Ông Tập Cận Bình thăm Nga, ký các thỏa thuận 10 tỷ USD
Chính sách đối ngoại của Mỹ có thể là một động lực cho sự tăng cường hợp tác ngoại giao Trung-Nga
Mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đã được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày tới Nga. Các thỏa thuận kinh tế trị giá ít nhất 10 tỷ USD đã được ký kết trong chuyến thăm.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm, ông Tập nói với truyền thông Nga rằng mối quan hệ giữa hai nước đang ở “thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử”. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã thì dẫn lời ông Tập nói rằng Nga và Trung Quốc là “đối tác chiến lược đáng tin cậy nhất” của nhau.
“Quan hệ Trung-Nga hiện nay có vẻ như êm ả, nhưng mối quan hệ giữa hai cường quốc láng giềng đã có một lịch sử dài thăng trầm”, giáo sư Ja Ian Chong thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét, và nói thêm rằng những thay đổi trong bản chất của mối quan hệ này có thể diễn ra bất ngờ và nhanh chóng.
Chính sách đối ngoại của Mỹ có thể là một động lực cho sự tăng cường hợp tác ngoại giao Trung-Nga.
“Việc nước Mỹ suy giảm tính hệ thống trong chính sách đối ngoại so với trước kia đã tạo ra không gian cho Trung Quốc và Nga tranh thủ tốt nhất tình hình”, ông Chong nói với hãng tin CNBC.
Ông Hugo Brennan, nhà phân tích thuộc công ty Verisk Maplecroft, nói thêm rằng đường lối chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thúc đẩy sự liên kết Trung-Nga hơn là tạo sự chia tách giữa Bắc Kinh và Moscow.
Ngoài việc tái khẳng định mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn giữa hai nước, các vấn đề khác được hai nhà lãnh đạo Trung-Nga thảo luận trong chuyến thăm của ông Tập bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế và các mối lo về an ninh.
Số liệu từ tờ Financial Times cho thấy số thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá ít nhất 10 tỷ USD đã được hai bên ký kết trong chuyến thăm. Trong đó, một quỹ hợp tác mang tên Russia-China RMB Cooperation Fund sẽ rót vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng kết nối với “con đường tơ lụa” của Trung Quốc và Liên minh Kinh tế Âu-Á, một khối thương mại do ông Putin khởi xướng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng quỹ đầu tư này là một thỏa thuận giữa quỹ đầu tư quốc gia Russian Direct Investment Fund của Nga và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Dù ông Tập ca ngợi tình bằng hữu Trung-Nga và nói rằng ông có “mối quan hệ cá nhân gần gũi” với ông Putin, giới chuyên gia nói rằng mối quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục đối mặt nhiều sức ép.
Sáng kiến “con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc có sự tham gia của nhiều nước Liên Xô cũ ở khu vực Trung Á như Kazakhstan, Tajikistan và Cộng hòa Kyrgyz. Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này có thể khiến ảnh hưởng hiện nay của Nga - vốn dĩ đang có chiều hướng đi xuống - sụt giảm sâu hơn trong tương lai gần.
“Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga là một áp lực lớn trong quan hệ Trung-Nga. Bắc Kinh thường có những mục tiêu cạnh tranh, nếu không phải là xung đột, với Moscow ở Trung Á”, ông Brennan nhận xét.
Ở thời điểm hiện tại, hai nước đang tỏ ra đồng lòng trong nhiều vấn đề. Trong một tuyên bố chung sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên ngày 4/7, Trung Quốc và Nga kêu gọi Bình Nhưỡng dừng các vụ thử tên lửa, đồng thời hối thúc Mỹ và Hàn Quốc dừng hoạt động tập trận chung.
Trước đó, ông Tập và ông Putin đã bày tỏ sự phản đối về việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc - hệ thống mà Washington và Seoul nói là nhằm ngăn ngừa nguy cơ từ Triều Tiên. Tân Hoa Xã hôm thứ Hai dẫn lời ông Tập nói rằng hệ thống này “xói mòn nghiêm trọng các lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc”.
Sau chuyến thăm Moscow của ông Tập, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hamburg, Đức, vào ngày 7-8/7.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm, ông Tập nói với truyền thông Nga rằng mối quan hệ giữa hai nước đang ở “thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử”. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã thì dẫn lời ông Tập nói rằng Nga và Trung Quốc là “đối tác chiến lược đáng tin cậy nhất” của nhau.
“Quan hệ Trung-Nga hiện nay có vẻ như êm ả, nhưng mối quan hệ giữa hai cường quốc láng giềng đã có một lịch sử dài thăng trầm”, giáo sư Ja Ian Chong thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét, và nói thêm rằng những thay đổi trong bản chất của mối quan hệ này có thể diễn ra bất ngờ và nhanh chóng.
Chính sách đối ngoại của Mỹ có thể là một động lực cho sự tăng cường hợp tác ngoại giao Trung-Nga.
“Việc nước Mỹ suy giảm tính hệ thống trong chính sách đối ngoại so với trước kia đã tạo ra không gian cho Trung Quốc và Nga tranh thủ tốt nhất tình hình”, ông Chong nói với hãng tin CNBC.
Ông Hugo Brennan, nhà phân tích thuộc công ty Verisk Maplecroft, nói thêm rằng đường lối chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thúc đẩy sự liên kết Trung-Nga hơn là tạo sự chia tách giữa Bắc Kinh và Moscow.
Ngoài việc tái khẳng định mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn giữa hai nước, các vấn đề khác được hai nhà lãnh đạo Trung-Nga thảo luận trong chuyến thăm của ông Tập bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế và các mối lo về an ninh.
Số liệu từ tờ Financial Times cho thấy số thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá ít nhất 10 tỷ USD đã được hai bên ký kết trong chuyến thăm. Trong đó, một quỹ hợp tác mang tên Russia-China RMB Cooperation Fund sẽ rót vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng kết nối với “con đường tơ lụa” của Trung Quốc và Liên minh Kinh tế Âu-Á, một khối thương mại do ông Putin khởi xướng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng quỹ đầu tư này là một thỏa thuận giữa quỹ đầu tư quốc gia Russian Direct Investment Fund của Nga và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Dù ông Tập ca ngợi tình bằng hữu Trung-Nga và nói rằng ông có “mối quan hệ cá nhân gần gũi” với ông Putin, giới chuyên gia nói rằng mối quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục đối mặt nhiều sức ép.
Sáng kiến “con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc có sự tham gia của nhiều nước Liên Xô cũ ở khu vực Trung Á như Kazakhstan, Tajikistan và Cộng hòa Kyrgyz. Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này có thể khiến ảnh hưởng hiện nay của Nga - vốn dĩ đang có chiều hướng đi xuống - sụt giảm sâu hơn trong tương lai gần.
“Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga là một áp lực lớn trong quan hệ Trung-Nga. Bắc Kinh thường có những mục tiêu cạnh tranh, nếu không phải là xung đột, với Moscow ở Trung Á”, ông Brennan nhận xét.
Ở thời điểm hiện tại, hai nước đang tỏ ra đồng lòng trong nhiều vấn đề. Trong một tuyên bố chung sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên ngày 4/7, Trung Quốc và Nga kêu gọi Bình Nhưỡng dừng các vụ thử tên lửa, đồng thời hối thúc Mỹ và Hàn Quốc dừng hoạt động tập trận chung.
Trước đó, ông Tập và ông Putin đã bày tỏ sự phản đối về việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc - hệ thống mà Washington và Seoul nói là nhằm ngăn ngừa nguy cơ từ Triều Tiên. Tân Hoa Xã hôm thứ Hai dẫn lời ông Tập nói rằng hệ thống này “xói mòn nghiêm trọng các lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc”.
Sau chuyến thăm Moscow của ông Tập, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hamburg, Đức, vào ngày 7-8/7.