Petro Vietnam mất 800 tỷ tại Oceanbank: Trách nhiệm thuộc về ai?
Hội đồng xét xử đã đưa ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến khoản đầu tư 800 tỷ đồng của Petro Vietnam tại Oceanbank
Ngày 1/9, phiên toà xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm xảy ra tại ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) tiếp tục bước sang ngày thứ năm. Tại đây, Hội đồng xét xử đã đưa ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến khoản đầu tư 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tại OceanBank.
Đầu tư trái quy định
Từ trước năm 2008, Petro Vietnam vốn đã có chủ trương thành lập một ngân hàng riêng của ngành dầu khí, có tên là Ngân hàng Hồng Việt. Một Ban trù bị đã được thành lập với mục đích triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp giấy phép.
Tuy nhiên, đến năm 2008, do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn, Thủ tướng đã không phê duyệt thành lập ngân hàng mới mà chỉ cho phép tập đoàn góp vốn vào ngân hàng khác.
Đến đầu tháng 10/2008, Petro Vietnam thống nhất chủ trương tham gia góp vốn mua cổ phần trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ năm 2008 của OceanBank từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, trong đó Petro Vietnam góp 400 tỷ đồng, tương đương 20% vốn.
Cuối năm 2010, OceanBank tiếp tục tăng vốn từ 2.000 tỷ lên 3.500 tỷ đồng. Để giữ được 20% vốn điều lệ, Petro Vietnam góp thêm 300 tỷ đồng.
Lần góp vốn thứ ba là vào năm 2011, khi OceanBank quyết định tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng, Petro Vietnam khi đó đã góp thêm 100 tỷ đồng đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ.
Theo đó, ngày 17/5/2011, Petro Vietnam chuyển số tiền 100 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán của Petro Vietnam tại OceanBank vào tài khoản của OceanBank tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải.
Tuy nhiên, theo kết luận điều tra bổ sung vào tháng 5/2017 của Cơ quan điều tra, việc góp vốn lần 3 này của Petro Vietnam là trái với khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Theo quy định, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Đây là những quy định mới nhằm hạn chế khả năng lũng đoạn của các tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.
Khoản đầu tư của Petro Vietnam không những vi phạm Luật các tổ chức tín dụng mà còn đem về cho Tập đoàn không ít “quả đắng”. Trong giai đoạn 2008-2011, thị trường khó khăn cùng những sai phạm của lãnh đạo đã khiến OceanBank nhanh chóng đi vào ngõ cụt.
Đến tháng 4/2015, ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, đồng nghĩa với việc Petro Vietnam mất trắng 800 tỷ đồng sau 7 năm đầu tư. Cùng với đó, một loạt lãnh đạo của tập đoàn cũng vào vòng lao lý.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Nói về sai phạm này, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện uỷ quyền của Petro Vietnam tại Toà cho biết, Petro Vietnam có ba lần góp vốn thì chỉ có lần sau cùng, góp 100 tỷ đồng là sai khung pháp lý do luật các tổ chức tín dụng được sử đổi năm 2010.
Tuy nhiên, vị luật sư này cũng cho rằng, lần thứ 3 thực hiện là do triển khai từ hệ quả của lần thứ 1, do Petro Vietnam chưa cập nhật chính sách nên vẫn thực hiện tiếp theo chủ trương của Chính phủ từ năm 2008(?!).
Khi Hội đồng xét xử hỏi khoản 800 tỷ đồng bị mất thì trách nhiệm thuộc về ai, đại diện Petro Vietnam không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ cho rằng, ở góc độ đầu tư tài chính, tập đoàn vẫn được chia cổ tức đều hàng năm thì có nghĩa là khoản đầu tư đó hiệu quả. Việc nhận định hoạt động không hiệu quả là do cơ quan chức năng đánh giá sau này, vấn đề ai chịu trách nhiệm thì đang chờ Hội đồng xét xử quyết định.
Tiếp tục bị truy vấn về cơ chế giám sát khi cử người sang làm đại diện phần vốn của Petro Vietnam tại OceanBank, luật sư Dũng cho biết, tất cả các hoạt động, quyết định của người đại diện tại doanh nghiệp đều phải thông qua Hội đồng thành viên Petro Vietnam trước khi được thực hiện tại doanh nghiệp đó.
Được biết, hành vi liên quan việc góp vốn, gây thất thoát số tiền 800 tỷ đồng của Petro Vietnam tại OceanBank là một trong 5 vi phạm được chuyển sang giai đoạn 2 của vụ án.
Chiều ngày 1/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can, bắt các đối tượng về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Petro Vietnam”.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị OceanBank và đồng phạm, Cơ quan điều tra đã xác định 5 lãnh đạo Petro Vietnam đã có hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc Petro Vietnam góp vốn điều lệ vào OceanBank.
Năm đối tượng này bao gồm Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng Petro Vietnam, hiện là Phó tổng giám đốc Petro Vietnam; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên Petro Vietnam.
Đầu tư trái quy định
Từ trước năm 2008, Petro Vietnam vốn đã có chủ trương thành lập một ngân hàng riêng của ngành dầu khí, có tên là Ngân hàng Hồng Việt. Một Ban trù bị đã được thành lập với mục đích triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp giấy phép.
Tuy nhiên, đến năm 2008, do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn, Thủ tướng đã không phê duyệt thành lập ngân hàng mới mà chỉ cho phép tập đoàn góp vốn vào ngân hàng khác.
Đến đầu tháng 10/2008, Petro Vietnam thống nhất chủ trương tham gia góp vốn mua cổ phần trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ năm 2008 của OceanBank từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, trong đó Petro Vietnam góp 400 tỷ đồng, tương đương 20% vốn.
Cuối năm 2010, OceanBank tiếp tục tăng vốn từ 2.000 tỷ lên 3.500 tỷ đồng. Để giữ được 20% vốn điều lệ, Petro Vietnam góp thêm 300 tỷ đồng.
Lần góp vốn thứ ba là vào năm 2011, khi OceanBank quyết định tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng, Petro Vietnam khi đó đã góp thêm 100 tỷ đồng đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ.
Theo đó, ngày 17/5/2011, Petro Vietnam chuyển số tiền 100 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán của Petro Vietnam tại OceanBank vào tài khoản của OceanBank tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải.
Tuy nhiên, theo kết luận điều tra bổ sung vào tháng 5/2017 của Cơ quan điều tra, việc góp vốn lần 3 này của Petro Vietnam là trái với khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Theo quy định, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Đây là những quy định mới nhằm hạn chế khả năng lũng đoạn của các tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.
Khoản đầu tư của Petro Vietnam không những vi phạm Luật các tổ chức tín dụng mà còn đem về cho Tập đoàn không ít “quả đắng”. Trong giai đoạn 2008-2011, thị trường khó khăn cùng những sai phạm của lãnh đạo đã khiến OceanBank nhanh chóng đi vào ngõ cụt.
Đến tháng 4/2015, ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, đồng nghĩa với việc Petro Vietnam mất trắng 800 tỷ đồng sau 7 năm đầu tư. Cùng với đó, một loạt lãnh đạo của tập đoàn cũng vào vòng lao lý.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Nói về sai phạm này, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện uỷ quyền của Petro Vietnam tại Toà cho biết, Petro Vietnam có ba lần góp vốn thì chỉ có lần sau cùng, góp 100 tỷ đồng là sai khung pháp lý do luật các tổ chức tín dụng được sử đổi năm 2010.
Tuy nhiên, vị luật sư này cũng cho rằng, lần thứ 3 thực hiện là do triển khai từ hệ quả của lần thứ 1, do Petro Vietnam chưa cập nhật chính sách nên vẫn thực hiện tiếp theo chủ trương của Chính phủ từ năm 2008(?!).
Khi Hội đồng xét xử hỏi khoản 800 tỷ đồng bị mất thì trách nhiệm thuộc về ai, đại diện Petro Vietnam không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ cho rằng, ở góc độ đầu tư tài chính, tập đoàn vẫn được chia cổ tức đều hàng năm thì có nghĩa là khoản đầu tư đó hiệu quả. Việc nhận định hoạt động không hiệu quả là do cơ quan chức năng đánh giá sau này, vấn đề ai chịu trách nhiệm thì đang chờ Hội đồng xét xử quyết định.
Tiếp tục bị truy vấn về cơ chế giám sát khi cử người sang làm đại diện phần vốn của Petro Vietnam tại OceanBank, luật sư Dũng cho biết, tất cả các hoạt động, quyết định của người đại diện tại doanh nghiệp đều phải thông qua Hội đồng thành viên Petro Vietnam trước khi được thực hiện tại doanh nghiệp đó.
Được biết, hành vi liên quan việc góp vốn, gây thất thoát số tiền 800 tỷ đồng của Petro Vietnam tại OceanBank là một trong 5 vi phạm được chuyển sang giai đoạn 2 của vụ án.
Chiều ngày 1/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can, bắt các đối tượng về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Petro Vietnam”.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị OceanBank và đồng phạm, Cơ quan điều tra đã xác định 5 lãnh đạo Petro Vietnam đã có hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc Petro Vietnam góp vốn điều lệ vào OceanBank.
Năm đối tượng này bao gồm Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng Petro Vietnam, hiện là Phó tổng giám đốc Petro Vietnam; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên Petro Vietnam.
Từng có đối tác muốn mua 20% vốn Oceanbank từ Petro Vietnam Tại phiên toà, bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Oceanbank cho biết, khi có quy định giảm tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng tối đa từ 20% xuống 15%, bị cáo đã trao đổi với đại diện Petro Vietnam. Theo đó, Hà Văn Thắm đề nghị Petro Vietnam không cần bán bớt vốn mà ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng, khi đó, vốn góp của Petro Vietnam sẽ tự động giảm xuống 15%. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó đã không được thông qua. Trao đổi với Hà Văn Thắm, Petro Vietnam cho biết có chủ trương thoái hết vốn tại ngân hàng. Bản thân Hà Văn Thắm sau đó đã trực tiếp đi tìm người mua lại phần vốn và mời được một công ty Singapore và 1 công ty của Việt Nam. Các bên đã làm các thủ tục thẩm định, đã có văn bản gửi Petro Vietnam đồng ý mua 20% vốn góp đó với giá 800 tỷ đồng. |