16:42 12/05/2015

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Nâng cấp nhanh, thu phí sớm

Anh Minh

Sau một năm nâng cấp, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ bắt đầu thu phí từ tháng 7/2015

Dự án đầu tư, nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ được khởi công từ tháng 7/2014, do liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) - Minh Phát - Phương Thành làm chủ đầu tư.
Dự án đầu tư, nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ được khởi công từ tháng 7/2014, do liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) - Minh Phát - Phương Thành làm chủ đầu tư.
Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án nâng cấp tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến nay dự án này đã hoàn thành các hạng mục chính để có thể đi vào khai thác sớm 6 tháng.

Cụ thể, giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành trước 30/6/2015, rút ngắn tiến độ 6 tháng so với hợp đồng ký kết và chính thức bắt đầu thu phí từ tháng 7/2015.

Việc thu phí trên tuyến đường này sẽ áp dụng hình thức thu phí kín giống như các tuyến đường cao tốc khác tại Việt Nam. Mức phí áp dụng là 1.500 đồng/km/PCU (tức là tính cho xe con quy đổi).

Theo chủ đầu tư, mức thu phí của dự án này tương tự như một số dự án: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai… Mức phí này được tính toán và áp dụng cho cả giai đoạn 2 sau khi hoàn chỉnh 6 làn xe với thời gian thu phí 17 năm 3 tháng.

Dự án đầu tư, nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ được khởi công từ tháng 7/2014, do liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) - Minh Phát - Phương Thành làm chủ đầu tư.

Thời gian thực hiện giai đoạn 1 theo hợp đồng của dự án thi công từ quý 3/2014 đến quý 4/2015. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã huy động nhân lực thiết bị và tài chính tập trung triển khai thi công để hoàn thành sớm hơn kế hoạch, rút ngắn tiến độ so với hợp đồng ký kết khoảng 6 tháng.

Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam kết nối thành phố Hà Nội với các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận; là một phần của đường quốc lộ 1 trùng với đường cao tốc Bắc-Nam sẽ được hoàn thành đầu tư xây dựng vào năm 2018.

Tuyến đường được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2002 với quy mô đường cấp 1 đồng bằng đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác cũng như có nguy cơ mất an toàn giao thông.

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp không thể bố trí để đầu tư nâng cấp mở rộng, nên Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ cho phép đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT. Tổng mức đầu tư của dự án là 6.731 tỷ đồng và được chia làm hai giai đoạn.