Phía sau “bề nổi” của các siêu thị điện máy
Từ đầu năm 2012 đến nay, một số siêu thị, trung tâm điện máy đã bắt đầu đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô
“Các siêu thị, công ty điện máy, điện tử đua mở ra điểm này, điểm kia, nhưng đằng sau sức mạnh đó không phải như là bề nổi mà mình nhìn thấy. Nó rất ảo, nếu sụp đổ sẽ theo dây chuyền!”.
Tổng giám đốc của một doanh nghiệp bán hàng điện tử, công nghệ hàng đầu hiện nay (đề nghị không nêu tên) đã bình luận về việc lan tỏa rầm rộ của các siêu thị, trung tâm điện máy trong 3 - 4 năm qua, và để rồi từ giữa năm 2011 và đặc biệt là từ đầu năm 2012 đến nay, một số siêu thị, trung tâm điện máy đã bắt đầu đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô.
Siêu thị điện máy Wonderbuy tại Tp.HCM tuyên bố phá sản hồi tháng 6/2011, với khoản nợ trên 52 tỉ đồng chỉ sau gần một năm hoạt động. Tiếp đến, sang năm 2012, mới đây, siêu thị điện máy của Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM cũng đóng cửa. Tại siêu thị điện máy của Best Carings tại tầng 4 Vincom, 191 Bà Triệu, nhiều kệ hàng, tủ kính đã vắng bóng sản phẩm.
Một trong những siêu thị lớn là Media Mart mới đây cũng đóng cửa điểm bán hàng ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Ngoài ra, nhiều trung tâm điện máy, điện tử nhỏ khác ở các quận của Hà Nội như Hà Đông, Hai Bà Trưng… cũng đang “ngắc ngoải” hoạt động.
“Với những khó khăn của nền kinh tế, sức mua của người tiêu dùng giảm sút, chắc chắn sẽ còn nhiều trung tâm, siêu thị điện máy, điện tử tiếp tục đóng cửa trong năm nay”, vị tổng giám đốc nói trên dự báo.
Là người trong cuộc, ông cho biết, một siêu thị điện máy thời gian ban đầu mở ra, nhà cung cấp sản phẩm sẽ cho nợ tiền hàng 3 - 4 tuần, hoặc nhiều hơn (trung bình tiền hàng cho một siêu thị cũng khoảng từ 25 - 30 tỷ đồng). Với sức mua trên thị trường ổn định, siêu thị chỉ bán một tuần hoặc 10 ngày, lâu hơn là 2 tuần là hết hàng.
Điều đó có nghĩa, tiền nợ khoảng 25 - 30 tỷ, nhưng chỉ hai tuần bán ra siêu thị đã thu về số tiền đó và nhập hàng tiếp. Không ít doanh nghiệp sẽ dùng số lãi và nợ hàng nhà cung cấp chưa đến hạn phải trả, để tiếp tục mở thêm một siêu thị hay trung tâm khác, thực hiện chiến lược nhanh chóng phủ rộng tăng các điểm bán hàng.
Khi đến hạn trả nợ nhà cung cấp từ những đơn hàng trước (đã bán hết), các siêu thị lại quay vòng tiền bằng vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để “đập” vào khoản nợ hàng cho nhà cung cấp. Cứ thế, các trung tâm, siêu thị điện máy ra đời và với quy trình như vậy.
Theo vị tổng giám đốc này, nhiều doanh nghiệp có thể mở tới 3 - 5 siêu thị trong một thời gian ngắn, nhưng thực tế trong đó, chi phí đầu tư về hạ tầng, hàng hóa và các chi phí khác lại chủ yếu của nhà cung cấp và của ngân hàng.
Đây chính là lý do có thể giải thích vì sao trong vòng hơn 3 năm qua, từ 2008 đến đầu năm 2011, mặc dù kinh tế khó khăn, sức mua giảm nhưng hệ thống siêu thị, trung tâm điện máy, điện tử lại mở ra nhiều hơn và khuyến mại nhiều hơn.
Ông phân tích, ngân hàng cho siêu thị thế chấp bằng tài sản, bằng hàng tồn kho, còn nhà cung cấp thì bán hàng cho nợ, hai “ông” cùng trông chờ một khoản. Và cả “chủ nhà” cũng trông chờ vào khoản lợi nhuận từ nguồn hàng để duy trì hoạt động. Chính vì thế, nợ cứ chồng lên nợ!
Việc đẩy mạnh khuyến mại “siêu khủng” của các siêu thị điện máy, nhiều khi là do vay ngân hàng tới hạn phải trả, các siêu thị buộc lòng phải đẩy mạnh bán hàng giá thấp để lấy tiền đảo nợ.
Ông tổng giám đốc trên lý giải, nếu thị trường tốt lên thì không sao, hoặc chỉ lỗ trong thời gian ngắn thì lúc sau bù lại, nhưng thị trường cứ xấu thế này thì cứ mỗi hôm lỗ một ít, lỗ dần lỗ mòn, “xoay” đến lúc không thể “xoay” được nữa, doanh nghiệp đến lúc không chịu được nữa thì sẽ sụp.
“Trên thị trường, nhiều siêu thị điện tử, điện máy vẫn đang vận hành như vậy. Và khả năng trong năm 2012 – 2013 sẽ có nhiều siêu thị điện máy, điện tử và công nghệ phải rời bỏ thị trường hoặc đóng cửa bớt các điểm bán”, vị giám đốc nhìn nhận.
Tổng giám đốc của một doanh nghiệp bán hàng điện tử, công nghệ hàng đầu hiện nay (đề nghị không nêu tên) đã bình luận về việc lan tỏa rầm rộ của các siêu thị, trung tâm điện máy trong 3 - 4 năm qua, và để rồi từ giữa năm 2011 và đặc biệt là từ đầu năm 2012 đến nay, một số siêu thị, trung tâm điện máy đã bắt đầu đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô.
Siêu thị điện máy Wonderbuy tại Tp.HCM tuyên bố phá sản hồi tháng 6/2011, với khoản nợ trên 52 tỉ đồng chỉ sau gần một năm hoạt động. Tiếp đến, sang năm 2012, mới đây, siêu thị điện máy của Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM cũng đóng cửa. Tại siêu thị điện máy của Best Carings tại tầng 4 Vincom, 191 Bà Triệu, nhiều kệ hàng, tủ kính đã vắng bóng sản phẩm.
Một trong những siêu thị lớn là Media Mart mới đây cũng đóng cửa điểm bán hàng ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Ngoài ra, nhiều trung tâm điện máy, điện tử nhỏ khác ở các quận của Hà Nội như Hà Đông, Hai Bà Trưng… cũng đang “ngắc ngoải” hoạt động.
“Với những khó khăn của nền kinh tế, sức mua của người tiêu dùng giảm sút, chắc chắn sẽ còn nhiều trung tâm, siêu thị điện máy, điện tử tiếp tục đóng cửa trong năm nay”, vị tổng giám đốc nói trên dự báo.
Là người trong cuộc, ông cho biết, một siêu thị điện máy thời gian ban đầu mở ra, nhà cung cấp sản phẩm sẽ cho nợ tiền hàng 3 - 4 tuần, hoặc nhiều hơn (trung bình tiền hàng cho một siêu thị cũng khoảng từ 25 - 30 tỷ đồng). Với sức mua trên thị trường ổn định, siêu thị chỉ bán một tuần hoặc 10 ngày, lâu hơn là 2 tuần là hết hàng.
Điều đó có nghĩa, tiền nợ khoảng 25 - 30 tỷ, nhưng chỉ hai tuần bán ra siêu thị đã thu về số tiền đó và nhập hàng tiếp. Không ít doanh nghiệp sẽ dùng số lãi và nợ hàng nhà cung cấp chưa đến hạn phải trả, để tiếp tục mở thêm một siêu thị hay trung tâm khác, thực hiện chiến lược nhanh chóng phủ rộng tăng các điểm bán hàng.
Khi đến hạn trả nợ nhà cung cấp từ những đơn hàng trước (đã bán hết), các siêu thị lại quay vòng tiền bằng vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để “đập” vào khoản nợ hàng cho nhà cung cấp. Cứ thế, các trung tâm, siêu thị điện máy ra đời và với quy trình như vậy.
Theo vị tổng giám đốc này, nhiều doanh nghiệp có thể mở tới 3 - 5 siêu thị trong một thời gian ngắn, nhưng thực tế trong đó, chi phí đầu tư về hạ tầng, hàng hóa và các chi phí khác lại chủ yếu của nhà cung cấp và của ngân hàng.
Đây chính là lý do có thể giải thích vì sao trong vòng hơn 3 năm qua, từ 2008 đến đầu năm 2011, mặc dù kinh tế khó khăn, sức mua giảm nhưng hệ thống siêu thị, trung tâm điện máy, điện tử lại mở ra nhiều hơn và khuyến mại nhiều hơn.
Ông phân tích, ngân hàng cho siêu thị thế chấp bằng tài sản, bằng hàng tồn kho, còn nhà cung cấp thì bán hàng cho nợ, hai “ông” cùng trông chờ một khoản. Và cả “chủ nhà” cũng trông chờ vào khoản lợi nhuận từ nguồn hàng để duy trì hoạt động. Chính vì thế, nợ cứ chồng lên nợ!
Việc đẩy mạnh khuyến mại “siêu khủng” của các siêu thị điện máy, nhiều khi là do vay ngân hàng tới hạn phải trả, các siêu thị buộc lòng phải đẩy mạnh bán hàng giá thấp để lấy tiền đảo nợ.
Ông tổng giám đốc trên lý giải, nếu thị trường tốt lên thì không sao, hoặc chỉ lỗ trong thời gian ngắn thì lúc sau bù lại, nhưng thị trường cứ xấu thế này thì cứ mỗi hôm lỗ một ít, lỗ dần lỗ mòn, “xoay” đến lúc không thể “xoay” được nữa, doanh nghiệp đến lúc không chịu được nữa thì sẽ sụp.
“Trên thị trường, nhiều siêu thị điện tử, điện máy vẫn đang vận hành như vậy. Và khả năng trong năm 2012 – 2013 sẽ có nhiều siêu thị điện máy, điện tử và công nghệ phải rời bỏ thị trường hoặc đóng cửa bớt các điểm bán”, vị giám đốc nhìn nhận.