“Phát hiện gian lận phí BOT, có thể bị dừng thu vĩnh viễn”
Phản hồi trước những thông tin về việc trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ có dấu hiệu gian lận
“Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ là trạm duy nhất bán vé tháng, do đó nếu tính lượng xe đi qua nhân thành tiền, thì khác rất xa”.
Viện dẫn trên được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đưa ra để phản hồi trước những thông tin về việc trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ có dấu hiệu gian lận trong khai báo thu phí nhằm tăng thời gian thu cho mục đích thu hồi vốn.
Trao đổi với báo chí ngày 29/9, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay khi có ý kiến về việc thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thiếu minh bạch và đơn vị thành viên trong Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ lắp camera đếm xe có sự sai lệch, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ kiểm tra.
“Thông tin cho rằng việc kiểm đến chênh lệch 500 triệu đồng/tháng không là có cơ sở. Tổng cục Đường bộ kiểm tra và không phát hiện việc quay vòng vé. Có sai lệch nhưng không đáng kể do lưu lượng xe đi qua tăng giảm”, Thứ trưởng Trường khẳng định.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh, để công tác thu phí tại tuyến đường này được tốt hơn, Bộ đã yêu cầu Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ tuyệt đối không được bán vé bằng tay. Trong trường hợp đường ách tắc quá thì cho xe qua không thu phí, nếu không có thể bị phạt tới 70 triệu đồng.
“Tiến tới, trạm này phải đạt 60 - 70% cửa vé tự động để minh bạch hơn và giảm ùn tắc. Tổng cục phải tiếp tục theo dõi đánh giá, kiểm soát việc thu phí. Ngân hàng thu hồi tiền ngay trong ngày”, Thứ trưởng Trường yêu cầu.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, Quốc hội vừa thông qua chương trình giám sát đối với các dự án BOT. Đây là chương trình lớn. Kể từ năm 2016, Quốc hội sẽ giám sát tất cả các trạm BOT.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, nếu có gian lận trong thu phí, Bộ sẽ yêu cầu nhà đầu tư hoàn lại số tiền sai lệch gấp 3 lần. Nặng hơn, sẽ dừng toàn bộ kíp thu phí và đưa lực lượng thu phí của nhà nước vào thay thế. Cuối cùng, sẽ dừng thu phí vĩnh viễn, triển khai giải pháp khác để rõ ràng, minh bạch hơn.
“Chúng ta tin tưởng việc giám sát của Quốc hội gắn với hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tránh sai sót trong thời gian tới. Từ khâu thiết kế, dự toán, giám sát đều có cơ quan Nhà nước làm. Dự án BOT cần có điều chỉnh, từ nay về sau đầu tư dự án BOT sao cho có sự lựa chọn cho người dân, không phải là độc đạo”, Thứ trưởng Trường cho hay.
Viện dẫn trên được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đưa ra để phản hồi trước những thông tin về việc trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ có dấu hiệu gian lận trong khai báo thu phí nhằm tăng thời gian thu cho mục đích thu hồi vốn.
Trao đổi với báo chí ngày 29/9, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay khi có ý kiến về việc thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thiếu minh bạch và đơn vị thành viên trong Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ lắp camera đếm xe có sự sai lệch, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ kiểm tra.
“Thông tin cho rằng việc kiểm đến chênh lệch 500 triệu đồng/tháng không là có cơ sở. Tổng cục Đường bộ kiểm tra và không phát hiện việc quay vòng vé. Có sai lệch nhưng không đáng kể do lưu lượng xe đi qua tăng giảm”, Thứ trưởng Trường khẳng định.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh, để công tác thu phí tại tuyến đường này được tốt hơn, Bộ đã yêu cầu Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ tuyệt đối không được bán vé bằng tay. Trong trường hợp đường ách tắc quá thì cho xe qua không thu phí, nếu không có thể bị phạt tới 70 triệu đồng.
“Tiến tới, trạm này phải đạt 60 - 70% cửa vé tự động để minh bạch hơn và giảm ùn tắc. Tổng cục phải tiếp tục theo dõi đánh giá, kiểm soát việc thu phí. Ngân hàng thu hồi tiền ngay trong ngày”, Thứ trưởng Trường yêu cầu.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, Quốc hội vừa thông qua chương trình giám sát đối với các dự án BOT. Đây là chương trình lớn. Kể từ năm 2016, Quốc hội sẽ giám sát tất cả các trạm BOT.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, nếu có gian lận trong thu phí, Bộ sẽ yêu cầu nhà đầu tư hoàn lại số tiền sai lệch gấp 3 lần. Nặng hơn, sẽ dừng toàn bộ kíp thu phí và đưa lực lượng thu phí của nhà nước vào thay thế. Cuối cùng, sẽ dừng thu phí vĩnh viễn, triển khai giải pháp khác để rõ ràng, minh bạch hơn.
“Chúng ta tin tưởng việc giám sát của Quốc hội gắn với hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tránh sai sót trong thời gian tới. Từ khâu thiết kế, dự toán, giám sát đều có cơ quan Nhà nước làm. Dự án BOT cần có điều chỉnh, từ nay về sau đầu tư dự án BOT sao cho có sự lựa chọn cho người dân, không phải là độc đạo”, Thứ trưởng Trường cho hay.