Phác họa kịch bản giá tháng 7
Tổ điều hành thị trường trong nước đưa ra dự báo về giá các hàng hóa trọng yếu
Theo đánh giá mới nhất của Tổ điều hành thị trường trong nước, diễn biến nhiều mặt hàng trong tháng 7 và phần còn lại của năm 2010 sẽ chủ yếu là ổn định hoặc tăng nhẹ. Một số hàng hóa luôn bám sát giá thế giới như xăng dầu, khí đốt… có khả năng tăng, nhưng độ khác biệt có thể không quá lớn.
Sự lạc quan này trong nhận định của Tổ điều hành đến từ phân tích biến động giá cả thế giới của một số tổ chức quốc tế uy tín.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số giá bình quân một số loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu trong 5 tháng đầu năm nay tuy có tăng so với cùng thời kỳ năm 2009, nhưng chưa bằng con số tương ứng của năm 2008.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì cho biết, chỉ số giá hàng hóa thế giới diễn biến theo hướng trồi sụt trong 5 tháng đầu năm nay. So với tháng trước, chỉ số này của tháng 1 tăng 3,4%; tháng 2 giảm 2,67%; tháng 3 tăng 4%; tháng 4 tăng 6%. Tuy nhiên, trong tháng 5, chỉ số này giảm một mạch 7,51%, là mức biến động cao nhất kể từ đầu năm.
Trong khi ở trong nước, chỉ số giá USD giảm liên tiếp 3 tháng qua, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu điều chỉnh thấp dần, sản xuất sẽ tiếp tục tăng tốc trong những tháng cuối năm, nhiều chính sách bình ổn thị trường đã được triển khai sớm… Đó là những nhân tố góp phần kiềm chế giá cả hàng hóa thời gian tới.
Kịch bản giá, theo Tổ điều hành, đối với một số mặt hàng thiết yếu có thể diễn biến như sau.
Giá lương thực sẽ giảm nhẹ
Những dự báo mới nhất về sản lượng lương thực toàn cầu của FAO cho thấy, nguồn cung năm nay sẽ cao hơn dự kiến do nhiều nước sản xuất lớn được mùa (Ấn Độ tăng 13%; Trung Quốc tăng 3%; Thái Lan, Việt Nam được mùa).
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu đang giảm dần so với trước. Dự kiến, sản lượng toàn cầu cả năm nay sẽ đạt 456 triệu tấn, tiêu thụ toàn cầu đạt 454 triệu tấn, dư thừa khoảng 2 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu năm nay chỉ đạt 30 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo trước đó.
Thay đổi trong cân đối cung cầu gạo toàn cầu khiến cho giá đang có xu hướng sụt giảm. Tính đến tháng 6/2010, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan đã giảm khoảng 200 USD/tấn so với tháng 12/2009. Giá gạo 100%B của Thái Lan hiện chào ở mức 450 USD/tấn FOB, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước; giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán ở mức 360 USD/tấn FOB, ổn định so với tháng trước.
Ở trong nước, các tính phía Bắc đã thu hoạch lúa chiêm xuân với năng suất khá, trên 6 tạ/ha. Hiện các tỉnh phía Nam cũng bắt đầu thu hoạch lúa hè thu nên nguồn cung lúa gạo trong nước khá dồi dào. Giá lúa gạo hiện phổ biến ở mức, lúa tẻ thường dao động từ 4,8-5,1 nghìn đồng/kg tại miền Bắc, 4,1-4,3 nghìn đồng/kg tại miền Nam; gạo tẻ thường tương ứng từ 8-9 nghìn đồng/kg và 7,5-8,5 nghìn đồng/kg.
Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu gạo của cả nước đạt khoảng 3,3-3,5 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu cả năm ở mức khoảng 6,3 triệu tấn.
Theo dự báo của Tổ điều hành, trong thời gian tới, do nguồn cung trong nước dồi dào, nhu cầu xuất khẩu chưa cao trong khi lượng gạo tại kho chờ xuất khẩu của các doanh nghiệp còn khá nhiều nên giá lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục ở mức thấp, riêng lúa hè thu đến khi thu hoạch rộ, từ giữa tháng 7, sẽ có xu hướng giảm.
Giá thịt lợn sẽ tăng nhẹ
Do dịch bệnh tại xanh trên lợn đã phần nào được khống chế, tiêu dùng thịt lợn có tăng nhưng chưa bằng so với thời kỳ trước khi dịch bệnh xảy ra. Giá thịt lợn tại một số tỉnh phía Bắc đã bắt đầu tăng nhẹ, phổ biến từ 1-2 nghìn đồng/kg so với tháng 5. Hiện tại, thịt lợn hơi tại miền Bắc có mức giá từ 28-31 nghìn đồng/kg, thịt lợn mông sấn từ 55-60 nghìn đồng/kg; tương tự, miền Nam từ 31-35 nghìn đồng/kg và 55-65 nghìn đồng/kg.
Nhu cầu đối với thực phẩm thay thế như thịt bò, cá, hải sản… vẫn tăng khiến giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ hoặc ổn định ở mức cao. Giá thịt bò phổ biến ở mức 135-145 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 5 nghìn đồng/kg so với tháng 5. Trong khi đó, giá các loại rau, củ, quả có xu hướng tăng nhẹ do thời tiết tiếp tục nắng nóng.
Theo dự báo của Tổ điều hành, trong tháng này giá thịt lợn sẽ tăng nhẹ, giá các sản phẩm thay thế tiếp tục ổn định ở mức cao.
Sữa chưa thể xuống giá
Tính đến tháng 6, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam ước đạt 353,4 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện có 13 nguồn cung cho thị trường Việt Nam, trong đó New Zealand, Hà Lan và Mỹ chiếm tới 55,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Giá sữa thế giới trong tháng 6 nhìn chung giảm nhẹ, riêng sữa nguyên kem có xu hướng tăng. Tại thị trường châu Úc, sữa bột nguyên kem ở mức 3,7-4 nghìn USD/tấn, tăng 300 USD/tấn so với tháng 5; sữa bột gầy 2,9-3,5 nghìn USD/tấn, giảm 300-400 USD/tấn. Tại thị trường Tây Âu, giá sữa nguyên kem hiện ở mức 3,4-3,6 nghìn USD/tấn, giảm 100 USD/tấn; sữa bột gầy 2,7-3,1 nghìn USD/tấn.
Theo Tổ điều hành, trong thời gian tới giá sữa thế giới tiếp tục biến động nhẹ. Tác động đến thị trường trong nước, dự báo giá sữa nhập khẩu bán lẻ vẫn đứng ở mức cao.
Giá thép tháng 7 phụ thuộc cấp điện
Trong tháng 6, giá nguyên liệu thép thế giới giảm do nhu cầu dự trữ chững lại, tiêu thụ sản phẩm thép giảm, trong khi nguồn cung dồi dào.
Tại thị trường Đông Nam Á, giá thép hiện dao động quanh mức 510-520 USD/tấn CFR, giảm 80 USD/tấn so với tháng 5, giá chào phôi cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm 40-50 USD/tấn, hiện ở mức 510-540 USD/tấn CFR; giá chào thép phế loại HSM1/2 80/20 nguồn từ Mỹ dao động ở mức 340-350 USD/tấn CFR Việt Nam, giảm 20-30 USD/tấn so với tháng 5.
Theo Tổ điều hành, thị trường thép thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường do các nhà cung cấp nguyên liệu thép sẽ tiếp tục thỏa thuận giá và ký hợp đồng theo quý, đồng thời một số nhà sản xuất thép có động thái cắt giảm sản lượng cung ứng. Vì vậy, dự báo quý 3, giá nguyên liệu thép chững lại và có xu hướng tăng nhẹ.
Sản xuất thép trong nước tháng 6 tiếp tục giảm mạnh so với tháng trước (giảm 16%) do tiêu thụ chậm (giảm 8%), tồn kho cao và nhu cầu xây dựng giảm. Hiện tồn kho thép xây dựng khoảng 380 nghìn tấn, phôi dự trữ cho sản xuất tháng 7 là 525 nghìn tấn.
Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, giá bán thép tại nhà máy của các đơn vị trực thuộc và liên doanh đã giảm từ 0,4-1,47 triệu đồng/tấn so với tháng 5. Hiện giá bán dao động trong khoảng 12,09-13,2 triệu đồng/tấn tại miền Bắc; từ 11,72-12,58 triệu đồng/tấn tại miền Nam. Như vậy, so với tháng 4, giá bán thép đầu nguồn đã giảm từ 1,3-2,3 triệu đồng/tấn.
Dự báo giá bán thép xây dựng tháng 7 tiếp tục giảm nhẹ do tồn kho cao và nhu cầu giảm. Nếu tình trạng thiếu điện còn tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thép xây dựng, sản lượng giảm và khả năng tăng giá có thể xảy ra trong thời gian tới, Tổ điều hành cho biết.
Giá xi măng tiếp tục ổn định trong quý 3
Tiêu thụ xi măng tháng 6 không giảm so với tháng trước đó, nhưng do thị trường xây dựng bắt đầu “đón” mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng. Vì vậy, giá xi măng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong tháng 7.
Sản xuất xi măng tháng 6 đạt khoảng 4,41 triệu tấn, giảm nhẹ 0,03% so với tháng 5. Tiêu thụ giảm nhẹ, giá bán xi măng tiếp tục ổn định và giảm chút ít tại một số địa phương (Tp.HCM giảm 20 nghìn đồng/tấn).
Hiện giá bán lẻ xi măng trên thị trường tiếp tục ổn định, dao động ở mức 0,95-1,15 triệu đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc; từ 1,1-1,4 triệu đồng/tấn phía Nam. Tồn kho xi măng đến cuối tháng 6 là 0,54 triệu tấn; clinker 1,18 triệu tấn.
Tổ điều hành dự báo, trong quý 3, sản xuất và tiêu thụ xi măng sẽ giảm nhẹ, giá bán xi măng tiếp tục ổn định.
Giá xăng dầu theo thế giới
Trong tháng 6, giá dầu thô thế giới sau khi có những phiên giảm nhẹ trong tuần đầu đã tăng cao hơn ở 3 tuần còn lại, khiến giá bình quân trong tháng 6 cao hơn so với tháng 5. Các dữ liệu tích cực về tình hình kinh tế thế giới và Mỹ đã tác động tới nhu cầu tiêu thụ, trong khi nguồn cung từ các nước OPEC sụt giảm là những nhân tố chính tác động đến giá dầu thô tháng 6.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ từ mức 72,58 USD/thùng vào ngày 1/6 đã giảm nhẹ còn 71,44 USD/thùng vào ngày 7/6, sau đó phục hồi và chốt lại ở mức 78,86 USD/thùng vào ngày 25/6. Giá dầu thô ngọt nhẹ bình quân hiện đã tăng 2,94% so với tháng 5, tăng 11,27% so với cùng kỳ, nhưng vẫn giảm 4,18% so với hồi đầu năm nay.
Ở trong nước, giá bán đối với sản phẩm xăng dầu vẫn ổn định, hiện ở mức xăng A92 là 15,99 nghìn đồng/lít; xăng A95 16,49 nghìn đồng/lít; dầu diezel 0,25S 14,55 nghìn đồng/lít; diezel 0,05S là 14,4 nghìn đồng/lít; dầu hỏa 14,7 nghìn đồng/lít và mazut 12,5 nghìn đồng/kg.
Theo Tổ điều hành, dự báo giá dầu thế giới có thể tăng nhẹ trong tháng này do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ cao. Tác động từ diễn biến trên, giá xăng dầu trong nước tiếp tục điều chỉnh theo giá thế giới.
Giá gas sẽ tiếp tục giảm nhẹ
So với tháng 5, giá LPG trên thị trường thế giới trong tháng 6 giảm mạnh do nhu cầu giảm trong mùa hè, giá nhập khẩu giảm bình quân 50 USD/tấn so với tháng 5. Trước diễn biến này, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong nước cũng giảm và hiện phổ biến ở mức 280-300 nghìn đồng/bình 12kg.
Mức giá hiện nay đã tăng 1,05% so với tháng 12/2009, tăng 4,69% so với tháng 1/2010, tuy nhiên so với mức đỉnh giá hồi tháng 3 năm nay đã giảm xấp xỉ 8%.
Tổ điều hành cho rằng, giá LPG thế giới 6 tháng cuối năm có xu hướng gia tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng theo mùa vụ và nguồn cung hạn hẹp. Trước mắt, giá gas trong nước tháng 7 tiếp tục giảm nhẹ theo diễn biến giá thế giới.
Giá thuốc chữa bệnh ít biến động
Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2010, ước trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 437 triệu USD; thuốc thành phẩm nhập khẩu đạt 556 triệu USD; và trị giá nguyên liệu thuốc nhập khẩu là 102 triệu USD.
Do Bộ Y tế thực hiện tốt việc chấn chỉnh tổ chức, quản lý hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nên thị trường dược phẩm khá ổn định. Khu vực khám chữa bệnh công lập, giá thuốc ổn định do được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu; khu vực thị trường tự do, giá thuốc ít biến động, một số mặt hàng có điều chỉnh nhưng tỷ trọng không đáng kể và mức tăng/giảm không nhiều.
Theo Tổ điều hành, do hầu hết các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, nhập khẩu thuốc ít điều chỉnh và nhờ các giải pháp quản lý thị trường dược phẩm của Bộ Y tế, dự báo tháng 7 và 6 tháng cuối năm, thị trường thuốc chữa bệnh nhìn chung tiếp tục ổn định, giá thuốc ít biến động, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu phòng chữa bệnh.
Sự lạc quan này trong nhận định của Tổ điều hành đến từ phân tích biến động giá cả thế giới của một số tổ chức quốc tế uy tín.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số giá bình quân một số loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu trong 5 tháng đầu năm nay tuy có tăng so với cùng thời kỳ năm 2009, nhưng chưa bằng con số tương ứng của năm 2008.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì cho biết, chỉ số giá hàng hóa thế giới diễn biến theo hướng trồi sụt trong 5 tháng đầu năm nay. So với tháng trước, chỉ số này của tháng 1 tăng 3,4%; tháng 2 giảm 2,67%; tháng 3 tăng 4%; tháng 4 tăng 6%. Tuy nhiên, trong tháng 5, chỉ số này giảm một mạch 7,51%, là mức biến động cao nhất kể từ đầu năm.
Trong khi ở trong nước, chỉ số giá USD giảm liên tiếp 3 tháng qua, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu điều chỉnh thấp dần, sản xuất sẽ tiếp tục tăng tốc trong những tháng cuối năm, nhiều chính sách bình ổn thị trường đã được triển khai sớm… Đó là những nhân tố góp phần kiềm chế giá cả hàng hóa thời gian tới.
Kịch bản giá, theo Tổ điều hành, đối với một số mặt hàng thiết yếu có thể diễn biến như sau.
Giá lương thực sẽ giảm nhẹ
Những dự báo mới nhất về sản lượng lương thực toàn cầu của FAO cho thấy, nguồn cung năm nay sẽ cao hơn dự kiến do nhiều nước sản xuất lớn được mùa (Ấn Độ tăng 13%; Trung Quốc tăng 3%; Thái Lan, Việt Nam được mùa).
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu đang giảm dần so với trước. Dự kiến, sản lượng toàn cầu cả năm nay sẽ đạt 456 triệu tấn, tiêu thụ toàn cầu đạt 454 triệu tấn, dư thừa khoảng 2 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu năm nay chỉ đạt 30 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo trước đó.
Thay đổi trong cân đối cung cầu gạo toàn cầu khiến cho giá đang có xu hướng sụt giảm. Tính đến tháng 6/2010, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan đã giảm khoảng 200 USD/tấn so với tháng 12/2009. Giá gạo 100%B của Thái Lan hiện chào ở mức 450 USD/tấn FOB, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước; giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán ở mức 360 USD/tấn FOB, ổn định so với tháng trước.
Ở trong nước, các tính phía Bắc đã thu hoạch lúa chiêm xuân với năng suất khá, trên 6 tạ/ha. Hiện các tỉnh phía Nam cũng bắt đầu thu hoạch lúa hè thu nên nguồn cung lúa gạo trong nước khá dồi dào. Giá lúa gạo hiện phổ biến ở mức, lúa tẻ thường dao động từ 4,8-5,1 nghìn đồng/kg tại miền Bắc, 4,1-4,3 nghìn đồng/kg tại miền Nam; gạo tẻ thường tương ứng từ 8-9 nghìn đồng/kg và 7,5-8,5 nghìn đồng/kg.
Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu gạo của cả nước đạt khoảng 3,3-3,5 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu cả năm ở mức khoảng 6,3 triệu tấn.
Theo dự báo của Tổ điều hành, trong thời gian tới, do nguồn cung trong nước dồi dào, nhu cầu xuất khẩu chưa cao trong khi lượng gạo tại kho chờ xuất khẩu của các doanh nghiệp còn khá nhiều nên giá lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục ở mức thấp, riêng lúa hè thu đến khi thu hoạch rộ, từ giữa tháng 7, sẽ có xu hướng giảm.
Giá thịt lợn sẽ tăng nhẹ
Do dịch bệnh tại xanh trên lợn đã phần nào được khống chế, tiêu dùng thịt lợn có tăng nhưng chưa bằng so với thời kỳ trước khi dịch bệnh xảy ra. Giá thịt lợn tại một số tỉnh phía Bắc đã bắt đầu tăng nhẹ, phổ biến từ 1-2 nghìn đồng/kg so với tháng 5. Hiện tại, thịt lợn hơi tại miền Bắc có mức giá từ 28-31 nghìn đồng/kg, thịt lợn mông sấn từ 55-60 nghìn đồng/kg; tương tự, miền Nam từ 31-35 nghìn đồng/kg và 55-65 nghìn đồng/kg.
Nhu cầu đối với thực phẩm thay thế như thịt bò, cá, hải sản… vẫn tăng khiến giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ hoặc ổn định ở mức cao. Giá thịt bò phổ biến ở mức 135-145 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 5 nghìn đồng/kg so với tháng 5. Trong khi đó, giá các loại rau, củ, quả có xu hướng tăng nhẹ do thời tiết tiếp tục nắng nóng.
Theo dự báo của Tổ điều hành, trong tháng này giá thịt lợn sẽ tăng nhẹ, giá các sản phẩm thay thế tiếp tục ổn định ở mức cao.
Sữa chưa thể xuống giá
Tính đến tháng 6, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam ước đạt 353,4 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện có 13 nguồn cung cho thị trường Việt Nam, trong đó New Zealand, Hà Lan và Mỹ chiếm tới 55,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Giá sữa thế giới trong tháng 6 nhìn chung giảm nhẹ, riêng sữa nguyên kem có xu hướng tăng. Tại thị trường châu Úc, sữa bột nguyên kem ở mức 3,7-4 nghìn USD/tấn, tăng 300 USD/tấn so với tháng 5; sữa bột gầy 2,9-3,5 nghìn USD/tấn, giảm 300-400 USD/tấn. Tại thị trường Tây Âu, giá sữa nguyên kem hiện ở mức 3,4-3,6 nghìn USD/tấn, giảm 100 USD/tấn; sữa bột gầy 2,7-3,1 nghìn USD/tấn.
Theo Tổ điều hành, trong thời gian tới giá sữa thế giới tiếp tục biến động nhẹ. Tác động đến thị trường trong nước, dự báo giá sữa nhập khẩu bán lẻ vẫn đứng ở mức cao.
Giá thép tháng 7 phụ thuộc cấp điện
Trong tháng 6, giá nguyên liệu thép thế giới giảm do nhu cầu dự trữ chững lại, tiêu thụ sản phẩm thép giảm, trong khi nguồn cung dồi dào.
Tại thị trường Đông Nam Á, giá thép hiện dao động quanh mức 510-520 USD/tấn CFR, giảm 80 USD/tấn so với tháng 5, giá chào phôi cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm 40-50 USD/tấn, hiện ở mức 510-540 USD/tấn CFR; giá chào thép phế loại HSM1/2 80/20 nguồn từ Mỹ dao động ở mức 340-350 USD/tấn CFR Việt Nam, giảm 20-30 USD/tấn so với tháng 5.
Theo Tổ điều hành, thị trường thép thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường do các nhà cung cấp nguyên liệu thép sẽ tiếp tục thỏa thuận giá và ký hợp đồng theo quý, đồng thời một số nhà sản xuất thép có động thái cắt giảm sản lượng cung ứng. Vì vậy, dự báo quý 3, giá nguyên liệu thép chững lại và có xu hướng tăng nhẹ.
Sản xuất thép trong nước tháng 6 tiếp tục giảm mạnh so với tháng trước (giảm 16%) do tiêu thụ chậm (giảm 8%), tồn kho cao và nhu cầu xây dựng giảm. Hiện tồn kho thép xây dựng khoảng 380 nghìn tấn, phôi dự trữ cho sản xuất tháng 7 là 525 nghìn tấn.
Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, giá bán thép tại nhà máy của các đơn vị trực thuộc và liên doanh đã giảm từ 0,4-1,47 triệu đồng/tấn so với tháng 5. Hiện giá bán dao động trong khoảng 12,09-13,2 triệu đồng/tấn tại miền Bắc; từ 11,72-12,58 triệu đồng/tấn tại miền Nam. Như vậy, so với tháng 4, giá bán thép đầu nguồn đã giảm từ 1,3-2,3 triệu đồng/tấn.
Dự báo giá bán thép xây dựng tháng 7 tiếp tục giảm nhẹ do tồn kho cao và nhu cầu giảm. Nếu tình trạng thiếu điện còn tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thép xây dựng, sản lượng giảm và khả năng tăng giá có thể xảy ra trong thời gian tới, Tổ điều hành cho biết.
Giá xi măng tiếp tục ổn định trong quý 3
Tiêu thụ xi măng tháng 6 không giảm so với tháng trước đó, nhưng do thị trường xây dựng bắt đầu “đón” mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng. Vì vậy, giá xi măng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong tháng 7.
Sản xuất xi măng tháng 6 đạt khoảng 4,41 triệu tấn, giảm nhẹ 0,03% so với tháng 5. Tiêu thụ giảm nhẹ, giá bán xi măng tiếp tục ổn định và giảm chút ít tại một số địa phương (Tp.HCM giảm 20 nghìn đồng/tấn).
Hiện giá bán lẻ xi măng trên thị trường tiếp tục ổn định, dao động ở mức 0,95-1,15 triệu đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc; từ 1,1-1,4 triệu đồng/tấn phía Nam. Tồn kho xi măng đến cuối tháng 6 là 0,54 triệu tấn; clinker 1,18 triệu tấn.
Tổ điều hành dự báo, trong quý 3, sản xuất và tiêu thụ xi măng sẽ giảm nhẹ, giá bán xi măng tiếp tục ổn định.
Giá xăng dầu theo thế giới
Trong tháng 6, giá dầu thô thế giới sau khi có những phiên giảm nhẹ trong tuần đầu đã tăng cao hơn ở 3 tuần còn lại, khiến giá bình quân trong tháng 6 cao hơn so với tháng 5. Các dữ liệu tích cực về tình hình kinh tế thế giới và Mỹ đã tác động tới nhu cầu tiêu thụ, trong khi nguồn cung từ các nước OPEC sụt giảm là những nhân tố chính tác động đến giá dầu thô tháng 6.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ từ mức 72,58 USD/thùng vào ngày 1/6 đã giảm nhẹ còn 71,44 USD/thùng vào ngày 7/6, sau đó phục hồi và chốt lại ở mức 78,86 USD/thùng vào ngày 25/6. Giá dầu thô ngọt nhẹ bình quân hiện đã tăng 2,94% so với tháng 5, tăng 11,27% so với cùng kỳ, nhưng vẫn giảm 4,18% so với hồi đầu năm nay.
Ở trong nước, giá bán đối với sản phẩm xăng dầu vẫn ổn định, hiện ở mức xăng A92 là 15,99 nghìn đồng/lít; xăng A95 16,49 nghìn đồng/lít; dầu diezel 0,25S 14,55 nghìn đồng/lít; diezel 0,05S là 14,4 nghìn đồng/lít; dầu hỏa 14,7 nghìn đồng/lít và mazut 12,5 nghìn đồng/kg.
Theo Tổ điều hành, dự báo giá dầu thế giới có thể tăng nhẹ trong tháng này do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ cao. Tác động từ diễn biến trên, giá xăng dầu trong nước tiếp tục điều chỉnh theo giá thế giới.
Giá gas sẽ tiếp tục giảm nhẹ
So với tháng 5, giá LPG trên thị trường thế giới trong tháng 6 giảm mạnh do nhu cầu giảm trong mùa hè, giá nhập khẩu giảm bình quân 50 USD/tấn so với tháng 5. Trước diễn biến này, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong nước cũng giảm và hiện phổ biến ở mức 280-300 nghìn đồng/bình 12kg.
Mức giá hiện nay đã tăng 1,05% so với tháng 12/2009, tăng 4,69% so với tháng 1/2010, tuy nhiên so với mức đỉnh giá hồi tháng 3 năm nay đã giảm xấp xỉ 8%.
Tổ điều hành cho rằng, giá LPG thế giới 6 tháng cuối năm có xu hướng gia tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng theo mùa vụ và nguồn cung hạn hẹp. Trước mắt, giá gas trong nước tháng 7 tiếp tục giảm nhẹ theo diễn biến giá thế giới.
Giá thuốc chữa bệnh ít biến động
Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2010, ước trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 437 triệu USD; thuốc thành phẩm nhập khẩu đạt 556 triệu USD; và trị giá nguyên liệu thuốc nhập khẩu là 102 triệu USD.
Do Bộ Y tế thực hiện tốt việc chấn chỉnh tổ chức, quản lý hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nên thị trường dược phẩm khá ổn định. Khu vực khám chữa bệnh công lập, giá thuốc ổn định do được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu; khu vực thị trường tự do, giá thuốc ít biến động, một số mặt hàng có điều chỉnh nhưng tỷ trọng không đáng kể và mức tăng/giảm không nhiều.
Theo Tổ điều hành, do hầu hết các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, nhập khẩu thuốc ít điều chỉnh và nhờ các giải pháp quản lý thị trường dược phẩm của Bộ Y tế, dự báo tháng 7 và 6 tháng cuối năm, thị trường thuốc chữa bệnh nhìn chung tiếp tục ổn định, giá thuốc ít biến động, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu phòng chữa bệnh.