Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm: Khi luật vênh với thực tế
Từ 1/7/2014, lực lượng chức năng sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm rởm khi tham gia giao thông
Theo kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, từ 1/7/2014, lực lượng chức năng sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm rởm khi tham gia giao thông. Quy định này nêu rõ người đội mũ bảo hiểm rởm sẽ bị phạt từ 100.000- 200.000 đồng.
Tuy nhiên rất nhiều người dân băn khoăn việc xác định đâu là mũ bảo hiểm thật, đâu là mũ giả. Rất nhiều loại mũ kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường vẫn có tem giả, mẫu mã đẹp, lại rất giống hệt mũ “xịn”.
Theo ông Lại Huy Doanh, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, mua mũ thật và mũ giả tại các cửa hàng người dân sẽ có thể phân biệt được nhờ các căn cứ sau: cấu tạo mũ xịn thì lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (rắn chắc, có tác dụng làm giảm chấn động tới đầu người đội) và quai đeo (đủ bền chắc, có tác dụng giữ chắc chắn).
Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin gồm: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất; dấu hợp quy CR”.
Như vậy, các loại mũ xịn sẽ khác hơn so với mũ giả. Tuy nhiên, ông Hùng cũng thừa nhận rằng, nếu bằng trực quan, khi xe lưu thông trên đường để phát hiện mũ thật và mũ giả là không dễ dàng. Bởi bằng mắt thường Cảnh sát giao thông cũng không thể phát hiện ngay được.
Thượng úy Đào Việt Long, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Tp.Hà Nội cho biết, tính đến ngày 30/6, chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể cách phân biệt các loại mũ bảo hiểm hợp chuẩn, hợp quy hay không. Đâu là cơ sở để phát hiện, xử lý đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn.
Thượng úy Long cho biết, hiện chúng ta để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bán tràn lan ngoài thị trường, người dân thoải mái mua, rồi buộc lực lượng công an có trách nhiệm phải kiểm tra và xử phạt, như vậy cả công an lẫn người dân đều gặp khó. Nếu xảy ra trường hợp, người dân bị bắt vì đội mũ bảo hiểm rởm, theo quy định thì chỉ phạt chứ không có hướng dẫn về việc thu lại mũ rởm.
Còn nếu thu mũ, dẫn đến chuyện người dân để đầu trần đi xe máy lại vi phạm; còn như không thu mũ, rất có thể người dân lại đội mũ cũ và tiếp tục vi phạm. Vậy xử lý thế nào?
Nhiều chuyên gia giao thông nhận định, trước khi phạt người dân đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, các cơ quan chức năng nên tiến hành phạt các cơ sở, đơn vị sản xuất mũ rởm, phạt các cửa hàng bán mũ rởm trước. Đây mới là vấn đề gốc để hạn chế mũ rởm tràn lan, còn với người dân hãy nhắc nhở và giải thích, sau đó mới nên xử phạt.
Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay, nếu sửa luật thì nên tập trung vào xử lý các doanh nghiệp sản xuất mũ rởm. Đây là thị trường béo bở nên mũ rởm có đủ loại mẫu mã, nhưng chất lượng kém vẫn bày bán.
Ông Liên cũng đề xuất mời công an kinh tế vào cuộc để truy doanh nghiệp làm mũ rởm, đồng thời mời lãnh đạo các tỉnh, thành phố cử các đơn vị đi kiểm tra, thu hồi mũ bảo hiểm rởm tại các cửa hàng.
Sau đó, tập trung tổ chức tiêu hủy mũ bảo hiểm rởm để tạo một “làn sóng” loại bỏ mũ rởm. Có như vậy mới nâng cao ý thức người dân. Ông Liên cho rằng, để luật vào cuộc sống, trước mắt nên có lộ trình, từ 1/7 đến 30/9, các lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ nên nhắc nhở người dân.
Ông Liên băn khoăn: “Việc dẹp các doanh nghiệp sản xuất rởm ai sẽ làm? Trên địa bàn phường, quận, có quá nhiều cửa hàng bán mũ bảo hiểm rởm, ai chịu trách nhiệm xử lý?”.
Tuy nhiên rất nhiều người dân băn khoăn việc xác định đâu là mũ bảo hiểm thật, đâu là mũ giả. Rất nhiều loại mũ kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường vẫn có tem giả, mẫu mã đẹp, lại rất giống hệt mũ “xịn”.
Theo ông Lại Huy Doanh, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, mua mũ thật và mũ giả tại các cửa hàng người dân sẽ có thể phân biệt được nhờ các căn cứ sau: cấu tạo mũ xịn thì lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (rắn chắc, có tác dụng làm giảm chấn động tới đầu người đội) và quai đeo (đủ bền chắc, có tác dụng giữ chắc chắn).
Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin gồm: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất; dấu hợp quy CR”.
Như vậy, các loại mũ xịn sẽ khác hơn so với mũ giả. Tuy nhiên, ông Hùng cũng thừa nhận rằng, nếu bằng trực quan, khi xe lưu thông trên đường để phát hiện mũ thật và mũ giả là không dễ dàng. Bởi bằng mắt thường Cảnh sát giao thông cũng không thể phát hiện ngay được.
Thượng úy Đào Việt Long, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Tp.Hà Nội cho biết, tính đến ngày 30/6, chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể cách phân biệt các loại mũ bảo hiểm hợp chuẩn, hợp quy hay không. Đâu là cơ sở để phát hiện, xử lý đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn.
Thượng úy Long cho biết, hiện chúng ta để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bán tràn lan ngoài thị trường, người dân thoải mái mua, rồi buộc lực lượng công an có trách nhiệm phải kiểm tra và xử phạt, như vậy cả công an lẫn người dân đều gặp khó. Nếu xảy ra trường hợp, người dân bị bắt vì đội mũ bảo hiểm rởm, theo quy định thì chỉ phạt chứ không có hướng dẫn về việc thu lại mũ rởm.
Còn nếu thu mũ, dẫn đến chuyện người dân để đầu trần đi xe máy lại vi phạm; còn như không thu mũ, rất có thể người dân lại đội mũ cũ và tiếp tục vi phạm. Vậy xử lý thế nào?
Nhiều chuyên gia giao thông nhận định, trước khi phạt người dân đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, các cơ quan chức năng nên tiến hành phạt các cơ sở, đơn vị sản xuất mũ rởm, phạt các cửa hàng bán mũ rởm trước. Đây mới là vấn đề gốc để hạn chế mũ rởm tràn lan, còn với người dân hãy nhắc nhở và giải thích, sau đó mới nên xử phạt.
Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay, nếu sửa luật thì nên tập trung vào xử lý các doanh nghiệp sản xuất mũ rởm. Đây là thị trường béo bở nên mũ rởm có đủ loại mẫu mã, nhưng chất lượng kém vẫn bày bán.
Ông Liên cũng đề xuất mời công an kinh tế vào cuộc để truy doanh nghiệp làm mũ rởm, đồng thời mời lãnh đạo các tỉnh, thành phố cử các đơn vị đi kiểm tra, thu hồi mũ bảo hiểm rởm tại các cửa hàng.
Sau đó, tập trung tổ chức tiêu hủy mũ bảo hiểm rởm để tạo một “làn sóng” loại bỏ mũ rởm. Có như vậy mới nâng cao ý thức người dân. Ông Liên cho rằng, để luật vào cuộc sống, trước mắt nên có lộ trình, từ 1/7 đến 30/9, các lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ nên nhắc nhở người dân.
Ông Liên băn khoăn: “Việc dẹp các doanh nghiệp sản xuất rởm ai sẽ làm? Trên địa bàn phường, quận, có quá nhiều cửa hàng bán mũ bảo hiểm rởm, ai chịu trách nhiệm xử lý?”.