“Ông Hải, ông Thăng vẫn là thành viên Chính phủ”
Văn phòng Chính phủ giải đáp một số vấn đề về công tác nhân sự sau Đại hội Đảng 12
Chiều 29/2, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản trả lời một số vấn đề báo chí và dư luận quan tâm trong tháng 2/2016, trong đó có nội dung công tác nhân sự sau khi Bộ Chính trị phân công một số thành viên Chính phủ vào cương vị mới.
Báo giới đặt câu hỏi về việc một số lãnh đạo cấp cao, trong đó có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa được Bộ Chính trị phân công đảm nhận công tác mới trong khi vẫn giữ các chức danh trong hệ thống hành chính Nhà nước thì có phải chịu trách nhiệm về những công việc theo các chức danh này hay không?
Đặc biệt, trong thời điểm chuyển giao này, việc chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội có vì thế mà bị ảnh hưởng không?
Văn phòng Chính phủ cho biết, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó thủ tướng, Bộ trưởng do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, theo Quyết định số 67/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương thuộc diện Bộ Chính trị quản lý và phân công công tác.
Do vậy, về mặt pháp lý, các phó thủ tướng, bộ trưởng được Bộ Chính trị phân công công tác mới vẫn là thành viên Chính phủ, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chỉ đạo, điều hành các công việc vẫn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm.
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điều chỉnh phân công công tác của thành viên Chính phủ. Cụ thể, công việc của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm; của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng giao cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường; của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được giao cho đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Liên quan đến việc Chính phủ đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới của Quốc hội, song không được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Văn phòng Chính phủ cho biết, theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ đã phân công, chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan soạn thảo dự án Luật Biểu tình.
Đây là một dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ. Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã họp cho ý kiến chỉ đạo về tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của dự án Luật để định hướng cho việc soạn thảo.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2016, trong thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng. Do vậy Chính phủ chưa thông qua và đề nghị cho phép chưa trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13.
Ngay sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa đưa nội dung cho ý kiến đối với dự án Luật Biểu tình vào chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13 với lý do cơ quan chủ trì dự án Luật chưa chuẩn bị kịp để trình Chính phủ xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016.
Trả lời câu hỏi của báo chí về sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội), mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về những sai phạm nhưng tính đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành công khai các hình thức kỷ luật tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm, Văn phòng Chính phủ cho biết, sau khi Thủ tướng có kết luận về việc này, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo đồng ý với kiến nghị của Thanh tra thành phố yêu cầu chủ đầu tư, trong đó yêu cầu khẩn trương hoàn thành phương án phá dỡ phần xây dựng sai giấy phép và giao Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm, hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân liên quan.
Theo Văn phòng Chính phủ, đây là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều cấp quản lý. Quan điểm của Chính phủ là phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý quy hoạch đô thị, trật tự đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật.
Báo giới đặt câu hỏi về việc một số lãnh đạo cấp cao, trong đó có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa được Bộ Chính trị phân công đảm nhận công tác mới trong khi vẫn giữ các chức danh trong hệ thống hành chính Nhà nước thì có phải chịu trách nhiệm về những công việc theo các chức danh này hay không?
Đặc biệt, trong thời điểm chuyển giao này, việc chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội có vì thế mà bị ảnh hưởng không?
Văn phòng Chính phủ cho biết, theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó thủ tướng, Bộ trưởng do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, theo Quyết định số 67/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương thuộc diện Bộ Chính trị quản lý và phân công công tác.
Do vậy, về mặt pháp lý, các phó thủ tướng, bộ trưởng được Bộ Chính trị phân công công tác mới vẫn là thành viên Chính phủ, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chỉ đạo, điều hành các công việc vẫn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm.
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điều chỉnh phân công công tác của thành viên Chính phủ. Cụ thể, công việc của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm; của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng giao cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường; của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được giao cho đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Liên quan đến việc Chính phủ đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới của Quốc hội, song không được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Văn phòng Chính phủ cho biết, theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ đã phân công, chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan soạn thảo dự án Luật Biểu tình.
Đây là một dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ. Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã họp cho ý kiến chỉ đạo về tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của dự án Luật để định hướng cho việc soạn thảo.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2016, trong thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng. Do vậy Chính phủ chưa thông qua và đề nghị cho phép chưa trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13.
Ngay sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa đưa nội dung cho ý kiến đối với dự án Luật Biểu tình vào chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13 với lý do cơ quan chủ trì dự án Luật chưa chuẩn bị kịp để trình Chính phủ xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016.
Trả lời câu hỏi của báo chí về sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội), mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về những sai phạm nhưng tính đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành công khai các hình thức kỷ luật tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm, Văn phòng Chính phủ cho biết, sau khi Thủ tướng có kết luận về việc này, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo đồng ý với kiến nghị của Thanh tra thành phố yêu cầu chủ đầu tư, trong đó yêu cầu khẩn trương hoàn thành phương án phá dỡ phần xây dựng sai giấy phép và giao Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm, hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân liên quan.
Theo Văn phòng Chính phủ, đây là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều cấp quản lý. Quan điểm của Chính phủ là phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý quy hoạch đô thị, trật tự đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật.