Quanh chuyện hàng dệt may nội về nông thôn
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi đưa hàng về nông thôn là chi phí quá cao
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex (Vinatex Mart), thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm sau một thời gian Vinatex Mart đưa hàng về nông thôn.
Theo bà, đây là thị trường nhiều triển vọng, sức mua lớn và Vinatex sẽ chuyển từ bán hàng lưu động sang bán hàng thường xuyên tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với vai trò là hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may Việt Nam quy mô lớn nhất trên cả nước, Vinatex Mart đã hưởng ứng chương trình Tuần hàng Việt Nam (từ 28/4 -3/5) do Bộ Công Thương phát động như thế nào, thưa bà?
Chúng tôi thực hiện rất nhiều chương trình, như khuyến mãi 5 - 50% áp dụng cho tất cả các mặt hàng dệt may và một số hàng tiêu dùng khác của Vinatex Mart tại hệ thống và tại các hội chợ. Chúng tôi sẽ thực hiện chương trình hướng dẫn tiêu dùng hàng dệt may (kết hợp với hai doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam là Viện Nghiên cứu dệt may và Viện Mẫu thời trang Fadin) kéo dài tới cuối năm 2009.
Vinatex Mart đã tham gia hai đợt bán hàng về nông thôn. Chúng tôi thấy rằng, thị trường nông thôn có sức mua khá tốt và người dân thích mua hàng hóa có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được giải thích cách lựa chọn hàng. Chẳng hạn, chúng tôi bán hàng tại một điểm thuộc xã vùng ven của huyện Châu Thành (An Giang) và đã đạt doanh thu 20 triệu đồng/ngày.
Hoặc trong một tuần lễ bán hàng tại cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), doanh thu trung bình đạt tới 70 triệu đồng/ngày. Dự kiến Vinatex thực hiện chương trình từ nay đến tháng 4/2010, chứ không làm đến cuối năm. Do cuối năm là thời điểm mua sắm nên chúng tôi không cắt ngang chương trình.
Bà nhận định tiềm năng của thị trường tiêu dùng nông thôn là rất lớn, vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của thị trường này?
Do thị trường bị bỏ ngỏ nên ở nông thôn tìm hàng chất lượng tốt rất khó, không có hàng. Điều đó bắt buộc người tiêu dùng ở nông thôn mua sắm theo kiểu có gì mua nấy.
Theo kết quả khảo sát ban đầu của chúng tôi, thị phần hàng Việt Nam ở nông thôn rất nhỏ, nhưng không có nghĩa là người tiêu dùng không thích sử dụng hàng dệt may sản xuất trong nước, mà ngược lại. Một khó khăn hiện nay là làm sao họ có thể phân biệt được thế nào là hàng dệt may có chất lượng nên lựa chọn và hàng nào không nên lựa chọn.
Để cung cấp những sản phẩm dệt may phù hợp với người tiêu dùng nông thôn, các nhà sản xuất cũng phải nghiên cứu để cho ra những dòng sản phẩm nằm ở mức trung bình, cũng như các kiểu dáng mẫu mã phù hợp với điều kiện của nông thôn.
Chẳng hạn như sản phẩm có độ dày vừa phải, ít bám bẩn, dễ giặt và sản phẩm phải nhanh khô, hoặc như người nông thôn chỉ đi dép thấp, không đi dép cao, cho nên chiều dài của quần cũng phải ngắn lại, về màu sắc cũng phải chọn những màu không quá lòe loẹt, diêm dúa.
Để thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, Bộ Công thương dự kiến bố trí ngân sách khoảng 51 tỷ đồng. Bà nghĩ sao khi một số doanh nghiệp cho rằng như vậy là quá ít?
Đó chỉ là kinh phí hỗ trợ cho một số khoản chi phí nhất định để xúc tiến, một trong những chi phí nặng nhất hiện là chi phí truyền thông. Chi phí phát sóng truyền hình để giới thiệu về kiến thức tiêu dùng hàng dệt may, chi phí xây dựng chương trình cũng rất lớn, vì vậy cũng rất cần sự hỗ trợ của nhiều cơ quan khác nữa.
Tuy nhiên, cần phải xác định rằng chương trình chỉ mang tính định hướng, tạo một cú hích để mở đường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thấy đường đi rõ ràng hơn. Ví dụ như trước đây, trong định hướng phát triển của Vinatex Mart chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nhưng đến nay, chúng tôi đã bổ sung thêm phát triển mạng lưới bằng cách tạo thêm các đại lý chân rết ở các vùng nông thôn và các khu công nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đang tiến hành khảo sát để tìm hiểu về thực trạng các kênh phân phối hiện nay ở thị trường nông thôn, hoặc khảo sát về hành vi tiêu dùng của nông thôn. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí đưa hàng về nông thôn rất cao, như chi phí vận chuyển, chi phí lưu trữ hàng hóa phải kéo dài. Thay vì để hàng ở các điểm trung tâm, cần lưu chuyển hàng đi nhanh. Điều đó làm cho chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ lớn.
Một vấn đề nữa là đào tạo đội ngũ, lực lượng nhân viên bán hàng thì cần phải có thời gian. Nếu tuyển nhân sự tại chỗ thì trình độ và điều kiện khó đáp ứng. Nếu đưa nhân sự tại các hệ thống đang có thì chi phí ăn ở, đi lại rất tốn kém. Riêng hệ thống siêu thị Vinatex đã dự kiến chi phí phục vụ cho đợt xúc tiến thị trường nội địa gần 100 tỷ đồng.
Theo bà, đây là thị trường nhiều triển vọng, sức mua lớn và Vinatex sẽ chuyển từ bán hàng lưu động sang bán hàng thường xuyên tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với vai trò là hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may Việt Nam quy mô lớn nhất trên cả nước, Vinatex Mart đã hưởng ứng chương trình Tuần hàng Việt Nam (từ 28/4 -3/5) do Bộ Công Thương phát động như thế nào, thưa bà?
Chúng tôi thực hiện rất nhiều chương trình, như khuyến mãi 5 - 50% áp dụng cho tất cả các mặt hàng dệt may và một số hàng tiêu dùng khác của Vinatex Mart tại hệ thống và tại các hội chợ. Chúng tôi sẽ thực hiện chương trình hướng dẫn tiêu dùng hàng dệt may (kết hợp với hai doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam là Viện Nghiên cứu dệt may và Viện Mẫu thời trang Fadin) kéo dài tới cuối năm 2009.
Vinatex Mart đã tham gia hai đợt bán hàng về nông thôn. Chúng tôi thấy rằng, thị trường nông thôn có sức mua khá tốt và người dân thích mua hàng hóa có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được giải thích cách lựa chọn hàng. Chẳng hạn, chúng tôi bán hàng tại một điểm thuộc xã vùng ven của huyện Châu Thành (An Giang) và đã đạt doanh thu 20 triệu đồng/ngày.
Hoặc trong một tuần lễ bán hàng tại cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), doanh thu trung bình đạt tới 70 triệu đồng/ngày. Dự kiến Vinatex thực hiện chương trình từ nay đến tháng 4/2010, chứ không làm đến cuối năm. Do cuối năm là thời điểm mua sắm nên chúng tôi không cắt ngang chương trình.
Bà nhận định tiềm năng của thị trường tiêu dùng nông thôn là rất lớn, vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của thị trường này?
Do thị trường bị bỏ ngỏ nên ở nông thôn tìm hàng chất lượng tốt rất khó, không có hàng. Điều đó bắt buộc người tiêu dùng ở nông thôn mua sắm theo kiểu có gì mua nấy.
Theo kết quả khảo sát ban đầu của chúng tôi, thị phần hàng Việt Nam ở nông thôn rất nhỏ, nhưng không có nghĩa là người tiêu dùng không thích sử dụng hàng dệt may sản xuất trong nước, mà ngược lại. Một khó khăn hiện nay là làm sao họ có thể phân biệt được thế nào là hàng dệt may có chất lượng nên lựa chọn và hàng nào không nên lựa chọn.
Để cung cấp những sản phẩm dệt may phù hợp với người tiêu dùng nông thôn, các nhà sản xuất cũng phải nghiên cứu để cho ra những dòng sản phẩm nằm ở mức trung bình, cũng như các kiểu dáng mẫu mã phù hợp với điều kiện của nông thôn.
Chẳng hạn như sản phẩm có độ dày vừa phải, ít bám bẩn, dễ giặt và sản phẩm phải nhanh khô, hoặc như người nông thôn chỉ đi dép thấp, không đi dép cao, cho nên chiều dài của quần cũng phải ngắn lại, về màu sắc cũng phải chọn những màu không quá lòe loẹt, diêm dúa.
Để thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, Bộ Công thương dự kiến bố trí ngân sách khoảng 51 tỷ đồng. Bà nghĩ sao khi một số doanh nghiệp cho rằng như vậy là quá ít?
Đó chỉ là kinh phí hỗ trợ cho một số khoản chi phí nhất định để xúc tiến, một trong những chi phí nặng nhất hiện là chi phí truyền thông. Chi phí phát sóng truyền hình để giới thiệu về kiến thức tiêu dùng hàng dệt may, chi phí xây dựng chương trình cũng rất lớn, vì vậy cũng rất cần sự hỗ trợ của nhiều cơ quan khác nữa.
Tuy nhiên, cần phải xác định rằng chương trình chỉ mang tính định hướng, tạo một cú hích để mở đường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thấy đường đi rõ ràng hơn. Ví dụ như trước đây, trong định hướng phát triển của Vinatex Mart chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nhưng đến nay, chúng tôi đã bổ sung thêm phát triển mạng lưới bằng cách tạo thêm các đại lý chân rết ở các vùng nông thôn và các khu công nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đang tiến hành khảo sát để tìm hiểu về thực trạng các kênh phân phối hiện nay ở thị trường nông thôn, hoặc khảo sát về hành vi tiêu dùng của nông thôn. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí đưa hàng về nông thôn rất cao, như chi phí vận chuyển, chi phí lưu trữ hàng hóa phải kéo dài. Thay vì để hàng ở các điểm trung tâm, cần lưu chuyển hàng đi nhanh. Điều đó làm cho chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ lớn.
Một vấn đề nữa là đào tạo đội ngũ, lực lượng nhân viên bán hàng thì cần phải có thời gian. Nếu tuyển nhân sự tại chỗ thì trình độ và điều kiện khó đáp ứng. Nếu đưa nhân sự tại các hệ thống đang có thì chi phí ăn ở, đi lại rất tốn kém. Riêng hệ thống siêu thị Vinatex đã dự kiến chi phí phục vụ cho đợt xúc tiến thị trường nội địa gần 100 tỷ đồng.