Phí phương tiện cá nhân “đánh” cả vào túi tiền Nhà nước
“Một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ôtô, xe máy, hàng điện tử... có sức tiêu thụ rất chậm”
Mặc dù các giải pháp thu phí hạn chế phương tiện cá nhân mới chỉ đang nằm trên giấy, nhưng ảnh hưởng của nó đã lớn tới mức mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, khi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/4 đã phải nhắc tới.
Xem ra, dự kiến thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, không chỉ “đánh” vào túi tiền của người dân, mà còn “đánh” cả vào “túi tiền” của Nhà nước. So với cùng kỳ hai năm gần đây, số thu ngân sách Nhà nước quý 1 năm nay đạt thấp cả về tiến độ dự toán và mức tăng trưởng, trong đó cả hai lĩnh vực quan trọng là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều đạt thấp.
Một trong ba nguyên nhân khiến tình hình thu ngân sách Nhà nước trở nên “buồn” như vậy, theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ là “một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ôtô, xe máy, hàng điện tử... có sức tiêu thụ rất chậm, do sức mua giảm và Nhà nước áp dụng các giải pháp hạn chế sự gia tăng phương tiện”.
Báo cáo của Bộ trưởng Huệ cũng cho hay, 2 tháng đầu năm, sản lượng ôtô các loại tiêu thụ giảm 44% so với cùng kỳ năm 2011.
Còn trong phần chú thích bản báo cáo này đối với nội dung “Nhà nước áp dụng các giải pháp hạn chế phương tiện” có dẫn giải ra các ví dụ như tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển số xe tại Hà Nội và Tp.HCM... Và đặc biệt là các giải pháp thu phí của Bộ Giao thông Vận tải, dù mới là dự kiến thôi nhưng cũng vẫn “được” liệt kê cụ thể và rất có điểm nhấn là “dự kiến thu phí lưu hành phương tiện cá nhân ở mức cao theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải”.
Trong ròng rã hai tháng qua, dư luận gần như liên tục chứng kiến sự xuất hiện của Bộ trưởng Đinh La Thăng và các vấn đề liên quan đến giải pháp thu phí phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông Vận tải. Mặc dù Bộ trưởng Thăng luôn khẳng định các giải pháp này không phải là sáng kiến gì của Bộ Giao thông Vận tải, mà chỉ là theo chỉ đạo từ Chính phủ, Quốc hội nhưng ông luôn vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, nhất là khi Bộ trưởng Thăng lại tự “đổ thêm dầu vào lửa” khi nhận định “việc đóng phí thể hiện sự yêu nước” và “người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào khi đóng phí”.
Tuy không đề cập trực tiếp đến các loại phí đang “thiêu đốt” dư luận của ngành giao thông, nhưng Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra báo cáo kinh tế xã hội ngày 20/4, cũng có đưa ra kiến nghị rằng việc ban hành các loại phí cần có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị thận trọng; thực hiện theo lộ trình, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không làm tăng chi phí của doanh nghiệp, không gây khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách, người lao động, người dân, tránh gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin.
Theo dự kiến của ủy ban Pháp luật, ngày 24/4 tới, Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ giải trình trước ủy ban này trong vòng gần 4 tiếng. Hiện vẫn chưa rõ ông Thăng sẽ giải trình về những nội dung gì.
Nhưng trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 19/4, khi bàn về nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đã tỏ ra rất không vui khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói về việc đề án tổng thể này khi được Quốc hội thông qua thì Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành tiếp tục các công việc cụ thể.
“Nếu nghị quyết Quốc hội thông qua mà chỉ là thông qua đề án chung chung thôi, không cụ thể gì, không rõ các đề án thành phần như thế nào, sau này mới đưa thêm vào rồi lại cho rằng đó là theo nghị quyết Quốc hội thì rất nguy hiểm!”, ông Lý nhận định.
Sở dĩ, sự liên hệ có phần “khập khiễng” như vậy vì khi bảo vệ cho các phương án thu phí phương tiện cá nhân của bộ mình, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã một mực cho rằng đó là chỉ thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, mặc dù có nhiều đại biểu Quốc hội sau đó đã gay gắt cho rằng Bộ trưởng không thể suy diễn về việc Quốc hội đồng thuận với chủ trương thu phí giao thông bằng một nghị quyết, nhất là khi Quốc hội chưa ra một nghị quyết nào dành riêng cho vấn đề giao thông.
Ngoài ôtô - xe máy, các nguyên nhân khiến ngân sách giảm thu còn là tăng trưởng kinh tế quý 1 ước đạt 4%, thấp nhiều so với mục tiêu kế hoạch (tăng từ 6-6,5%). Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp tiếp tục khó khăn phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản; thị trường nhà đất trầm lắng kéo dài, việc triển khai đấu giá đất tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng, thu ngân sách từ đấu giá đất giảm mạnh; giá xăng dầu thị trường thế giới tăng mạnh, để bình ổn giá bán thị trường trong nước, đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu xuống mức 0% làm giảm thu ngân sách nhà nước.
Xem ra, dự kiến thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, không chỉ “đánh” vào túi tiền của người dân, mà còn “đánh” cả vào “túi tiền” của Nhà nước. So với cùng kỳ hai năm gần đây, số thu ngân sách Nhà nước quý 1 năm nay đạt thấp cả về tiến độ dự toán và mức tăng trưởng, trong đó cả hai lĩnh vực quan trọng là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều đạt thấp.
Một trong ba nguyên nhân khiến tình hình thu ngân sách Nhà nước trở nên “buồn” như vậy, theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ là “một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ôtô, xe máy, hàng điện tử... có sức tiêu thụ rất chậm, do sức mua giảm và Nhà nước áp dụng các giải pháp hạn chế sự gia tăng phương tiện”.
Báo cáo của Bộ trưởng Huệ cũng cho hay, 2 tháng đầu năm, sản lượng ôtô các loại tiêu thụ giảm 44% so với cùng kỳ năm 2011.
Còn trong phần chú thích bản báo cáo này đối với nội dung “Nhà nước áp dụng các giải pháp hạn chế phương tiện” có dẫn giải ra các ví dụ như tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển số xe tại Hà Nội và Tp.HCM... Và đặc biệt là các giải pháp thu phí của Bộ Giao thông Vận tải, dù mới là dự kiến thôi nhưng cũng vẫn “được” liệt kê cụ thể và rất có điểm nhấn là “dự kiến thu phí lưu hành phương tiện cá nhân ở mức cao theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải”.
Trong ròng rã hai tháng qua, dư luận gần như liên tục chứng kiến sự xuất hiện của Bộ trưởng Đinh La Thăng và các vấn đề liên quan đến giải pháp thu phí phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông Vận tải. Mặc dù Bộ trưởng Thăng luôn khẳng định các giải pháp này không phải là sáng kiến gì của Bộ Giao thông Vận tải, mà chỉ là theo chỉ đạo từ Chính phủ, Quốc hội nhưng ông luôn vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, nhất là khi Bộ trưởng Thăng lại tự “đổ thêm dầu vào lửa” khi nhận định “việc đóng phí thể hiện sự yêu nước” và “người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào khi đóng phí”.
Tuy không đề cập trực tiếp đến các loại phí đang “thiêu đốt” dư luận của ngành giao thông, nhưng Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra báo cáo kinh tế xã hội ngày 20/4, cũng có đưa ra kiến nghị rằng việc ban hành các loại phí cần có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị thận trọng; thực hiện theo lộ trình, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không làm tăng chi phí của doanh nghiệp, không gây khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách, người lao động, người dân, tránh gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin.
Theo dự kiến của ủy ban Pháp luật, ngày 24/4 tới, Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ giải trình trước ủy ban này trong vòng gần 4 tiếng. Hiện vẫn chưa rõ ông Thăng sẽ giải trình về những nội dung gì.
Nhưng trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 19/4, khi bàn về nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đã tỏ ra rất không vui khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói về việc đề án tổng thể này khi được Quốc hội thông qua thì Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành tiếp tục các công việc cụ thể.
“Nếu nghị quyết Quốc hội thông qua mà chỉ là thông qua đề án chung chung thôi, không cụ thể gì, không rõ các đề án thành phần như thế nào, sau này mới đưa thêm vào rồi lại cho rằng đó là theo nghị quyết Quốc hội thì rất nguy hiểm!”, ông Lý nhận định.
Sở dĩ, sự liên hệ có phần “khập khiễng” như vậy vì khi bảo vệ cho các phương án thu phí phương tiện cá nhân của bộ mình, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã một mực cho rằng đó là chỉ thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, mặc dù có nhiều đại biểu Quốc hội sau đó đã gay gắt cho rằng Bộ trưởng không thể suy diễn về việc Quốc hội đồng thuận với chủ trương thu phí giao thông bằng một nghị quyết, nhất là khi Quốc hội chưa ra một nghị quyết nào dành riêng cho vấn đề giao thông.
Ngoài ôtô - xe máy, các nguyên nhân khiến ngân sách giảm thu còn là tăng trưởng kinh tế quý 1 ước đạt 4%, thấp nhiều so với mục tiêu kế hoạch (tăng từ 6-6,5%). Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp tiếp tục khó khăn phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản; thị trường nhà đất trầm lắng kéo dài, việc triển khai đấu giá đất tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng, thu ngân sách từ đấu giá đất giảm mạnh; giá xăng dầu thị trường thế giới tăng mạnh, để bình ổn giá bán thị trường trong nước, đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu xuống mức 0% làm giảm thu ngân sách nhà nước.