi người khai thác một phía, làm cho thị trường thiếu tính định hướng. Tâm lý của người bán hàng bị tác động mạnh, chỉ đọc báo, nghe đài đã muốn tăng giá rồi.
Như vậy, trong cái tiến bộ chung thì ở từng chính sách cụ thể vẫn còn có những điểm yếu nhất định nên mới có tình trạng lãi suất tăng, CPI cũng tăng cao vào nửa cuối của năm. Nhưng cũng không thể vì thế mà phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của năm 2010 được.
Vẫn nói về CPI, tại phiên giải trình của Thống đốc ngân hàng Nhà nước trước Ủy ban Kinh tế vừa qua, ông đã nói rằng CPI đã vượt xa tất cả mọi dự báo và gây tác động không tốt. Vậy phải chăng đây là bất ngờ lớn nhất và thể hiện khuyết điểm lớn nhất trong điều hành năm qua?
Đúng là CPI đã vượt xa mọi dự báo. Đầu năm Quốc hội yêu cầu kiềm chế lạm phát dưới 7%, Ủy ban chúng tôi đề nghị 8% cũng đã bị một số ý kiến phê bình rồi. Đến kỳ họp Quốc hội cuối năm nay thì cũng dự báo trên 8% một chút, chứ mấy ai ngờ “đùng một cái” CPI tăng đến 11,75%.
Đúng là chưa có dự báo nào trước đó như vậy cả, thận trọng nhất thì cũng là dưới 10%. Nói gì thì nói đây cũng là khuyết điểm trong điều hành, ngoại trừ khách quan thì chủ quan trong điều hành là có, như đã nói ở trên.
Trong đó có nguyên nhân tôi muốn nhấn mạnh, đó là chi tiêu công lớn, nhưng hiệu quả quá thấp.
Mặc dù, lạm phát cao không thể không nói đến nguyên nhân tiền tệ, nhưng cũng cần chia sẻ với Ngân hàng Nhà nước. Bởi tôi tìm hiểu ngân hàng của một số nước thì có khác chúng ta nhiều, của ta vừa là ngân hàng Nhà nước vừa là ngân hàng Trung ương, nhưng tính chủ động rất thấp và chịu nhiều áp lực.
Áp lực từ dư luận, từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị nên nhiều lúc hành động “không đúng kiểu”. Điều hành chính sách tiền tệ thì quyền lực phải mạnh và tập trung, ngân hàng cần phải “bảo thủ”, không thể “chiều” theo thị trường được.
Như vậy thì có thể nói CPI là chỉ tiêu rất khó “phấn đấu”. Và việc Quốc hội cứ quyết một mức cụ thể (năm 2011 là 7%) nhưng rồi sau đó thực tế vượt xa. Năm sau lại bàn tính, giằng co để quyết một con số kỳ vọng, và kết quả có thể tiếp tục vượt có thể dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào công tác điều hành không, thưa ông?
Tôi cũng có cảm thấy điều đó, và dư luận phê phán thì cũng không trách được vì thực tế đang là như thế.
Nhưng như thế chúng ta càng phải nhận biết rõ nguyên nhân chủ quan để thấy được thiếu sót là gì và rút ra kinh nghiệm để không lặp lại.
Còn việc Quốc hội “chốt” mức lạm phát thì như có lần tôi đã trả lời phỏng vấn VnEconomy là không thể để mức lạm phát cao, vì so với nhiều nước thì rất cao rồi. Quốc hội đề ra mức đó là cần thiết, buộc cơ quan chấp hành phải rút kinh nghiệm điều hành năm nay để giữ cho CPI của 2011 ở mức thấp. Và bài học năm 2010 đã rất rõ rồi, phải thắt chặt chính sách tiền tệ ngay từ đầu năm và giảm bớt chi tiêu công, tăng hiệu quả đầu tư công và tiết kiệm chi ngân sách.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần nhịp nhàng, đồng bộ hơn. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại là cũng phải chia sẻ với ngân hàng, khi điều hành chính sách tiền tệ còn chịu quá nhiều sức ép. Và bởi vậy chúng tôi cũng đã kiến nghị phải tăng tính độc lập tương đối cho Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Vậy tại sao quan điểm này không được thể hiện khi mà Quốc hội vừa sửa Luật Ngân hàng xong, thưa ông?
Vấn đề này đã có điều chỉnh và có thể hiện trong luật rồi chứ. Nhưng còn là Ngân hàng Nhà nước đến đâu và ngân hàng Trung ương đến đâu thì chưa rạch ròi được. Trên thực tế vừa rồi Chính phủ chỉ đạo rất nhiều việc, như cho vay để thực hiện nhiệm vụ này, xử lý nợ cho doanh nghiệp nọ… thì Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành chứ.
Nếu nói về nguyên tắc của chính sách tiền tệ thì không được, nhưng về yêu cầu nhiệm vụ thì phải thế, tôi có nói đến “sự khập khiễng” chính sách chính là như vậy.
Giám sát sâu hơn về tái cấu trúc nền kinh tế
Thưa ông, ở trên ông có nói ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng. Và chính vì thế năm 2011 Ủy ban Kinh tế mới đặt vấn đề ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên tiếp theo là nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và sau cùng mới là đặt mức tăng trưởng cao hơn các năm trước?
Trong điều kiện đất nước chúng ta hiện nay thì không thể không nâng cao tốc độ tăng trưởng, vấn đề là xác định mức tăng trưởng hợp lý để đạt được sự hài hòa. Nhìn lại từ 2006 đến 2010 thì nhận xét chủ quan của tôi là chú ý đến ổn định vĩ mô còn ít từ 2008 về trước, còn từ cuối năm 2009 đến nay thì định hướng ưu tiên ổn định vĩ mô rất rõ.
Nhất là thời điểm này khi chúng ta đang bàn về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 thì tư tưởng ưu tiên cho ổn định vĩ mô càng rõ hơn. Cụ thể từ nay đến 2015 thì mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5%, còn đến 2020 là từ 7% đến 8%.
Trong khi đó, năm 2007 Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP trên 8%, vì thế hoàn toàn có thể nâng cao con số này lên được nữa. Nhưng chỉ để mức đó là vì chúng ta còn để dành nguồn lực tập trung giải quyết các vấn đề phục vụ phát triển bền vững. Nói như thế để thấy tư tưởng ổn định vĩ mô và phát triển bền vững đã có bước chuyển rất quan trọng từ năm 2009 và sẽ được chỉ đạo xuyên suốt từ nay đến năm 2020.
Có thể nhìn thấy rất rõ là trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư, có lúc tới 42% GDP nhưng từ năm nay và kế hoạch năm 2011 đã giảm, nhất là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Và tới đây cơ cấu lại nền kinh tế thì tỷ trọng đầu tư công sẽ giảm dần và từ các nguồn khác tăng lên. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP. Tuy vậy không phải sang năm đã nhìn thấy sự thay đổi ngay được, nhưng như thế đã là chuyển biến tích cực rồi.
Năm 2010 bội chi đã giảm rồi, tôi hy vọng là khoảng hơn 5% và để sang năm tới sẽ tiến tới mức 5% GDP.
Nhìn vào mục tiêu thì tái cơ cấu nền kinh tế là việc làm rất quan trọng của năm 2011. Vậy hoạt động giám sát của Ủy ban cũng sẽ “nặng” về nội dung này, thưa ông?
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 đã nêu rõ "Thực hiện chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần đầu tư từ nguốn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư".
Tất nhiên khi bắt đầu đi vào đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế thì giám sát cũng phải sâu hơn. Ví dụ giám sát tái cấu trúc của từng ngành như thế nào, củakhu vực doanh nghiệp Nhà nước thì ra sao…
Hay mấy năm vừa rồi đầu tư công luôn ở mức rất cao nhưng chất lượng đầu tư lại rất thấp, do nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng có tính sâu xa là công tác quy hoạch và hoạch định chiến lược của từng ngành, từng địa phương chưa tốt, chưa chuẩn, vì quy hoạch cho ta câu trả lời là cần ưu tiên đầu tư vào đâu trong tổng thể nền kinh tế cũng như từng ngành, từng địa phương thì ưu tiên vào lĩnh vực nào. Ví dụ, thực tế mấy năm qua vốn cho hạ tầng giao thông là nhiều nhất, nhưng mới ưu tiên đường bộ mà ít ưu tiên cho phát triển đường sắt. Hay trong nội bộ ngành đường sắt thì ta lại đầu tư toa xe, đầu máy nhưng đường thì vẫn khổ 1m, như cách đây hàng trăm năm. Khi tính chuyện làm đường sắt cao tốc lại chỉ để chuyên chở hành khách mà không có hàng hóa thì làm sao Quốc hội có thể chấp nhận được.
Hay như cảng nước sâu thì đầu tư dàn trải từ Hải Phòng, đến Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa,… cũng là chưa phù hợp. Vậy nên cơ cấu lại đầu tư công là vô cùng quan trọng.
Có thể coi tái cơ cấu đầu tư công là khâu cần ưu tiên của tái cơ cấu nền kinh tế, thưa ông?
Tôi cho rằng cần ưu tiên giám sát tái cơ cấu đầu tư vì cái này là chìa khóa của tái cơ cấu nền kinh tế. Nó là vấn đề sử dụng vốn, sử dụng các nguồn lực trong khi nguồn vốn ít thì ưu tiên vào chỗ nào, chỗ nào chưa cần thiết thì phải để lại sau... Như thế nghĩa là đầu tư sẽ có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải nữa.
Trong tái cơ cấu nền kinh tế thì tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, quản lý doanh nghiệp Nhà nước lại là vấn đề rất nóng. Vậy tới đây nội dung này có nằm trong trọng tâm giám sát của Ủy ban?
Nhân nhắc đến vấn đề này thì tôi cũng phải nói là vừa rồi có những nhận xét không hoàn toàn đúng lắm. Một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả không hoàn toàn là do ai sở hữu mà phải thấy do quản trị doanh nghiệp còn nhiều những cái chưa tốt, không cải cách nên hiệu quả thấp.
Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục giám sát thưc hiện nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đó là điểm nút để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Nếu có thể, xin Chủ nhiệm chia sẻ dự cảm về năm 2011?
Tôi rất tin với những gì đạt được của giai đoạn 2006 - 2010, một nhiệm kỳ ứng phó nhiều, bây giờ sức đề kháng tốt hơn nên năm 2011 kinh tế, xã hội nước ta sẽ phát triển tốt hơn, và đó cũng là xu thế cho những năm tới.