Quản lý FDI: Phó thủ tướng sẽ chỉ đạo trực tiếp?
Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài có thể sẽ có những điểm mới trong thời gian tới
Theo bản dự thảo đề án “Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng đến năm 2020” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất và đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia, Việt Nam có thể sẽ tổ chức lại hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý là đề xuất về việc thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI, do một phó thủ tướng làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban và lãnh đạo một số bộ ngành làm thành viên.
Phương án nói trên được đưa ra song song với một phương án khác vốn dựa nhiều vào mô hình quản lý hiện nay là việc quản lý FDI do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trực tiếp là Cục Đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, điểm mới được bổ sung là tại các bộ ngành cũng sẽ có bộ phận chuyên trách về FDI để cùng tham gia công tác quản lý.
Theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện nay tại các nước trong khu vực, đang có hai mô hình quản lý về FDI.
Mô hình thứ nhất là chỉ có hệ thống bộ máy quản lý chung về đầu tư cho cả khu vực trong và ngoài nước, không tổ chức riêng mô hình tổ chức quản lý FDI, như trường hợp Thái Lan hay Malaysia.
Ưu điểm của mô hình này là rõ ràng về quy trình, đơn giản về thủ tục, thống nhất quản lý nhiều đối tượng khác nhau trên cùng mặt bằng pháp lý và thực hiện được nhất quán các định hướng thu hút vốn. Tuy nhiên, nhược điểm lại là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn khi xem xét các vấn đề phát sinh trong thực tiễn vì có nhiều chủ thể khác nhau dẫn đến thiếu về thông tin và khó có sự điều chỉnh kịp thời cơ chế thực hiện hiện hữu.
Trong khi đó, mô hình thứ hai là có tổ chức quản lý riêng về FDI như trường hợp Việt Nam đang áp dụng hiện nay, mặc dù không giống hoàn toàn, theo đó các hoạt động FDI từ khi hình thành đến triển khai dự án đều được thực hiện tại một cơ quan.
Mô hình này giúp giải quyết nhanh thủ tục đầu tư, tuy nhiên đòi hỏi sự tập trung quyền lực về một cơ quan. Nhưng mô hình này cũng có nhược điểm là sự tách biệt giữa hai hệ thống quản lý đầu tư trong và ngoài nước, có thể dẫn đến sự mất cân đối giữa hai dòng vốn đầu tư.
Thực trạng quản lý FDI tại Việt Nam hiện nay, theo thừa nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đang “gặp nhiều khó khăn do những bất cập của mô hình này”.
“Thực tế hiện nay đang xảy ra tình trạng mọi vấn đề liên quan đến triển khai hoạt động của dự án FDI đều được “phó mặc”, gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư làm cho cơ quan này quá tải về trách nhiệm nhưng hiệu quả xử lý thấp, không nắm vững và theo dõi được diễn biến triển khai của dự án. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lại không thực hiện tròn chức năng, nhiệm vụ của mình”, bản dự thảo đề án đưa ra nhận định.
Cuối năm 2012 là thời điểm đánh dấu kỷ niệm 25 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam, thường được biết tới với tên gọi “Luật Đầu tư nước ngoài 1987”, văn bản được coi là đã mở đường cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Ban đầu, hoạt động đầu tư nước ngoài được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Khi Ủy ban này được “nâng cấp” thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số vụ chức năng của bộ này đảm nhiệm công tác quản lý FDI.
Từ năm 2006, Cục Đầu tư nước ngoài được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số vụ chức năng, với nòng cốt là Vụ quản lý dự án. Tuy nhiên, cùng với quá trình phân cấp mạnh mẽ sau đó, vai trò “quản lý nhà nước” của cơ quan này cũng khác đi ít nhiều so với giai đoạn trước đó.
Đáng chú ý là đề xuất về việc thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI, do một phó thủ tướng làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban và lãnh đạo một số bộ ngành làm thành viên.
Phương án nói trên được đưa ra song song với một phương án khác vốn dựa nhiều vào mô hình quản lý hiện nay là việc quản lý FDI do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trực tiếp là Cục Đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, điểm mới được bổ sung là tại các bộ ngành cũng sẽ có bộ phận chuyên trách về FDI để cùng tham gia công tác quản lý.
Theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện nay tại các nước trong khu vực, đang có hai mô hình quản lý về FDI.
Mô hình thứ nhất là chỉ có hệ thống bộ máy quản lý chung về đầu tư cho cả khu vực trong và ngoài nước, không tổ chức riêng mô hình tổ chức quản lý FDI, như trường hợp Thái Lan hay Malaysia.
Ưu điểm của mô hình này là rõ ràng về quy trình, đơn giản về thủ tục, thống nhất quản lý nhiều đối tượng khác nhau trên cùng mặt bằng pháp lý và thực hiện được nhất quán các định hướng thu hút vốn. Tuy nhiên, nhược điểm lại là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn khi xem xét các vấn đề phát sinh trong thực tiễn vì có nhiều chủ thể khác nhau dẫn đến thiếu về thông tin và khó có sự điều chỉnh kịp thời cơ chế thực hiện hiện hữu.
Trong khi đó, mô hình thứ hai là có tổ chức quản lý riêng về FDI như trường hợp Việt Nam đang áp dụng hiện nay, mặc dù không giống hoàn toàn, theo đó các hoạt động FDI từ khi hình thành đến triển khai dự án đều được thực hiện tại một cơ quan.
Mô hình này giúp giải quyết nhanh thủ tục đầu tư, tuy nhiên đòi hỏi sự tập trung quyền lực về một cơ quan. Nhưng mô hình này cũng có nhược điểm là sự tách biệt giữa hai hệ thống quản lý đầu tư trong và ngoài nước, có thể dẫn đến sự mất cân đối giữa hai dòng vốn đầu tư.
Thực trạng quản lý FDI tại Việt Nam hiện nay, theo thừa nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đang “gặp nhiều khó khăn do những bất cập của mô hình này”.
“Thực tế hiện nay đang xảy ra tình trạng mọi vấn đề liên quan đến triển khai hoạt động của dự án FDI đều được “phó mặc”, gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư làm cho cơ quan này quá tải về trách nhiệm nhưng hiệu quả xử lý thấp, không nắm vững và theo dõi được diễn biến triển khai của dự án. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lại không thực hiện tròn chức năng, nhiệm vụ của mình”, bản dự thảo đề án đưa ra nhận định.
Cuối năm 2012 là thời điểm đánh dấu kỷ niệm 25 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam, thường được biết tới với tên gọi “Luật Đầu tư nước ngoài 1987”, văn bản được coi là đã mở đường cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Ban đầu, hoạt động đầu tư nước ngoài được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Khi Ủy ban này được “nâng cấp” thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số vụ chức năng của bộ này đảm nhiệm công tác quản lý FDI.
Từ năm 2006, Cục Đầu tư nước ngoài được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số vụ chức năng, với nòng cốt là Vụ quản lý dự án. Tuy nhiên, cùng với quá trình phân cấp mạnh mẽ sau đó, vai trò “quản lý nhà nước” của cơ quan này cũng khác đi ít nhiều so với giai đoạn trước đó.