Quốc hội có thể chỉ lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
Nhiều vị đại biểu Quốc hội cùng có chung quan điểm là chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh chủ chốt
Chiều 29/10, thảo luận ở các tổ khác nhau song nhiều vị đại biểu Quốc hội cùng có chung quan điểm là chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh chủ chốt và nhất định phải thể hiện chính kiến về mức độ tín nhiệm.
Không ít vị đại biểu cũng quan ngại sẽ khó có thể có kết quả khách quan nếu thiếu các tiêu chí cụ thể.
Chỉ tập trung vào chức danh chủ chốt
Theo nội dung đã được trình Quốc hội, sẽ có 49 người được Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, trong đó có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Còn Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với 380 người là thành viên của các cơ quan này.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhận xét đây là mô hình đánh giá cán bộ hiếm có trên thế giới, khi được thực hiện đến cả tập thể thành viên Chính phủ, trong khi ở nhiều nước khác chỉ tiến hành với hàng nguyên thủ quốc gia.
Ông cũng tán thành với rất nhiều ý kiến khác là thực hiện với 49 chức danh chủ chốt đã là rộng, chưa nên thực hiện với các đối tượng khác. Và, theo ông thì chỉ nên tiến hành vào hai năm giữa nhiệm kỳ chứ không nên định kỳ hàng năm.
Phạm vi rộng quá sẽ loãng và dễ sa vào hình thức cũng là ý kiến của các đại biểu ở nhiều đoàn đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) đề nghị trước mắt chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 49 lãnh đạo cấp cao, còn lại thì cứ cân nhắc làm sau.
“Giai đoạn đầu chỉ nên thực hiện với các chức danh có tấm ảnh hưởng lớn, dàn trải thì mất ý nghĩa”, đại biểu Phạm Ý Nhi (Hà Nội) phát biểu.
Để hiệu quả cao, theo đại biểu Lê Hữu Phước (Bình Dương) chỉ tập trung vào 49 chức danh chủ chốt, không cần lấy phiếu tín nhiệm với ủy viên các ủy ban vì đa số làm kiêm nhiệm. “Ít gặp nhau, không biết hết được nhau nữa, thì làm sao đánh giá mà lấy phiếu”, ông Phước nói.
Là đại biểu, phải có chính kiến
Theo quy định tại dự thảo, Quốc hội và hội đồng nhân dân đều thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể, các mức độ tín nhiệm gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
Nhiều vị đại biểu cho rằng chỉ nên có hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, đặc biệt là không thể “chưa có ý kiến”. Đại biểu Quốc hội đi họp mà lại “chưa có ý kiến” là không hoàn thành nhiệm vụ rồi, ông Đào Văn Bình (Hà Nội) quả quyết.
“Tôi để ý tại Quốc hội thường xuyên có hai người không biểu quyết, nếu mà có thêm phần chưa có ý kiến thì cũng là cơ hội để người ta né. Do đó tôi cho rằng chỉ nên có hai mức là có tín nhiệm và không tín nhiệm”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị.
Một số ý kiến cho rằng, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm chứ không nên bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì không cần lấy phiếu tín nhiệm vì kéo dài, không hiệu quả, nặng tính hình thức. Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm luôn và công khai ngay kết quả. Còn nếu vẫn lấy phiếu thì chỉ cần một năm tín nhiệm thấp thì nên từ chức chứ không nên kéo dài tới hai năm.
Trong khi các đại biểu Đinh Xuân Thảo và Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng không lo thiếu cán bộ để thay thế những người tín nhiệm thấp thì đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cùng một số vị khác lại quan ngại về tính chính xác của lá phiếu.
Cần có tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, nếu không thì có khi gạch tên chỉ vì mất cảm tình, nhìn cái mặt kênh kênh thấy ghét mà gạch tên, ông Nhân quan ngại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lưu ý yếu tố thực tiễn bên cạnh căn cứ pháp lý , vì thực tiễn phong phú hơn quy định pháp luật rất nhiều. Ví dụ có cơn bão lớn dù vô tình để lại hậu quả đáng tiếc diễn ra ngay trước kỳ bỏ phiếu thì rất dễ dẫn đến người có liên quan khó đạt số phiếu quá bán, trong khi trước đó đã làm được rất nhiều việc hiệu quả.
“Việc này quan trọng lắm, không nên để tâm lý nhất thời chi phối. Bản thân Hà Nội cũng muốn đi đầu thực hiện nhưng không vì thế mà nôn nóng, phải đảm bảo khách quan trung thực”, ông Nghị nói.
Ở nỗi lo khác, đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) đề nghị cần quy định chặt nếu không sẽ có chuyện “chạy tín nhiệm”, vì hiện cũng đã có nhiều thứ chạy rồi.
Một số vị đại biểu đề nghị nên phát phiếu điều tra hàng năm để biết những trường hợp bị đánh giá tín nhiệm thấp nào sẽ cần đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, để đảm bảo nguyên tắc người dân được tham gia xây dựng chính quyền.
Không ít vị đại biểu cũng quan ngại sẽ khó có thể có kết quả khách quan nếu thiếu các tiêu chí cụ thể.
Chỉ tập trung vào chức danh chủ chốt
Theo nội dung đã được trình Quốc hội, sẽ có 49 người được Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, trong đó có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Còn Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với 380 người là thành viên của các cơ quan này.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhận xét đây là mô hình đánh giá cán bộ hiếm có trên thế giới, khi được thực hiện đến cả tập thể thành viên Chính phủ, trong khi ở nhiều nước khác chỉ tiến hành với hàng nguyên thủ quốc gia.
Ông cũng tán thành với rất nhiều ý kiến khác là thực hiện với 49 chức danh chủ chốt đã là rộng, chưa nên thực hiện với các đối tượng khác. Và, theo ông thì chỉ nên tiến hành vào hai năm giữa nhiệm kỳ chứ không nên định kỳ hàng năm.
Phạm vi rộng quá sẽ loãng và dễ sa vào hình thức cũng là ý kiến của các đại biểu ở nhiều đoàn đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) đề nghị trước mắt chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 49 lãnh đạo cấp cao, còn lại thì cứ cân nhắc làm sau.
“Giai đoạn đầu chỉ nên thực hiện với các chức danh có tấm ảnh hưởng lớn, dàn trải thì mất ý nghĩa”, đại biểu Phạm Ý Nhi (Hà Nội) phát biểu.
Để hiệu quả cao, theo đại biểu Lê Hữu Phước (Bình Dương) chỉ tập trung vào 49 chức danh chủ chốt, không cần lấy phiếu tín nhiệm với ủy viên các ủy ban vì đa số làm kiêm nhiệm. “Ít gặp nhau, không biết hết được nhau nữa, thì làm sao đánh giá mà lấy phiếu”, ông Phước nói.
Là đại biểu, phải có chính kiến
Theo quy định tại dự thảo, Quốc hội và hội đồng nhân dân đều thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể, các mức độ tín nhiệm gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
Nhiều vị đại biểu cho rằng chỉ nên có hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, đặc biệt là không thể “chưa có ý kiến”. Đại biểu Quốc hội đi họp mà lại “chưa có ý kiến” là không hoàn thành nhiệm vụ rồi, ông Đào Văn Bình (Hà Nội) quả quyết.
“Tôi để ý tại Quốc hội thường xuyên có hai người không biểu quyết, nếu mà có thêm phần chưa có ý kiến thì cũng là cơ hội để người ta né. Do đó tôi cho rằng chỉ nên có hai mức là có tín nhiệm và không tín nhiệm”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị.
Một số ý kiến cho rằng, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm chứ không nên bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì không cần lấy phiếu tín nhiệm vì kéo dài, không hiệu quả, nặng tính hình thức. Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm luôn và công khai ngay kết quả. Còn nếu vẫn lấy phiếu thì chỉ cần một năm tín nhiệm thấp thì nên từ chức chứ không nên kéo dài tới hai năm.
Trong khi các đại biểu Đinh Xuân Thảo và Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng không lo thiếu cán bộ để thay thế những người tín nhiệm thấp thì đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cùng một số vị khác lại quan ngại về tính chính xác của lá phiếu.
Cần có tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, nếu không thì có khi gạch tên chỉ vì mất cảm tình, nhìn cái mặt kênh kênh thấy ghét mà gạch tên, ông Nhân quan ngại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lưu ý yếu tố thực tiễn bên cạnh căn cứ pháp lý , vì thực tiễn phong phú hơn quy định pháp luật rất nhiều. Ví dụ có cơn bão lớn dù vô tình để lại hậu quả đáng tiếc diễn ra ngay trước kỳ bỏ phiếu thì rất dễ dẫn đến người có liên quan khó đạt số phiếu quá bán, trong khi trước đó đã làm được rất nhiều việc hiệu quả.
“Việc này quan trọng lắm, không nên để tâm lý nhất thời chi phối. Bản thân Hà Nội cũng muốn đi đầu thực hiện nhưng không vì thế mà nôn nóng, phải đảm bảo khách quan trung thực”, ông Nghị nói.
Ở nỗi lo khác, đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) đề nghị cần quy định chặt nếu không sẽ có chuyện “chạy tín nhiệm”, vì hiện cũng đã có nhiều thứ chạy rồi.
Một số vị đại biểu đề nghị nên phát phiếu điều tra hàng năm để biết những trường hợp bị đánh giá tín nhiệm thấp nào sẽ cần đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, để đảm bảo nguyên tắc người dân được tham gia xây dựng chính quyền.