PetroVietnam và Lilama hợp tác: “Thu hút nguồn vốn từ xã hội không quá khó”
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama).
Theo thỏa thuận ký ngày 24/5 tại Hà Nội, hai bên sẽ xúc tiến đẩy nhanh hợp tác trên một số lĩnh vực mà cả hai có thế mạnh. Trước mắt, PetroVietnam và Lilama sẽ nghiên cứu hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy Thủy điện Hủa Na với số vốn là 1.200 tỷ đồng đặt tại huyện Quế Phong, Nghệ An. Tiếp đến sẽ là Nhà máy Xi măng Đô Lương và một số nhà máy nhiệt điện, thủy điện vừa và nhỏ khác.
Cũng theo bản thỏa thuận, hai bên đồng ý xem xét khả năng mua bán cổ phần hoặc góp vốn để trở thành cổ đông sáng lập của các công ty con khi thực hiện cổ phần hóa hoặc thành lập mới các công ty. Petrovietnam cũng sẽ tạo điều kiện để Lilama tham gia đầu tư, xây dựng, chế tạo, lắp đặt thiết bị cho các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hóa chất… do PetroVietnam làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận tiến hành thành lập công ty cổ phần (cùng với một vài đối tác khác) để tự chế tạo các giàn khoan phục vụ cho công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác đầu khí trong và ngoài nước. Còn Lilama sẽ tạo điều kiện để PetroVietnam cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm cho các dự án do Lilama làm chủ đầu tư.
Đối với các dự án mà hai bên cùng tham gia, PetroVietnam và Lilama thống nhất hình thành tổ hợp nhà thầu EPC (chìa khóa trao tay) để triển khai xây dựng các dự án theo đúng quy định của Nhà nước.
Còn về lâu dài, hai bên nhất trí sẽ tiến hành hợp tác, hỗ trợ và phối hợp để tìm kiếm đối tác khác có tiềm năng về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hòa dầu… cùng tham gia.
Các điều khoản cụ thể liên quan đến việc hợp tác, đầu tư, của từng dự án sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư riêng trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ngay sau lễ ký, hai bên đã tiến hành làm lễ ra mắt Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và tỉnh Nghệ An.
Tại lễ ký, VnEconomy đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Phạm Hùng, Tổng giám đốc Lilama.
Xin ông cho biết mục đích của sự hợp tác và một số lĩnh vực cụ thể mà hai bên sẽ thực hiện sau lễ ký?
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc liên kết, hợp tác giữa các tập đoàn, các tổng công ty trong nước là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đối với các tập đoàn lớn của thế giới. Sự hợp tác của Lilama với PetroVietnam cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Hiện nay, Lilama và PetroVietnam đang tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, hai bên đang chuẩn bị hình thành một ngân hàng năng lượng, thành lập một công ty cổ phần chế tạo giàn khoan (sẽ ra mắt vào đầu tháng 6 tới) vì hiện nay Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu giàn khoan với số lượng lớn. Đồng thời, hai bên cũng tiến hành hợp tác để có thể làm tổng thầu EPC các nhà máy ở Cà Mau, Nhơn Trạch và sau này là các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện khác.
Hai bên cũng thống nhất hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên, PetroVietnam có kinh nghiệm về khai thác, chế biến dầu khí và thủy, nhiệt điện còn Lilama là một doanh nghiệp thiên về công nghiệp nặng, có khả năng thực hiện trọn gói các nhà máy. Vì vậy, hai bên sẽ bổ sung cho nhau để trở thành những nhà tổng thầu lớn mạnh trong nước nhằm mang lại lợi ích cho mỗi bên cũng như cho quốc gia.
Trong thời gian gần đây, xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với nhau tại Việt Nam ngày càng rõ. Tuy nhiên, sự hợp tác đó phần lớn chỉ dựa trên nguồn vốn của Nhà nước. Vậy trong sự hợp tác giữa Lilama và Petrovietnam có tính đến việc huy động vốn từ các nguồn khác?
Đúng là trước đây các tổng công ty và các tập đoàn lớn của Việt Nam đều hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ yếu của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu tất cả các tổng công ty, các tập đoàn đều phát hành trái phiếu công trình hoặc cổ phần của công ty thì chắc chắn sẽ huy động được một lượng vốn tương đối lớn từ người dân và các doanh nghiệp khác.
Hiện nay cả Lilama và Petrovietnam vẫn chưa cổ phần hóa nhưng đã có nhiều tập đoàn, công ty trong và ngoài nước đã đăng ký để mua cổ phần. Chính vì vậy, theo tôi để thu hút nguồn vốn từ xã hội không phải là vấn đề quá khó nếu các tập đoàn, các tổng công ty xây dựng được một thương hiệu có uy tín.
Việc hợp tác toàn diện giữa Lilama và Petrovietnam là nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi bên. Tuy nhiên, trong các dự án mà có sự tham gia của cả hai bên thì vẫn phải thực hiện đấu thầu công bằng, sòng phẳng theo Luật Đấu thầu. Vậy sự hợp tác liệu còn tác dụng trong trường hợp này?
Đúng là ở Việt Nam hiện nay, các dự án lớn đều phải thực hiện công tác đấu thầu. Nhưng có một thực tế là hiện nay, việc áp dụng các điều trong Luật Đấu thầu vẫn còn nhiều cứng nhắc.
Chẳng hạn, cả Lilama và PetroVietnam hiện nay đều đang sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Song tất cả các dự án lớn trong nước liên quan đến lĩnh vực của cả hai bên thì Chính phủ vẫn bắt buộc cả hai phải tham gia đấu thầu.
Trong khi đó, có nhiều công trình, dự án mà các tập đoàn trong nước hoàn toàn có khả năng thực hiện được nếu Chính phủ chỉ định thầu. Chẳng hạn, Chính phủ chỉ định thầu là Lilama hay PetroVietnam và giá cả có thể chênh lệch một hai giá, song vẫn là nằm trong túi tiền của Nhà nước. Nhưng đổi lại sẽ bảo vệ được lợi ích quốc gia.
Ví dụ, các công trình như cầu Bãi Cháy, Nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại 2… sử dụng vốn của Nhật Bản và họ cũng tổ chức đấu thầu, song chủ dự án đều là của Nhật (thậm chí là công ty tư nhân). Các đơn vị khác muốn tham gia đều phải chấp nhận theo kiểu làm thuê.
Vì vậy, theo tôi hợp tác vẫn là nhu cầu tất yếu của các tập đoàn lớn ở Việt Nam. Nó sẽ giúp mỗi bên khắc phục được những hạn chế của mình, đồng thời tạo ra được một sự cộng hưởng rất lớn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta bước ra biển lớn. Vấn đề chỉ là tính linh hoạt của Nhà nước trong đấu thầu cũng như chỉ định thầu các dự án.
Theo thỏa thuận ký ngày 24/5 tại Hà Nội, hai bên sẽ xúc tiến đẩy nhanh hợp tác trên một số lĩnh vực mà cả hai có thế mạnh. Trước mắt, PetroVietnam và Lilama sẽ nghiên cứu hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy Thủy điện Hủa Na với số vốn là 1.200 tỷ đồng đặt tại huyện Quế Phong, Nghệ An. Tiếp đến sẽ là Nhà máy Xi măng Đô Lương và một số nhà máy nhiệt điện, thủy điện vừa và nhỏ khác.
Cũng theo bản thỏa thuận, hai bên đồng ý xem xét khả năng mua bán cổ phần hoặc góp vốn để trở thành cổ đông sáng lập của các công ty con khi thực hiện cổ phần hóa hoặc thành lập mới các công ty. Petrovietnam cũng sẽ tạo điều kiện để Lilama tham gia đầu tư, xây dựng, chế tạo, lắp đặt thiết bị cho các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hóa chất… do PetroVietnam làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận tiến hành thành lập công ty cổ phần (cùng với một vài đối tác khác) để tự chế tạo các giàn khoan phục vụ cho công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác đầu khí trong và ngoài nước. Còn Lilama sẽ tạo điều kiện để PetroVietnam cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm cho các dự án do Lilama làm chủ đầu tư.
Đối với các dự án mà hai bên cùng tham gia, PetroVietnam và Lilama thống nhất hình thành tổ hợp nhà thầu EPC (chìa khóa trao tay) để triển khai xây dựng các dự án theo đúng quy định của Nhà nước.
Còn về lâu dài, hai bên nhất trí sẽ tiến hành hợp tác, hỗ trợ và phối hợp để tìm kiếm đối tác khác có tiềm năng về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hòa dầu… cùng tham gia.
Các điều khoản cụ thể liên quan đến việc hợp tác, đầu tư, của từng dự án sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư riêng trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ngay sau lễ ký, hai bên đã tiến hành làm lễ ra mắt Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và tỉnh Nghệ An.
Tại lễ ký, VnEconomy đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Phạm Hùng, Tổng giám đốc Lilama.
Xin ông cho biết mục đích của sự hợp tác và một số lĩnh vực cụ thể mà hai bên sẽ thực hiện sau lễ ký?
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc liên kết, hợp tác giữa các tập đoàn, các tổng công ty trong nước là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đối với các tập đoàn lớn của thế giới. Sự hợp tác của Lilama với PetroVietnam cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Hiện nay, Lilama và PetroVietnam đang tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, hai bên đang chuẩn bị hình thành một ngân hàng năng lượng, thành lập một công ty cổ phần chế tạo giàn khoan (sẽ ra mắt vào đầu tháng 6 tới) vì hiện nay Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu giàn khoan với số lượng lớn. Đồng thời, hai bên cũng tiến hành hợp tác để có thể làm tổng thầu EPC các nhà máy ở Cà Mau, Nhơn Trạch và sau này là các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện khác.
Hai bên cũng thống nhất hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên, PetroVietnam có kinh nghiệm về khai thác, chế biến dầu khí và thủy, nhiệt điện còn Lilama là một doanh nghiệp thiên về công nghiệp nặng, có khả năng thực hiện trọn gói các nhà máy. Vì vậy, hai bên sẽ bổ sung cho nhau để trở thành những nhà tổng thầu lớn mạnh trong nước nhằm mang lại lợi ích cho mỗi bên cũng như cho quốc gia.
Trong thời gian gần đây, xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với nhau tại Việt Nam ngày càng rõ. Tuy nhiên, sự hợp tác đó phần lớn chỉ dựa trên nguồn vốn của Nhà nước. Vậy trong sự hợp tác giữa Lilama và Petrovietnam có tính đến việc huy động vốn từ các nguồn khác?
Đúng là trước đây các tổng công ty và các tập đoàn lớn của Việt Nam đều hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ yếu của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu tất cả các tổng công ty, các tập đoàn đều phát hành trái phiếu công trình hoặc cổ phần của công ty thì chắc chắn sẽ huy động được một lượng vốn tương đối lớn từ người dân và các doanh nghiệp khác.
Hiện nay cả Lilama và Petrovietnam vẫn chưa cổ phần hóa nhưng đã có nhiều tập đoàn, công ty trong và ngoài nước đã đăng ký để mua cổ phần. Chính vì vậy, theo tôi để thu hút nguồn vốn từ xã hội không phải là vấn đề quá khó nếu các tập đoàn, các tổng công ty xây dựng được một thương hiệu có uy tín.
Việc hợp tác toàn diện giữa Lilama và Petrovietnam là nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi bên. Tuy nhiên, trong các dự án mà có sự tham gia của cả hai bên thì vẫn phải thực hiện đấu thầu công bằng, sòng phẳng theo Luật Đấu thầu. Vậy sự hợp tác liệu còn tác dụng trong trường hợp này?
Đúng là ở Việt Nam hiện nay, các dự án lớn đều phải thực hiện công tác đấu thầu. Nhưng có một thực tế là hiện nay, việc áp dụng các điều trong Luật Đấu thầu vẫn còn nhiều cứng nhắc.
Chẳng hạn, cả Lilama và PetroVietnam hiện nay đều đang sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Song tất cả các dự án lớn trong nước liên quan đến lĩnh vực của cả hai bên thì Chính phủ vẫn bắt buộc cả hai phải tham gia đấu thầu.
Trong khi đó, có nhiều công trình, dự án mà các tập đoàn trong nước hoàn toàn có khả năng thực hiện được nếu Chính phủ chỉ định thầu. Chẳng hạn, Chính phủ chỉ định thầu là Lilama hay PetroVietnam và giá cả có thể chênh lệch một hai giá, song vẫn là nằm trong túi tiền của Nhà nước. Nhưng đổi lại sẽ bảo vệ được lợi ích quốc gia.
Ví dụ, các công trình như cầu Bãi Cháy, Nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại 2… sử dụng vốn của Nhật Bản và họ cũng tổ chức đấu thầu, song chủ dự án đều là của Nhật (thậm chí là công ty tư nhân). Các đơn vị khác muốn tham gia đều phải chấp nhận theo kiểu làm thuê.
Vì vậy, theo tôi hợp tác vẫn là nhu cầu tất yếu của các tập đoàn lớn ở Việt Nam. Nó sẽ giúp mỗi bên khắc phục được những hạn chế của mình, đồng thời tạo ra được một sự cộng hưởng rất lớn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta bước ra biển lớn. Vấn đề chỉ là tính linh hoạt của Nhà nước trong đấu thầu cũng như chỉ định thầu các dự án.