“Quên” doanh nghiệp nhà nước trong Luật Đầu tư công?
Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội, phân cấp quản lý... là những điều đại biểu Quốc hội quan tâm
Buổi thảo luận tại Quốc hội chiều 27/11 về dự án Luật Đầu tư công ghi nhận nhiều tiếng nói đòi hỏi làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan đối với đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước đứng ở đâu?
Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), về cơ bản các nguồn vốn đầu tư công đã được nêu trong phạm vi điều chỉnh của luật này. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn đầu tư công quan trọng nhất hiện nay chưa được chế tài cụ thể tại văn bản luật nào và cũng luôn là chủ đề rất nóng là quản lý vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Đồng, việc không được đưa đầu tư của doanh nghiệp vào phạm vi điều chỉnh của luật này là “không phù hợp”.
Ông nhắc lại rằng theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, ngoài Luật Đầu tư công thì Chính phủ phải trình Quốc hội Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Nhưng đến nay Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh chưa được Chính phủ trình Quốc hội, nên “không rõ các nội dung quy định trong luật đó có bao quát và chế tài được hết các quy định, bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nhà nước không”.
“Khoản vốn nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp không phải để sản xuất kinh doanh sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào? Không rõ bao giờ Chính phủ mới có thể trình Quốc hội Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh”, ông Đồng nói.
Và ông đề xuất: “Để đảm bảo không có các khoảng trống trong các quy định của pháp luật, chúng tôi đề nghị việc quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước của các doanh nghiệp cũng như việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công”.
Phải có cái nhìn dài hạn
Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) cho rằng cần xem xét, bổ sung vào luật các quy định về kế hoạch đầu tư dài hạn đối với những dự án lớn mang tính chiến lược, thực hiện trong nhiều năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và lâu hơn nữa.
"Việc xác định kế hoạch đầu tư dài hạn sẽ cho thấy rõ khả năng cân đối vốn và có thể khởi công mới các công trình dự án hay không? Thể hiện ý chí, cải cách mạnh hơn nữa, tránh được tình trạng phê duyệt nhiều dự án không tính đến khả năng cân đối vốn, dẫn đến dàn trải, dở dang, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư", ông Văn nói, dẫn chứng rằng hiện đang có rất nhiều các dự án lớn về giao thông, thủy lợi với tổng mức đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng và được thực hiện trong nhiều nhiệm kỳ, ví dụ đường Hồ Chí Minh, đường tuần tra biên giới...
Vị đại biểu là một tiến sỹ kinh tế này cũng nhấn mạnh đến vấn đề phân cấp quyết định giữa Trung ương và địa phương, theo đó ông đề nghị xem xét bổ sung quy định về phân cấp quyết định và cơ chế để thực hiện các dự án đầu tư mang liên vùng, tránh để tình trạng bị chia cắt theo địa giới hành chính nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
"Quy định phân cấp đầu tư dựa trên năng lực quản trị của địa phương, có thể nghiên cứu không nhất thiết quy định phân cấp giống nhau trên toàn quốc để khuyến khích các địa phương tăng cường năng lực quản trị tài chính công và nâng cao hiệu quả đầu tư", ông Văn nói.
Một chủ đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm chính là về hình thức đầu tư theo hình thức hợp tác công tư. Do tính chất đặc biệt của hình thức đầu tư này là hợp đồng dài hạn 20 đến 30 năm với sự tham gia của nhiều bên, nhạy cảm về xã hội và tiểm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng luật cần quy định chi tiết hơn về trình tự thủ tục, nội dung quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư, thay vì giao cho Chính phủ như quy định trong dự thảo luật.
Ông Trần Văn cho rằng cần phải dành hẳn một chương để quy định về hợp tác công tư và sau này khi có điều kiện sẽ xây dựng thành một luật riêng. Bên cạnh đó, trong luật cũng cần quy định nhà nước chủ động nghiên cứu, tính toán khả thi, công bố danh mục các dự án hợp tác công tư thay vì để các nhà đầu tư tư nhân đề xuất; đồng thời chủ động bố trí vốn ngân sách nhà nước ngay từ khi lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để làm vốn góp hoặc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong các dự án hợp tác công tư.
Làm rõ trách nhiệm cả Quốc hội và Chính phủ
Một số đại biểu lại quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ đối với vấn đề hoạch định và phê duyệt các dự án đầu tư công.
Theo đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa), việc quy định về quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến đầu tư công trong dự án luật là cần thiết. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo vẫn "còn chung chung, mờ nhạt và không rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền"
Ông Luyến dẫn chứng rằng tại khoản 2, điều 76 quy định "người đứng đầu tổ chức, cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư mà chương trình dự án sai, kém hiệu quả, gây thất thoát phải chịu trách nhiệm về việc gây thất thoát lãng phí này".
Tuy nhiên, "chủ thể ở đây là người đứng đầu tổ chức, cơ quan nó không rõ là cơ quan hay tổ chức hay cá nhân" dẫn tới tình huống "khi xảy ra trường hợp quyết định chủ trương đầu tư không đúng, sai, gây thất thoát tài sản nhà nước thì không rõ trách nhiệm là sẽ quy kết trách nhiệm cho cơ quan hay cá nhân".
Một đại biểu khác, ông Phạm Văn Cường (Lào Cai) thì cho rằng cần quy định rõ trong luật một quy chế giám sát cộng đồng, trong đó cụ thể hóa các trường hợp khi cộng đồng phát hiện tiêu cực những hành vi sai trái gây thất thoát lãng phí, thì báo cáo cấp nào xem xét giải quyết.
Doanh nghiệp nhà nước đứng ở đâu?
Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), về cơ bản các nguồn vốn đầu tư công đã được nêu trong phạm vi điều chỉnh của luật này. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn đầu tư công quan trọng nhất hiện nay chưa được chế tài cụ thể tại văn bản luật nào và cũng luôn là chủ đề rất nóng là quản lý vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Đồng, việc không được đưa đầu tư của doanh nghiệp vào phạm vi điều chỉnh của luật này là “không phù hợp”.
Ông nhắc lại rằng theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, ngoài Luật Đầu tư công thì Chính phủ phải trình Quốc hội Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Nhưng đến nay Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh chưa được Chính phủ trình Quốc hội, nên “không rõ các nội dung quy định trong luật đó có bao quát và chế tài được hết các quy định, bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nhà nước không”.
“Khoản vốn nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp không phải để sản xuất kinh doanh sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào? Không rõ bao giờ Chính phủ mới có thể trình Quốc hội Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh”, ông Đồng nói.
Và ông đề xuất: “Để đảm bảo không có các khoảng trống trong các quy định của pháp luật, chúng tôi đề nghị việc quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước của các doanh nghiệp cũng như việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công”.
Phải có cái nhìn dài hạn
Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) cho rằng cần xem xét, bổ sung vào luật các quy định về kế hoạch đầu tư dài hạn đối với những dự án lớn mang tính chiến lược, thực hiện trong nhiều năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và lâu hơn nữa.
"Việc xác định kế hoạch đầu tư dài hạn sẽ cho thấy rõ khả năng cân đối vốn và có thể khởi công mới các công trình dự án hay không? Thể hiện ý chí, cải cách mạnh hơn nữa, tránh được tình trạng phê duyệt nhiều dự án không tính đến khả năng cân đối vốn, dẫn đến dàn trải, dở dang, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư", ông Văn nói, dẫn chứng rằng hiện đang có rất nhiều các dự án lớn về giao thông, thủy lợi với tổng mức đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng và được thực hiện trong nhiều nhiệm kỳ, ví dụ đường Hồ Chí Minh, đường tuần tra biên giới...
Vị đại biểu là một tiến sỹ kinh tế này cũng nhấn mạnh đến vấn đề phân cấp quyết định giữa Trung ương và địa phương, theo đó ông đề nghị xem xét bổ sung quy định về phân cấp quyết định và cơ chế để thực hiện các dự án đầu tư mang liên vùng, tránh để tình trạng bị chia cắt theo địa giới hành chính nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
"Quy định phân cấp đầu tư dựa trên năng lực quản trị của địa phương, có thể nghiên cứu không nhất thiết quy định phân cấp giống nhau trên toàn quốc để khuyến khích các địa phương tăng cường năng lực quản trị tài chính công và nâng cao hiệu quả đầu tư", ông Văn nói.
Một chủ đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm chính là về hình thức đầu tư theo hình thức hợp tác công tư. Do tính chất đặc biệt của hình thức đầu tư này là hợp đồng dài hạn 20 đến 30 năm với sự tham gia của nhiều bên, nhạy cảm về xã hội và tiểm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng luật cần quy định chi tiết hơn về trình tự thủ tục, nội dung quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư, thay vì giao cho Chính phủ như quy định trong dự thảo luật.
Ông Trần Văn cho rằng cần phải dành hẳn một chương để quy định về hợp tác công tư và sau này khi có điều kiện sẽ xây dựng thành một luật riêng. Bên cạnh đó, trong luật cũng cần quy định nhà nước chủ động nghiên cứu, tính toán khả thi, công bố danh mục các dự án hợp tác công tư thay vì để các nhà đầu tư tư nhân đề xuất; đồng thời chủ động bố trí vốn ngân sách nhà nước ngay từ khi lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để làm vốn góp hoặc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong các dự án hợp tác công tư.
Làm rõ trách nhiệm cả Quốc hội và Chính phủ
Một số đại biểu lại quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ đối với vấn đề hoạch định và phê duyệt các dự án đầu tư công.
Theo đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa), việc quy định về quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến đầu tư công trong dự án luật là cần thiết. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo vẫn "còn chung chung, mờ nhạt và không rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền"
Ông Luyến dẫn chứng rằng tại khoản 2, điều 76 quy định "người đứng đầu tổ chức, cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư mà chương trình dự án sai, kém hiệu quả, gây thất thoát phải chịu trách nhiệm về việc gây thất thoát lãng phí này".
Tuy nhiên, "chủ thể ở đây là người đứng đầu tổ chức, cơ quan nó không rõ là cơ quan hay tổ chức hay cá nhân" dẫn tới tình huống "khi xảy ra trường hợp quyết định chủ trương đầu tư không đúng, sai, gây thất thoát tài sản nhà nước thì không rõ trách nhiệm là sẽ quy kết trách nhiệm cho cơ quan hay cá nhân".
Một đại biểu khác, ông Phạm Văn Cường (Lào Cai) thì cho rằng cần quy định rõ trong luật một quy chế giám sát cộng đồng, trong đó cụ thể hóa các trường hợp khi cộng đồng phát hiện tiêu cực những hành vi sai trái gây thất thoát lãng phí, thì báo cáo cấp nào xem xét giải quyết.