Phiếm đàm dự báo lạm phát
Cảm giác "nhạy" tin lạm phát được cho là sức mạnh của nhà đầu tư ở một số giai đoạn của thị trường chứng khoán
Cảm giác "nhạy" tin lạm phát được cho là sức mạnh của nhà đầu tư ở một số giai đoạn của thị trường chứng khoán.
Cứ đến quãng ngày 22-24 hàng tháng, thông tin “rỉ tai” lại được dịp lưu truyền. Nhiều chuyện bi, hài cũng xuất phát từ đây.
Vài tháng trước, “tai nạn” về dự báo đã xảy ra khi một nguồn số liệu từ Bộ Tài chính “chạy trước” cơ quan được trao trọng trách công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), được đăng tải trên báo chí. Thông tin sai làm lệch đánh giá đầu tư của một số người chơi chứng khoán, khiến các diễn đàn mạng được dịp bị “dội bom” lời bàn tán.
Mong muốn có được tin CPI sớm cũng tạo những cuộc chạy đua “tìm” số chuẩn, đặc biệt là trong hoàn cảnh có nhiều đột biến gần đây.
Hôm 19/5 vừa qua, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chuyển một bản báo cáo về tình hình thị trường trong nước tháng 5 lên Tổ điều hành thị trường trong nước, trong đó dự báo CPI tháng 6 tăng khoảng 0,7-0,8% so với tháng 5.
Đến ngày 23 cùng tháng, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại trong một báo cáo khác về cùng vấn đề, đã “in đậm” dòng này: “CPI trong tháng 6/2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5/2011”.
Nếu tính cả các tuyên bố của giới chuyên gia, phân tích từ một số công ty chứng khoán dành cho khách hàng tham khảo, các dự báo trên diễn đàn của “người hiểu chuyện”, đôi khi cả tuyên bố bên lề các cuộc họp của quan chức, thông tin về lạm phát qua nhiều bộ lọc trở thành nhiễu loạn.
Chưa từng thấy các cơ quan liên quan công bố nghiên cứu nào về mô hình và khả năng dự báo chính xác chỉ số này.
Chưa nói đến chuyện độ sâu nghiên cứu, hay khả năng chuyên môn, thì việc định lượng tác động đến lạm phát từ ảnh hưởng giá thế giới có lẽ không khả thi. Hay vì sao dẫn lại tuyên bố của một “ông Tây” về xu hướng giá cả ở bên kia đại dương để cho rằng nó có ảnh hưởng vào trong nước? Nhiều báo cáo thường dẫn những lưu ý loại này.
Lại cũng một số “người hiểu chuyện” kể lại, ở những cuộc họp của tổ nọ, nhiều khi mỗi đại diện bộ, ngành tham dự đều đưa ra một con số rồi tính bình quân ra chỉ số CPI chung. Nghe có đáng tin?
Dự báo cho CPI tháng tới đã vậy, ở địa phương, để phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo tỉnh, cơ quan thống kê nhiều khi dự báo cho cả quý tới. Cấp quốc gia thì dự báo cho cả năm, thậm chí là kế hoạch 5 năm.
Cũng chẳng có công bố chính thức nào nói rằng, vì sao “biết” tăng trưởng năm tới là bao nhiêu? Hay điều kiện này thì vòng quay tiền tệ tăng hay giảm thế nào? Lạm phát dự báo ra sao thì các con số so với kế hoạch, dự báo so với diễn biến thực tế gần đây đều trật lấc.
Thế nên, các con số quay tít mù để sinh ra một chỉ tiêu khác là tổng phương tiện thanh toán, cuối năm chốt lại cho cả năm sau. Không biết nên vui hay buồn với các con số “tăng trưởng” luôn cao của chỉ tiêu này nhiều năm qua, chỉ biết việc nó ảnh hưởng đến lạm phát bao nhiêu, nhiều khi còn phải “cãi”.
Nhưng điều này không còn là phiếm bàn nữa. Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” hiện nay, tâm lý hình thành sau những con số dự báo đang tác động ngược trở lại lên lạm phát, mức độ tuy khó đo đếm, nhưng nhiều chuyên gia cho là không thể xem thường.
Tại một cuộc hội thảo hôm 17/5, TS. Nguyễn Đức Thành (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách - Đại học Kinh tế) dẫn kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia cho rằng, “ký ức” về lạm phát đã tồn tại lâu dài, khiến cho lạm phát thấp dễ bị đẩy lên cao, nhưng lạm phát cao thì “cân bằng bền”.
Nói chuyện dự báo CPI như vậy để đánh giá cho đúng những quan điểm trái chiều hiện nay, một bên là tích cực, bên kia là “bình chân như vại” với lo ngại lạm phát còn cao.
Nếu suy từ “thói quen” điều chỉnh của CPI mấy năm nay, của tâm lý lạm phát còn đè nặng, thì các mức lạm phát tăng trên 1% duy trì suốt từ tháng 9/2010 và sang đầu năm nay đã có 4 tháng tăng trên 2%, thậm chí lên vượt 3%, chắc hẳn phải cần những giải pháp mạnh tay lắm.
Trở lại với việc CPI đã giảm tốc trong tháng 5, giới chuyên gia dường như không mấy ấn tượng về sự thay đổi này.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, tình hình này chưa thể lạc quan, thậm chí còn phải “cẩn thận hơn” với mức lạm phát “làng nhàng”, và mức tăng trên 1% đã là rất cao, huống chi là hơn 2%.
Ông Thành lý giải, sở dĩ CPI tăng cao các tháng trước có nguyên nhân phần nhiều do chính sách điều chỉnh giá, do tác động từ bên ngoài. Sang tháng này, các lực đẩy đó đã suy giảm nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát cao chưa cho thấy xu hướng tích cực.
Ở khía cạnh tiền tệ, ông Thành nhìn nhận động thái mua vào 1 tỷ USD của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là hợp lý. Tuy nhiên, nếu không trung hòa được dòng tiền đồng tương ứng 1 tỷ USD vừa “buông” ra thì tác động lên lạm phát tiếp tục gia tăng.
Một lưu ý khác đến từ TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương). Ông cho rằng với tình hình thế giới còn nhiều bất định, khả năng kiểm soát giá cả trước tác động từ bên ngoài vào hạn chế, thậm chí phải “thả” cho điều chỉnh theo thị trường, thì nếu xuất hiện các cú sốc mới sẽ càng khó tránh hơn.
Với các cơ quan quản lý nhà nước, dù “lạc quan” trong dự báo về lạm phát các tháng tới nhưng cảnh báo cũng luôn đi kèm trong các văn bản chuyển đi. Bởi lẽ, giá điện có thể tăng sau 1/6, hay giá xăng dầu thế giới được cho là chỉ điều chỉnh giảm trong ngắn hạn…
Dự báo chỉ là dự báo, nhưng dù sao, cũng vẫn cần phải dự báo.
Cứ đến quãng ngày 22-24 hàng tháng, thông tin “rỉ tai” lại được dịp lưu truyền. Nhiều chuyện bi, hài cũng xuất phát từ đây.
Vài tháng trước, “tai nạn” về dự báo đã xảy ra khi một nguồn số liệu từ Bộ Tài chính “chạy trước” cơ quan được trao trọng trách công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), được đăng tải trên báo chí. Thông tin sai làm lệch đánh giá đầu tư của một số người chơi chứng khoán, khiến các diễn đàn mạng được dịp bị “dội bom” lời bàn tán.
Mong muốn có được tin CPI sớm cũng tạo những cuộc chạy đua “tìm” số chuẩn, đặc biệt là trong hoàn cảnh có nhiều đột biến gần đây.
Hôm 19/5 vừa qua, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chuyển một bản báo cáo về tình hình thị trường trong nước tháng 5 lên Tổ điều hành thị trường trong nước, trong đó dự báo CPI tháng 6 tăng khoảng 0,7-0,8% so với tháng 5.
Đến ngày 23 cùng tháng, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại trong một báo cáo khác về cùng vấn đề, đã “in đậm” dòng này: “CPI trong tháng 6/2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5/2011”.
Nếu tính cả các tuyên bố của giới chuyên gia, phân tích từ một số công ty chứng khoán dành cho khách hàng tham khảo, các dự báo trên diễn đàn của “người hiểu chuyện”, đôi khi cả tuyên bố bên lề các cuộc họp của quan chức, thông tin về lạm phát qua nhiều bộ lọc trở thành nhiễu loạn.
Chưa từng thấy các cơ quan liên quan công bố nghiên cứu nào về mô hình và khả năng dự báo chính xác chỉ số này.
Chưa nói đến chuyện độ sâu nghiên cứu, hay khả năng chuyên môn, thì việc định lượng tác động đến lạm phát từ ảnh hưởng giá thế giới có lẽ không khả thi. Hay vì sao dẫn lại tuyên bố của một “ông Tây” về xu hướng giá cả ở bên kia đại dương để cho rằng nó có ảnh hưởng vào trong nước? Nhiều báo cáo thường dẫn những lưu ý loại này.
Lại cũng một số “người hiểu chuyện” kể lại, ở những cuộc họp của tổ nọ, nhiều khi mỗi đại diện bộ, ngành tham dự đều đưa ra một con số rồi tính bình quân ra chỉ số CPI chung. Nghe có đáng tin?
Dự báo cho CPI tháng tới đã vậy, ở địa phương, để phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo tỉnh, cơ quan thống kê nhiều khi dự báo cho cả quý tới. Cấp quốc gia thì dự báo cho cả năm, thậm chí là kế hoạch 5 năm.
Cũng chẳng có công bố chính thức nào nói rằng, vì sao “biết” tăng trưởng năm tới là bao nhiêu? Hay điều kiện này thì vòng quay tiền tệ tăng hay giảm thế nào? Lạm phát dự báo ra sao thì các con số so với kế hoạch, dự báo so với diễn biến thực tế gần đây đều trật lấc.
Thế nên, các con số quay tít mù để sinh ra một chỉ tiêu khác là tổng phương tiện thanh toán, cuối năm chốt lại cho cả năm sau. Không biết nên vui hay buồn với các con số “tăng trưởng” luôn cao của chỉ tiêu này nhiều năm qua, chỉ biết việc nó ảnh hưởng đến lạm phát bao nhiêu, nhiều khi còn phải “cãi”.
Nhưng điều này không còn là phiếm bàn nữa. Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” hiện nay, tâm lý hình thành sau những con số dự báo đang tác động ngược trở lại lên lạm phát, mức độ tuy khó đo đếm, nhưng nhiều chuyên gia cho là không thể xem thường.
Tại một cuộc hội thảo hôm 17/5, TS. Nguyễn Đức Thành (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách - Đại học Kinh tế) dẫn kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia cho rằng, “ký ức” về lạm phát đã tồn tại lâu dài, khiến cho lạm phát thấp dễ bị đẩy lên cao, nhưng lạm phát cao thì “cân bằng bền”.
Nói chuyện dự báo CPI như vậy để đánh giá cho đúng những quan điểm trái chiều hiện nay, một bên là tích cực, bên kia là “bình chân như vại” với lo ngại lạm phát còn cao.
Nếu suy từ “thói quen” điều chỉnh của CPI mấy năm nay, của tâm lý lạm phát còn đè nặng, thì các mức lạm phát tăng trên 1% duy trì suốt từ tháng 9/2010 và sang đầu năm nay đã có 4 tháng tăng trên 2%, thậm chí lên vượt 3%, chắc hẳn phải cần những giải pháp mạnh tay lắm.
Trở lại với việc CPI đã giảm tốc trong tháng 5, giới chuyên gia dường như không mấy ấn tượng về sự thay đổi này.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, tình hình này chưa thể lạc quan, thậm chí còn phải “cẩn thận hơn” với mức lạm phát “làng nhàng”, và mức tăng trên 1% đã là rất cao, huống chi là hơn 2%.
Ông Thành lý giải, sở dĩ CPI tăng cao các tháng trước có nguyên nhân phần nhiều do chính sách điều chỉnh giá, do tác động từ bên ngoài. Sang tháng này, các lực đẩy đó đã suy giảm nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát cao chưa cho thấy xu hướng tích cực.
Ở khía cạnh tiền tệ, ông Thành nhìn nhận động thái mua vào 1 tỷ USD của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là hợp lý. Tuy nhiên, nếu không trung hòa được dòng tiền đồng tương ứng 1 tỷ USD vừa “buông” ra thì tác động lên lạm phát tiếp tục gia tăng.
Một lưu ý khác đến từ TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương). Ông cho rằng với tình hình thế giới còn nhiều bất định, khả năng kiểm soát giá cả trước tác động từ bên ngoài vào hạn chế, thậm chí phải “thả” cho điều chỉnh theo thị trường, thì nếu xuất hiện các cú sốc mới sẽ càng khó tránh hơn.
Với các cơ quan quản lý nhà nước, dù “lạc quan” trong dự báo về lạm phát các tháng tới nhưng cảnh báo cũng luôn đi kèm trong các văn bản chuyển đi. Bởi lẽ, giá điện có thể tăng sau 1/6, hay giá xăng dầu thế giới được cho là chỉ điều chỉnh giảm trong ngắn hạn…
Dự báo chỉ là dự báo, nhưng dù sao, cũng vẫn cần phải dự báo.