Phân bổ ngân sách 2011-2015: Nước chảy chỗ trũng
Các tỉnh nghèo, nguồn thu thấp có thể sẽ bị giảm tỷ trọng trong phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách
“Hôm qua tôi làm việc với Tp.HCM, họ đề nghị tính thêm điểm cho tiêu chí điều tiết về ngân sách trung ương. Mà cứ tăng 1% thì bằng 1.000 tỷ đồng đấy”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp nói bên lề kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, như để giải thích cho việc bộ này khó xử thế nào với chênh lệch lớn trong định mức phân bổ ngân sách giữa các địa phương.
Trước phát biểu của ông Nghiệp ít phút, cuộc họp của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (diễn ra trong hai ngày 9-10/9, thảo luận về tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015) đã “phủ” đầy các kiến nghị nâng điểm cho tỉnh nghèo, tỉnh khó khăn, địa bàn biên giới, hải đảo…
Chênh lệch giữa các địa phương quá lớn
“Tỉnh nghèo mong phát triển, tỉnh giàu cũng muốn tăng trưởng tiếp, cái đó là đúng thôi, nhưng nên xem xét chênh lệch giữa các tỉnh”, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham dự cuộc họp mở lời.
Theo dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số trên 10,5 nghìn điểm được chấm cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiêu chí trình độ phát triển chiếm gần 7 nghìn điểm, nhưng “chẻ” nhỏ nữa thì tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo chỉ có hơn 200 điểm, còn lại đa phần là tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương và thu nội địa.
Như vậy, với những tỉnh có số thu nội địa cao (không bao gồm thu từ sử dụng đất) và có điều tiết một phần thu ngân sách về trung ương đương nhiên sẽ được hưởng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước lớn hơn.
Biểu tổng hợp về vấn đề này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, có tới 21 tỉnh, thành phố chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,5% trở xuống (mức thấp nhất là Ninh Thuận chỉ chiếm 0,3%) trong tổng số điểm trên 10,5 nghìn kể trên, được hiểu cũng sẽ chiếm tỷ trọng tương ứng trong vốn đầu tư phát triển trong suốt thời kỳ 5 năm tới.
Trong khi đó, một số tỉnh có số điểm và tỷ trọng rất cao so với phần còn lại, ví dụ như Tp.HCM đạt trên 2,3 nghìn điểm và có tỷ trọng tới 22,2% trong tổng điểm; Hà Nội xếp thứ hai với trên 1,6 nghìn điểm và chiếm tỷ trọng 15,7%...
Tỷ trọng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển của hai thành phố kể trên thậm chí còn cao hơn của khu vực miền núi phía Bắc (7,6% tổng điểm); Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (13,5%); Tây Nguyên (3,6%); đồng bằng sông Cửu Long (10,2%).
“Cứ nói miền núi tiến kịp miền xuôi, nhưng chúng tôi tiến một bước thì các đồng chí đi 3-4 bước”, đại biểu quốc hội tỉnh Lai Châu, bà Giàng Páo Mỷ bức xúc. Chứng minh cho điều bà Mỷ nói, hàng loạt địa phương có tỷ trọng thấp trong phân bổ vốn đầu tư tập trung từ ngân sách sẽ bị giảm “phần bánh”, theo dự thảo.
Đã có những kiến nghị phải tăng gấp hai, gấp ba số điểm cho tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, cho diện tích thay vì dân số, cho số nhân khẩu người dân tộc thiểu số, cho biên giới, hải đảo… Với vùng sâu, vùng xa, sắt thép, xi măng và phí vận chuyển, nhân công đều đắt nhưng cấp vốn thấp là không hợp lý, nhiều đại biểu nhấn mạnh điểm này.
Tuy vậy, “ai cũng đòi lợi thế cho mình thì cuối cùng, chẳng ai có lợi thế cả”, đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang Trần Hồng Việt lưu ý các thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách tham dự cuộc họp.
Cơ quan lập dự thảo dường như cũng khó tìm ra giải pháp toàn vẹn cho vấn đề này. “Vĩnh Phúc năm ngoái được 1,1 nghìn tỷ đồng, năm nay tăng vọt lên khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Nếu năm tới mà rút xuống độ 1,2 nghìn tỷ đồng thì chắc họ không chịu”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh bộc bạch.
Khoảng trống xin - cho?
Trên thực tế, chênh lệch giữa tỉnh 34,8 điểm (Ninh Thuận) và tỉnh 2.337,4 điểm (Tp.HCM) không hoàn toàn thể hiện tương quan tổng vốn đầu tư cấp từ ngân sách nhà nước cho các tỉnh này. Trong khi các đại biểu tập trung thảo luận về tiêu chí, định mức phân bổ, tổng vốn đầu tư mới là con số cuối cùng đáng quan tâm.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, còn những nguồn vốn khác là chương trình mục tiêu, cũng khá lớn, có thể “du di” đi phần chênh lệch của điểm số và tỷ trọng giữa các đơn vị hành chính kể trên.
Theo báo cáo của bộ này, phần hỗ trợ có mục tiêu chiếm khoảng một nửa số vốn đầu tư trong cân đối ngân sách nhà nước, với năm 2011 là khoảng trên 31 nghìn tỷ đồng so với trên 62,4 nghìn tỷ đồng, thì với các tỉnh, khu vực khó khăn, phần hỗ trợ này gần như tương đương, thậm chí cao hơn trong cân đối.
Ngoài ra, vẫn còn các nguồn vốn khác như trái phiếu Chính phủ mà theo ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gần đây các bộ, địa phương đề nghị nhiều dự án được tiếp cận nguồn vốn này.
Năm 2010, vốn trái phiếu Chính phủ ước thực hiện đạt 68 nghìn tỷ đồng, năm 2011 dự kiến đạt 60 nghìn tỷ đồng, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sở dĩ có thể “du di” các nguồn vốn kể trên cho địa phương nghèo, có nguồn thu thấp và không có khả năng tăng vốn đầu tư trong cân đối là vì những nguồn vốn này chưa được xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ.
“Việc phân bổ các nguồn vốn này vẫn chỉ dựa vào các nguyên tắc chung, chưa được lượng hóa và còn mang tính chủ quan”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận vấn đề này trong phần tồn tại, hạn chế đối với tiêu chí phẩn bổ vốn bổ sung có mục tiêu.
Theo TS. Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tình trạng không xây dựng tiêu chí rõ ràng trong phân bổ vốn đầu tư cũng xảy ra tương tự với vốn ODA. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu việc xây dựng thang, bảng điểm và định mức phân bổ vốn đầu tư tập trung có còn giá trị khi các nguồn vốn khác tiếp tục được phân bổ mang tính chủ quan?
* Định mức phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 dự kiến gồm có 5 tiêu chí chính là dân số, trình độ phát triển, diện tích, đơn vị hành chính và tiêu chí bổ sung. Chia nhỏ hơn thì gồm tiêu chí dân số và dân số dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo, điều tiết về ngân sách trung ương, thu nội địa (không bao gồm sử dụng đất); diện tích và diện tích trồng lúa; đơn vị hành chính cấp huyện, huyện miền núi, huyện vùng cao hải đảo, huyện biên giới đất liên; thành phố đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển vùng, đô thị loại 1, 2, 3.
Trước phát biểu của ông Nghiệp ít phút, cuộc họp của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (diễn ra trong hai ngày 9-10/9, thảo luận về tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015) đã “phủ” đầy các kiến nghị nâng điểm cho tỉnh nghèo, tỉnh khó khăn, địa bàn biên giới, hải đảo…
Chênh lệch giữa các địa phương quá lớn
“Tỉnh nghèo mong phát triển, tỉnh giàu cũng muốn tăng trưởng tiếp, cái đó là đúng thôi, nhưng nên xem xét chênh lệch giữa các tỉnh”, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham dự cuộc họp mở lời.
Theo dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số trên 10,5 nghìn điểm được chấm cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiêu chí trình độ phát triển chiếm gần 7 nghìn điểm, nhưng “chẻ” nhỏ nữa thì tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo chỉ có hơn 200 điểm, còn lại đa phần là tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương và thu nội địa.
Như vậy, với những tỉnh có số thu nội địa cao (không bao gồm thu từ sử dụng đất) và có điều tiết một phần thu ngân sách về trung ương đương nhiên sẽ được hưởng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước lớn hơn.
Biểu tổng hợp về vấn đề này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, có tới 21 tỉnh, thành phố chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,5% trở xuống (mức thấp nhất là Ninh Thuận chỉ chiếm 0,3%) trong tổng số điểm trên 10,5 nghìn kể trên, được hiểu cũng sẽ chiếm tỷ trọng tương ứng trong vốn đầu tư phát triển trong suốt thời kỳ 5 năm tới.
Trong khi đó, một số tỉnh có số điểm và tỷ trọng rất cao so với phần còn lại, ví dụ như Tp.HCM đạt trên 2,3 nghìn điểm và có tỷ trọng tới 22,2% trong tổng điểm; Hà Nội xếp thứ hai với trên 1,6 nghìn điểm và chiếm tỷ trọng 15,7%...
Tỷ trọng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển của hai thành phố kể trên thậm chí còn cao hơn của khu vực miền núi phía Bắc (7,6% tổng điểm); Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (13,5%); Tây Nguyên (3,6%); đồng bằng sông Cửu Long (10,2%).
“Cứ nói miền núi tiến kịp miền xuôi, nhưng chúng tôi tiến một bước thì các đồng chí đi 3-4 bước”, đại biểu quốc hội tỉnh Lai Châu, bà Giàng Páo Mỷ bức xúc. Chứng minh cho điều bà Mỷ nói, hàng loạt địa phương có tỷ trọng thấp trong phân bổ vốn đầu tư tập trung từ ngân sách sẽ bị giảm “phần bánh”, theo dự thảo.
Đã có những kiến nghị phải tăng gấp hai, gấp ba số điểm cho tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, cho diện tích thay vì dân số, cho số nhân khẩu người dân tộc thiểu số, cho biên giới, hải đảo… Với vùng sâu, vùng xa, sắt thép, xi măng và phí vận chuyển, nhân công đều đắt nhưng cấp vốn thấp là không hợp lý, nhiều đại biểu nhấn mạnh điểm này.
Tuy vậy, “ai cũng đòi lợi thế cho mình thì cuối cùng, chẳng ai có lợi thế cả”, đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang Trần Hồng Việt lưu ý các thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách tham dự cuộc họp.
Cơ quan lập dự thảo dường như cũng khó tìm ra giải pháp toàn vẹn cho vấn đề này. “Vĩnh Phúc năm ngoái được 1,1 nghìn tỷ đồng, năm nay tăng vọt lên khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Nếu năm tới mà rút xuống độ 1,2 nghìn tỷ đồng thì chắc họ không chịu”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh bộc bạch.
Khoảng trống xin - cho?
Trên thực tế, chênh lệch giữa tỉnh 34,8 điểm (Ninh Thuận) và tỉnh 2.337,4 điểm (Tp.HCM) không hoàn toàn thể hiện tương quan tổng vốn đầu tư cấp từ ngân sách nhà nước cho các tỉnh này. Trong khi các đại biểu tập trung thảo luận về tiêu chí, định mức phân bổ, tổng vốn đầu tư mới là con số cuối cùng đáng quan tâm.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, còn những nguồn vốn khác là chương trình mục tiêu, cũng khá lớn, có thể “du di” đi phần chênh lệch của điểm số và tỷ trọng giữa các đơn vị hành chính kể trên.
Theo báo cáo của bộ này, phần hỗ trợ có mục tiêu chiếm khoảng một nửa số vốn đầu tư trong cân đối ngân sách nhà nước, với năm 2011 là khoảng trên 31 nghìn tỷ đồng so với trên 62,4 nghìn tỷ đồng, thì với các tỉnh, khu vực khó khăn, phần hỗ trợ này gần như tương đương, thậm chí cao hơn trong cân đối.
Ngoài ra, vẫn còn các nguồn vốn khác như trái phiếu Chính phủ mà theo ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gần đây các bộ, địa phương đề nghị nhiều dự án được tiếp cận nguồn vốn này.
Năm 2010, vốn trái phiếu Chính phủ ước thực hiện đạt 68 nghìn tỷ đồng, năm 2011 dự kiến đạt 60 nghìn tỷ đồng, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sở dĩ có thể “du di” các nguồn vốn kể trên cho địa phương nghèo, có nguồn thu thấp và không có khả năng tăng vốn đầu tư trong cân đối là vì những nguồn vốn này chưa được xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ.
“Việc phân bổ các nguồn vốn này vẫn chỉ dựa vào các nguyên tắc chung, chưa được lượng hóa và còn mang tính chủ quan”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận vấn đề này trong phần tồn tại, hạn chế đối với tiêu chí phẩn bổ vốn bổ sung có mục tiêu.
Theo TS. Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tình trạng không xây dựng tiêu chí rõ ràng trong phân bổ vốn đầu tư cũng xảy ra tương tự với vốn ODA. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu việc xây dựng thang, bảng điểm và định mức phân bổ vốn đầu tư tập trung có còn giá trị khi các nguồn vốn khác tiếp tục được phân bổ mang tính chủ quan?
* Định mức phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 dự kiến gồm có 5 tiêu chí chính là dân số, trình độ phát triển, diện tích, đơn vị hành chính và tiêu chí bổ sung. Chia nhỏ hơn thì gồm tiêu chí dân số và dân số dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo, điều tiết về ngân sách trung ương, thu nội địa (không bao gồm sử dụng đất); diện tích và diện tích trồng lúa; đơn vị hành chính cấp huyện, huyện miền núi, huyện vùng cao hải đảo, huyện biên giới đất liên; thành phố đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển vùng, đô thị loại 1, 2, 3.